SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG HƯỞNG ỨNG THAM GIA


CUỘC THI THIẾT KẾ CHIẾN DỊCH GIẢM NHU CẦU SỪNG TÊ GIÁC TẠI VIỆT NAM
  
Nội dung cuội thi và bài tham gia
CUỘC THI THIẾT KẾ CHIẾN DỊCH GIẢM NHU CẦU SỪNG TÊ GIÁC TẠI VIỆT NAM 

Le Hoai Nam 2/17/2014 3:44:38 PM



CUỘC THI THIẾT KẾ CHIẾN DỊCH GIẢM NHU CẦU SỪNG TÊ GIÁC TẠI VIỆT NAM


 

BỐI CẢNH TỔ CHỨC CUỘC THI

 Tê giác là loài động vật đang bị đe dọa tuyệt chủng. Mối đe dọa lớn nhất đối với tê giác là việc bị săn bắn bất hợp pháp. Nhu cầu tiêu dùng sừng tê giác ở các nước châu Á, trong đó có Việt Nam, khiến giá cả của sừng tê giác tăng lên rất cao. Điều này làm cho những kẻ săn trộm tê giác lấy sừng mờ mắt trước sức cám dỗ của đồng tiền và càng ra sức săn bắn tê giác lấy sừng bán sang châu Á. Do nhu cầu sử dụng sừng tê giác tăng lên, nạn săn trộm tê giác ở Nam Phi cũng đã tăng theo cấp số nhân trong những năm gần đây.

 Một số người cho rằng sừng tê giác giúp điều trị một số loại bệnh như thấp khớp và sốt. Điều này một phần là do họ tin vào các kiến thức y học cổ truyền. Tuy nhiên, hiện một số người còn ăn sừng tê giác vì một số lý do khác như để điều trị ung thư, cải thiện sức khỏe nói chung hoặc để giải rượu.

 Một số người mua sừng tê giác để làm quà tặng cho gia đình hoặc biếu cấp trên. Họ mua cho gia đình mình vì tin rằng sừng tê giác giúp tăng cường sức khỏe. Họ cũng mua biếu cấp trên vì sừng tê giác rất đắt đỏ và họ cho rằng biếu sừng tê giác sẽ giúp công việc của họ thuận lợi hơn.

 Không có bất kỳ bằng chứng khoa học nào cho thấy sừng tê giác giúp tăng cường sức khỏe con người. Nhiều bác sỹ y học cổ truyền cũng đã lên tiếng phản đối việc sử dụng sừng tê giác để điều trị bệnh, đặc biệt là ung thư, và cho biết y học cổ truyền cũng chưa chứng minh được tác dụng của sừng tê giác.

 Để bảo vệ tê giác khỏi những kẻ săn trộm, cơ quan quản lý động vật hoang dã ở Nam Phi đã bơm chất độc vào sừng của các cá thể tê giác sống. Những hóa chất này không làm hại tê giác nhưng người ăn phải loại sừng tê giác này sẽ bị rất mệt mỏi. Như vậy, ngược với việc ăn sừng tê giác giúp tăng cường sức khỏe, việc tiêu thụ những sừng tê giác có chất độc sẽ có hại cho sức khỏe.

 THÔNG TIN CHUNG VỀ CUỘC THI

 Các thí sinh sẽ thiết kế một chiến dịch sáng tạo, giàu sức thuyết phục để giảm bớt nhu cầu đối với sừng tê giác tại Việt Nam. Thiết kế của các bạn sẽ được các chuyên gia bảo tồn đánh giá và được sử dụng trong các chiến dịch quốc gia về giảm nhu cầu đối với sừng tê giác tại Việt Nam. Các thiết kế có chất lượng cao sẽ nhận được giải thưởng bằng tiền, đồng thời tất cả các thiết kế được giải sẽ nhận được giấy chứng nhận tham gia cuộc thi. Thiết kế được giải sẽ được quảng bá trên nhiều trang web quốc gia và quốc tế, các thông cáo báo chí, triển lãm, báo cáo.

 ·        Lệ phí tham gia cuộc thi: hoàn toàn miễn phí

·        Hạn nộp thiết kế: 31/3/2014

 Trong cuộc thi năm 2013, ban tổ chức muốn các bạn tập trung thiết kế chiến dịch của mình vào việc giải thích tại sao mọi người không nên sử dụng sừng tê giác. Các sinh viên nên thiết kế chiến dịch tập trung vào các đối tượng mua và sử dụng sừng tê giác. Các chiến dịch cần tuyên truyền, theo phương thức phù hợp với những người có tiềm năng là khách hàng và người sử dụng sừng tê giác, để họ không mua hoặc sử dụng sừng tê giác. Ví dụ, một chiến dịch hướng tới những người mua sừng tê giác vì cho rằng sừng tê giác có lợi cho sức khỏe có thể giải thích thành phần sừng tê giác giống như móng tay người, hiện y học chưa có bằng chứng nào về tác dụng của sừng tê giác.

 Mục tiêu tuyên truyền:

Thuyết phục những đối tượng có tiềm năng là khách hàng và người sử dụng sừng tê giác không mua hoặc sử dụng sừng tê giác.

 Đối tượng tuyên truyền:

Những đối tượng có tiềm năng là khách hàng và người sử dụng sừng tê giác tại Việt Nam.

 Mẹo nhỏ:

·        Điều quan trọng nhất là có ý tưởng tốt.

·        Nghiên cứu kỹ chủ đề của mình.

