TinBai
Minimize
CHIẾN THẮNG ĐIỆN BIÊN PHỦ - MỐC SON CỦA NGHỆ THUẬT QUÂN SỰ VIỆT NAM 

ccbdhnt 5/18/2020 2:36:41 PM
Kỷ niệm 66 năm Ngày chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2020)

Cách đây 66 năm, tại Điện Biên Phủ - một cánh đồng lòng chảo trên miền rừng núi Tây Bắc Việt Nam, đã diễn ra trận chiến ác liệt giữa quân và dân ta với đội quân xâm lược Pháp. Trải qua 56 ngày đêm chiến đấu dũng cảm, ngoan cường, quân và dân ta đã giành thắng lợi vang dội, giáng đòn quyết định, đánh bại nỗ lực chiến tranh cuối cùng của thực dân Pháp và can thiệp Mỹ trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam.

Chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954 đã trở thành một trong những chiến công chói lọi bằng vàng như một Bạch Đằng, Chi Lăng, Đống Đa của thế kỷ 20 trong lịch sử đấu tranh giữ nước của dân tộc. Thắng lợi đó là kết quả hợp thành của nhiều nhân tố, thể hiện đường lối kháng chiến toàn diện của Đảng ta, cũng như sự phát triển đến đỉnh cao của nghệ thuật quân sự Việt Nam, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo tài tình của Trung ương Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh.

(1) Thành công của nghệ thuật tổ chức chiến trường phối hợp

Chiến dịch Điện Biên Phủ đã để lại nhiều bài học quý về nghệ thuật quân sự, trong đó có nghệ thuật tổ chức chiến trường phối hợp. Trong suốt quá trình diễn ra Chiến dịch, từ khâu tổ chức phân chia, chuẩn bị chiến trường; thực hành tác chiến trên các chiến trường; trói chặt địch, thực hiện “đánh chắc, tiến chắc” trên chiến trường chính Điện Biên Phủ… đều đã được ta vận dụng hợp lý, hiệu quả, đúng thời điểm.

Trong Chiến dịch Điện Biên Phủ, ta chuyển từ phương thức “đánh nhanh, giải quyết nhanh” sang “đánh chắc, tiến chắc” bằng phương pháp đánh “bóc vỏ”, “đánh từng bước”, đồng thời với tiến công đánh chiếm từng cứ điểm, cụm cứ điểm, tổ chức phòng ngự giữ vững các điểm cao, mục tiêu đã chiếm được. Ta còn tiến hành tổ chức bao vây, lấn dũi các mục tiêu kế tiếp và tạo thế trận bao vây, chia cắt địch. Trận, đợt tiến công trước tạo thế có lợi cho trận, đợt tiến công tiếp theo.

Bước chuyển từ phương châm “đánh nhanh, giải quyết nhanh” sang “đánh chắc, tiến chắc”, thực hiện “vây, lấn, tấn, diệt” đã tạo điều kiện cho bộ đội ta từng bước bao vây, cô lập từng cứ điểm, cụm cứ điểm, các phân khu trong toàn bộ chiến trường Điện Biên Phủ.

Công tác chỉ đạo đã được Tổng Quân ủy - Bộ Tổng Tư lệnh yêu cầu Bộ Tư lệnh chiến dịch chuẩn bị chu đáo và thực hiện một cách kiên trì, từng bước; thận trọng nhưng cũng rất linh hoạt, phù hợp với từng trận đánh, từng đợt chiến dịch, góp phần quan trọng vào thắng lợi quyết định của chiến dịch quyết chiến chiến lược.

Lực lượng công binh, vận tải đã bạt núi, phá rừng, sáng tạo ra nhiều phương pháp mở đường, đào hào hiệu quả để vận chuyển tiếp tế hàng nghìn tấn lương thực, thực phẩm, vũ khí trang bị vào chiến trường trước giờ nổ súng.

Lực lượng pháo binh kiên trì kéo pháo ra, điều chỉnh lực lượng và thế trận, chuẩn bị các trận địa bí mật ở dãy núi Pú Hồng Mèo và Pú Tả Cọ theo phương thức tác chiến mới, sẵn sàng nổ súng.

Với sự hiệp đồng tác chiến giữa các binh chủng với sự tham gia của nhiều đại đoàn chủ lực cùng với pháo lựu, pháo phòng không và các loại hỏa lực chi viện, ta đã quyết định tiến công tập đoàn cứ điểm của địch.

Bộ đội Cao xạ trong Chiến dịch Điện Biên Phủ

Chiến thắng Điện Biên Phủ là thành công của nghệ thuật tổ chức chiến trường phối hợp tạo thế và thời cơ có lợi cho trận quyết chiến chiến lược đánh thắng địch có quân số đông, hỏa lực mạnh, với sức cơ động cao.

(2) Bước hoàn thiện cách đánh tập đoàn cứ điểm

Tập đoàn cứ điểm bao gồm hệ thống các cứ điểm, cụm cứ điểm hoặc các khu vực phòng ngự, phòng thủ được thiết kế, xây dựng liên kết, chặt chẽ, hỗ trợ nhau theo ý định, kế hoạch thống nhất; có tác dụng phòng thủ một khu vực trọng yếu, thực hiện chia cắt, ngăn chặn hoặc hạn chế sự cơ động lực lượng tác chiến của đối phương và là bàn đạp để mở các cuộc tiến công ra các khu vực do đối phương kiểm soát.

Tập đoàn cứ điểm cũng là nơi để co cụm binh lực khi bị đối phương tiến công, hoặc tung lực lượng ra phản công khi đối phương rút lui. Tùy vào vị trí, vai trò, tính chất, nhiệm vụ, tập đoàn cứ điểm có quy mô tổ chức lực lượng lớn, nhỏ khác nhau.

Mỗi cứ điểm, cụm cứ điểm là một khu vực phòng ngự, có hệ thống công sự vững chắc, hệ thống vật cản (hàng rào, bãi dây thép gai, bãi mìn) với lực lượng phòng ngự và lực lượng cơ động, hỏa lực mạnh.

Các cụm cứ điểm liên kết với nhau thành ba phân khu: Bắc, Trung tâm, Nam. Riêng phân khu Trung tâm gồm 5 cụm cứ điểm bao bọc cơ quan chỉ huy tập đoàn cứ điểm, có các căn cứ hỏa lực, căn cứ hậu cần.

Với cách bố trí và huy động này, tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ có thể coi là hệ thống phòng ngự mạnh nhất của quân đội Pháp trong cuộc chiến tranh xâm lược Đông Dương, được các tướng Pháp, Mỹ xem là, “pháo đài bất khả xâm phạm”, nhưng sau đó đã bị quân và dân Việt Nam tiêu diệt hoàn toàn.

Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng Ban thường vụ TW Đảng quyết định mở chiến dịch Điện Biên Phủ.

Chiến thắng Điện Biên Phủ là bước hoàn thiện cách đánh tập đoàn cứ điểm, cụ thể là cách sử dụng phương án tác chiến đúng đắn, dùng binh lực lớn, mạnh, thực hiện phương châm “đánh chắc, tiến chắc”; triển khai tác chiến hiệp đồng binh chủng quy mô lớn, trình độ cao; thực hiện các chiến thuật và vận dụng linh hoạt, sáng tạo cách đánh, kế hoạch chiến đấu.

Tiếp tục phát huy thế “đánh chắc, tiến chắc”, các đơn vị tham gia Chiến dịch tiến hành xây dựng trận địa bao vây địch, lần lượt tiến công tiêu diệt các cứ điểm, cụm cứ điểm trong từng trận đánh, đồng thời bộ đội ta tổ chức bám trụ trận địa, đánh bại các cuộc phản kích của địch.

Phương châm “đánh chắc, tiến chắc” của ta được thể hiện bằng nhiều biện pháp sáng tạo: Tiêu diệt từng cứ điểm, cụm cứ điểm, triệt phá cụm cứ điểm vòng ngoài, phá thế phòng ngự có chiều sâu của địch, tạo thế trận có lợi cho ta, từ đó tiến công vào khu vực trọng yếu nhất của địch.