·        Đây không phải là vấn đề mới, do đó cách tiếp cận của các bạn càng độc đáo càng có khả năng thu hút sự chú ý. Cố gắng tìm ra một thông tin/sự thật thật đáng chú ý về tê giác.

·        Cô đọng ý tưởng của mình thành một thông điệp ấn tượng nhất.

·        Thử diễn đạt ý tượng của mình bằng nhiều cách khác nhau, sau đó chọn cách nào mình thấy ấn tượng nhất. Có khi suy nghĩ về chủ đề của bạn từ một góc nhìn hoàn toàn mới lạ lại là một cách tiếp cận tốt.

·        Suy nghĩ về việc ý tượng của các bạn sẽ được trình bày ở đâu, ví dụ: áp phích/quảng cáo trên báo/trang web. Việc xác định ý tưởng của các bạn được trình bày ở đâu có ý nghĩa rất quan trọng. Từ đó, các bạn có thể hình dung được rõ hơn cách thức thể hiện ý tưởng của mình


CẦN NỘP NHỮNG GÌ

 Bài dự thi của các bạn cần:

·        Được đánh máy trên giấy A4.

·        Nộp bằng tiếng Việt.

·        Nộp kèm một thư giới thiệu chung (cover letter) có ngày tháng nộp và chữ ký của người đứng tên bài dự thi.

·        Không dài quá 12 trang đánh máy, không kể phần thư giới thiệu chung.

·        Gồm các phần sau:

·        Tóm tắt dự án

·        Mục tiêu tổng quát và mục tiêu cụ thể

·        Hoạt động dự án, phương pháp thực hiện, thời gian thực hiện

·        Kế hoạch ngân sách chi tiết không quá 5.000 USD (năm nghìn đô la Mỹ)

·        Họ tên đầy đủ của người mà ban tổ chức cuộc thi có thể liên lạc, cùng với số điện thoại, địa chỉ email, địa chỉ gửi thư bưu điện của người đó

·        Họ tên đầy đủ của tất cả những người đứng tên trong bài dự thi

·        Tên trường đại học và thông tin liên lạc của một giảng viên trong trường có biết về bài dự thi và là người ban tổ chức có thể liên lạc để xác minh các sinh viên tham dự cuộc thi đang theo học tại trường đại học đó

 

NỘP BÀI THI TẠI ĐÂU

 Cơ quan Quản lý CITES Việt Nam

Nhà A3

Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn

Số 2 Ngọc Hà- Hà Nội

 

Vui lòng viết trên phong bì thư:  “Cuộc thi Giảm nhu cầu Sừng tê giác”

 

GIẢI THƯỞNG VÀ THỜI HẠN

 Hạn cuối nhận bài dự thi là 31/3/2014.

 Ban tổ chức sẽ trao thưởng ba bài dự thi được Cơ quan quản lý CITES Việt Nam và Humane Society International đánh giá cao nhất. Mỗi bài dự thi được giải sẽ nhận được 500 USD (năm trăm đô la Mỹ)/bài (không phải 500USD/người).

 Trong ba bài dự thi này, bài nào được Cơ quan Quản lý CITES Việt Nam và Humane Society International bầu chọn là xuất sắc nhất sẽ được nhận tối đa là 5.000 USD (năm nghìn đô la Mỹ) để thực hiện chiến dịch của mình trong năm 2014.

Ban tổ chức sẽ tổ chức Lễ công bố kết quả và trao thưởng tại Lễ kỷ niệm 20 năm gia nhập Công ước CITES, dự kiến vào đầu tháng 4/2014

 

 QUY ĐỊNH CUỘC THI

Rules

·        Tất cả các bài dự thi phải là bản gốc, đồng thời phải là công trình và tài sản của người dự thi. Bài dự thi phải chưa từng được công bố, phát sóng, hoặc phân phối rộng rãi, và phải không vi phạm quyền của bất kỳ bên thứ ba nào.

·        Chúng tôi không chịu trách nhiệm về các thiết kế của bất kỳ người dự thi nào, bao gồm, nhưng không chỉ là, các từ ngữ hay hình ảnh được sử dụng. Chúng tôi không chịu trách nhiệm về bất kỳ hành vi vi phạm bản quyền nào về phía người dự thi và sẽ không liên quan đến các vụ việc tranh chấp bản quyền .

·        Quyết định của ban giám khảo là quyết định cuối cùng.

·        Bài dự thi không trả lại cho người dự thi sau khi nộp bài dự thi.

·        Tất cả các bài dự thi phải do các sinh viên trình độ đại học/cao đẳng nộp và phải là công trình của các sinh viên trình độ đại học/cao đẳng. Đây là những sinh viên đang có tên tham gia học các trường đại học/cao đẳng trong năm 2013. Một bài dự thi có một người hoặc một nhóm người đứng tên. Người dự thi nộp nhiều bài dự thi sẽ tự động bị loại.

·        Khi tham gia cuộc thi, sinh viên đồng ý chuyển nhượng tất cả các lợi ích sở hữu và quyền thương mại và phi thương mại đối với các thiết kế cho Cơ quan Quản Lý CITES Việt Nam và Humane Society International và/hoặc các tổ chức liên kết của của Humane Society International để sử dụng miễn phí, theo bất kỳ cách thức nào, và trong thời gian vĩnh viễn.

 

 

Chúng tôi rất mong nhận được bài dự thi của các bạn – Chúc các bạn may mắn!

 


Các tin cùng thể loại