Trong Chiến dịch Điện Biên Phủ, ta đã giải quyết thành công nhiều vấn đề về nghệ thuật chiến dịch và chiến thuật. Về nghệ thuật chiến dịch, nổi lên là: Đã xác định phương châm và cách đánh chiến dịch đúng đắn, tạo ưu thế, thế trận vững chắc, đảm bảo sự chắc thắng cho từng trận đánh trong điều kiện địch có ưu thế về hỏa lực, xe tăng và máy bay; triển khai thực hiện tác chiến hiệp đồng binh chủng (bộ binh, pháo binh, pháo phòng không); xây dựng trận địa tiến công và bao vây, tạo và nắm thời cơ; phát triển chiến thuật đánh địch trong công sự vững chắc…

Về chiến thuật, đó là cách vận dụng linh hoạt cách thức chiến đấu, tiến công trận địa bằng sự hiệp đồng chặt chẽ giữa bộ binh và pháo binh; vừa vây lấn vừa tiến công, đánh chiếm các cứ điểm, cụm cứ điểm, vừa phòng ngự, bám trụ đánh địch phản kích, tạo bàn đạp đánh chiếm các mục tiêu tiếp theo; kết hợp tác chiến giữa tiến công và phòng ngự là hình thức tác chiến mới, biểu hiện sự phát triển linh hoạt, sáng tạo của nghệ thuật quân sự Việt Nam trong trận quyết chiến chiến lược Điện Biên Phủ

Ngày 7-5-1954, toàn bộ Tập đoàn cứ điểm của địch ở Điện Biên Phủ bị tiêu diệt. Lá cờ “Quyết chiến, Quyết thắng” của Quân đội nhân dân Việt Nam tung bay trên nóc hầm tướng De Castries, kết thúc cuộc kháng chiến chống Pháp oanh liệt đầy hy sinh, gian khổ kéo dài suốt 9 năm. 

Chiến thắng Điện Biên Phủ là sự hội tụ của nhiều nhân tố hợp thành, nhưng ngọn nguồn sâu xa của những nhân tố đó chính là nghệ thuật quân sự Việt Nam được thể hiện qua sự lãnh đạo tài tình, sáng suốt của Trung ương Đảng, Bác Hồ, của những vị chỉ huy quân sự tài ba, mưu lược cũng như của toàn thể nhân dân Việt Nam, có sự giúp đỡ của bạn bè quốc tế.

                                                 Vũ Thị Bích Hạnh – Khoa KH Xã hội và Nhân văn (ST)


Các tin cùng thể loại
+ Kỷ niệm 131 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890-19/5/2021)
+ NGUYÊN NHÂN THẮNG LỢI VÀ Ý NGHĨA LỊCH SỬ CỦA CHIẾN THẮNG ĐIỆN BIÊN PHỦ
+ Những cống hiến vĩ đại của Ph.Ăng-ghen đối với phong trào cộng sản và công nhân quốc tế
+ CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH VỚI NHỮNG DỰ BÁO THIÊN TÀI VỀ THẮNG LỢI CUỐI CÙNG TRONG CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ CỨU NƯỚC
+ CCB Việt Nam "gương mẫu, trách nhiệm, sáng tạo, hiệu quả, đoàn kết, chung sức, đồng lòng phòng, chống và chiến thắng đại dịch Covid-19"
+ Phát huy tinh thần chiến thắng Biên Giới Thu Đông 1950 trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc hiện nay
+ NHỮNG CỐNG HIẾN VĨ ĐẠI CỦA PH.ĂNG-GHEN ĐỐI VỚI CHỦ NGHĨA CỘNG SẢN VÀ PHONG TRÀO CÔNG NHÂN QUỐC TẾ
+ Kỷ niệm trọng thể 90 năm Ngày thành lập Mặt trận Dân tộc thống nhất Việt Nam - Ngày truyền thống Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
+ Hội cựu chiến binh Trường Đại học Nha Trang thăm và tặng quà cho các Cựu chiến binh có hoàn cảnh khó khăn
+ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CỦA CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945
+ Hội CCB ĐH Nha Trang làm việc với đoàn kiểm tra của Hội Cựu chiến binh tỉnh Khánh Hòa
+ Lịch sử, ý nghĩa của ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, ngày hội Quốc phòng Toàn dân 22/12
+ T.Ư Hội CCB Việt Nam sẵn sàng tổ chức Đại hội VECONAC 20
+ Không tô hồng, bôi đen bức tranh kinh tế
+ NHỮNG CHẶNG ĐƯỜNG LỊCH SỬ VÀ THẮNG LỢI VĨ ĐẠI CỦA ĐẤT NƯỚC TA TỪ NĂM 1945 ĐẾN NAY
+ HỘI CỰU CHIẾN BINH TỈNH KHÁNH HÒA: QUYÊN GÓP ĐỢT 2 ĐƯỢC 480,460 TRIỆU ĐỒNG ỦNG HỘ QUỸ VẮC XIN PHÒNG, CHỐNG COVID-19
+ HOÀN CẢNH RA ĐỜI VÀ Ý NGHĨA CỦA NGÀY THƯƠNG BINH - LIỆT SỸ
+ Hội CCB Trường ĐH Nha Trang tổ chức gặp mặt nhân kỷ niệm 75 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 30 năm ngày Hội quốc phòng toàn dân
+ KỶ NIỆM 73 NĂM NGÀY TOÀN QUỐC KHÁNG CHIẾN
+ Kỷ niệm 75 năm ngày thành lập QĐNDVN (22/12/1944 – 22/12/2019) và 30 năm ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 – 22/12/2019)
+
+ Truyền thống vẻ vang của Hội Cựu chiến binh Việt Nam
+ LỊCH SỬ NGÀY QUỐC TẾ LAO ĐỘNG 1/5
+ Trường ĐH Nha Trang ủng hộ hơn 2 tấn gạo cho người dân gặp khó khăn vì dịch bệnh Covid-19
+ Phát huy vai trò xung kích của thanh niên trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
+ Đề nghị đưa Hoàng Sa, Trường Sa vào sách giáo khoa
+ Tàu chiến Trung Quốc xâm phạm Trường Sa của Việt Nam
+ Hội CCB Trường Đại học Nha Trang tổ chức kỷ niệm 40 năm chiến thắng "Hà nội - Điện Biên Phủ trên không"
+ Học viện Biên phòng đón nhận Huân chương Quân công hạng Nhất
+ Hướng tới kỷ niệm 68 năm ngày thành lập Quân đội Nhân Dân Việt Nam và ngày hội Quốc phòng toàn dân: Quân đội Nhân dân Việt Nam - Những trang sử hào hùng
+ Trường đại học Nha Trang: Đặt trọn niềm tin vào từng hội viên
+ Yêu cầu Trung Quốc tôn trọng chủ quyền của Việt Nam tại Biển Đông
+ Điện Biên Phủ trên không-Chiến thắng của ý chí và trí tuệ Việt Nam
+ Hội CCB tỉnh Khánh Hòa hội thao thể thao toàn tỉnh năm 2012
+ Kỷ niệm 23 năm ngày truyền thống Hội Cựu chiến binh Việt Nam (06/12/1989 – 06/12/2012): Hội CCB Trường Đại học Nha Trang phát huy truyền thống thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị năm học.
+ Hướng tới kỷ niệm 40 năm chiên thắng "Hà nội - Điện Biên Phủ trên không": Cẩm nang bìa đỏ - “bảo bối” diệt B-52 của bộ đội PK-KQ
+ Hội Cựu chiến binh Nhà Trường tham gia tổ chức và nói chuyện truyền thống nhân kỷ niệm 40 năm chiến thắng "Hà nội - Điện Biên Phủ trên không"
+ Đại hội đại biểu toàn quốc Hội CCB Việt Nam lần thứ V thành công tốt đẹp
+ Lập trường của Việt Nam về các vấn đề liên quan đến Biển Đông
+ Đem quà xuân ra Trường Sa
+ Gần 400 tỷ đồng tặng quà Tết cho người có công với cách mạng
+ Xử lý dứt điểm sau thanh tra Trường đại học Kinh tế quốc dân
+ Công bố 150 bản đồ khẳng định chủ quyền Hoàng Sa và Trường Sa
+ Hội CCB Việt Nam nâng cao hơn nữa chất lượng hoạt động, đưa Nghị quyết Đại hội toàn quốc của Hội vào cuộc sống
+ Tiếp tục nâng cao bản lĩnh, năng lực của cán bộ ngành Tuyên giáo trong tình hình mới
+ Chín nhóm giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2013
+ Việt Nam tụt hậu 50 năm so với Thái Lan về công bố khoa học
+ Trong lúc căng thẳng leo thang ở Biển Đông, Trung Quốc lại công bố bản đồ 130 đảo ở vùng biển này và cả các đảo tranh chấp với Nhật ở Hoa Đông.
+ Thủ tướng thăm Đoàn Tên lửa phòng không 64
+ Việt Nam phản đối Trung Quốc làm phức tạp tình hình Biển Ðông
+ Xây dựng các TT nghiên cứu xuất sắc, các trường ĐH trình độ quốc tế
+ Tàu hải tuần Trung Quốc xâm phạm Hoàng Sa
+ Dùng luật “chặn” văn bản pháp luật kém chất lượng
+ Xử lý những ai không chịu nhận khuyết điểm
+ Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chúc Tết lãnh đạo Đảng, Nhà nước, đồng bào, chiến sỹ cả nước
+ Hướng tới kỷ niệm 85 năm ngày thành lập Đảng: Sự ra đời của Đảng - bước ngoặt lịch sử của cách mạng Việt Nam
+ Chủ tịch nước Trương Tấn Sang gặp mặt Đoàn Cựu chiến binh dân quân tự vệ Phòng không - Không quân
+ Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng làm việc với Thường trực Hội đồng Lý luận Trung ương
+ Hội CCB Nhà Trường phối hợp với các đơn vị chức năng tăng cường thực hiện tuần tra, bảo vệ Nhà trường
+ Hiến pháp phải là sự kết tinh trí tuệ của toàn dân tộc
+ Ưu tiên tuyển dụng công chức, viên chức là cán bộ Đoàn, Hội
+ Gặp mặt cựu binh trong trận chiến ở Trường Sa 1988
+ Bộ trưởng Quốc phòng Nga sẽ thăm vịnh Cam Ranh
+ Giáo dục- đào tạo Việt Nam ở mức nào của thế giới
+ Tổng kết 25 năm thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam
+ Phiên họp thứ hai của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng
+ Ban hành Nghị định về vị trí việc làm và cơ cấu ngạch công chức
+ UBND tỉnh Khánh Hòa tổng kết việc thực hiện Chỉ thị 487 của Thủ tướng Chính phủ
+ Phản đối việc Trung Quốc cấm bắt cá ở Biển Đông
+ Không thay đổi tên nước
+ Buổi nói chuyện chuyên đề A. Yersin với Nha Trang
+ Hội nghị toàn quốc sơ kết 2 năm thực hiện Chỉ thị 03-CT/TW của Bộ Chính trị
+ Đảo Song Tử Tây: Giúp gần 60 tàu cá của ngư dân vào trú, tránh bão
+ Hội CCB Tỉnh Khánh Hòa kiểm tra công tác Hội của Hội CCB Trường Đại học Nha Trang
+ Hội CCB Trường Đại học Nha Trang tham gia mít tinh phản đối Trung Quốc đưa giàn khoan Hải Dương HD981 hoạt động trong vùng biển đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam
+ Hội Cựu chiến binh Trường Đại học Nha Trang tham gia Hội thao và Hội diện văn nghệ
+ Hội Cựu chiến binh Việt Nam tổ chức Đại hội thi đua yêu nước lần thứ V và kỷ niệm 25 năm ngày thành lập Hội Cựu chiến binh Việt Nam (6/12/1989 – 6/12/2014).
+ Bổ nhiệm Hiệu trưởng mới Trường Đại học Nha Trang
+ Hội Cựu chiến binh tỉnh Khánh Hòa: Đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất
+ 70 năm ngày thành lập QĐND Việt Nam và 25 năm ngày hội quốc phòng toàn dân
+ Hội CCB Trường Đại học Nha Trang hướng tới Đại hội Hội CCB tỉnh Khánh Hòa lần thứ VI, nhiệm kỳ 2017 - 2022
+ Đại hội Hội Cựu chiến binh tỉnh lần thứ VI, nhiệm kỳ 2017 - 2022
+ ĐẠI HỌC NHA TRANG THỰC HIỆN DI CHÚC CỦA CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH VỀ SỰ NGHIỆP “TRỒNG NGƯỜI”
+ LỊCH SỬ, Ý NGHĨA NGÀY GIẢI PHÓNG MIỀN NAM, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯỚC 30/4/1975
+ Rèn luyện bản lĩnh, nhân cách của sinh viên Trường Đại học Nha Trang thông qua nghiên cứu, học tập và vận dụng phong cách Hồ Chí Minh