TinBai
Minimize
NHỮNG CHẶNG ĐƯỜNG LỊCH SỬ VÀ THẮNG LỢI VĨ ĐẠI CỦA ĐẤT NƯỚC TA TỪ NĂM 1945 ĐẾN NAY 

ccbdhnt 9/3/2020 1:45:26 PM
Kỷ niệm 75 năm Ngày Quốc khánh nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (02/9/1945 - 02/9/2020)

Trải qua 90 năm lãnh đạo cách mạng Việt Nam, với đường lối đúng đắn, dựa trên cơ sở lý luận Mác - Lênin, phù hợp với điều kiện cụ thể của cách mạng Việt Nam và xu thế phát triển của lịch sử loài người, Đảng Công sản Việt Nam đã tổ chức và lãnh đạo nhân dân ta vượt qua muôn vàn khó khăn, thử thách, làm nên những thành tựu vĩ đại.

1. Cách mạng Tháng 8/1945 thành công, Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời

Năm 1858, thực dân Pháp nổ súng mở đầu cuộc xâm lược nước ta. Ngày 03/02/1930, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, lãnh đạo Nhân dân cả nước đứng lên chống thực dân, đế quốc, giành độc lập cho dân tộc. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, các cao trào cách mạng diễn ra trên khắp cả nước với khí thế sôi nổi.

Ngày 09/3/1945, phát xít Nhật đảo chính hất cẳng Pháp. Ngay trong đêm đó, Hội nghị Ban Thường vụ Trung ương mở rộng quyết định phát động một cao trào. Tháng 3/1945, Trung ương Đảng ra Chỉ thị “Nhật - Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta”. Tháng 8/1945, Hội nghị đại biểu toàn quốc của Đảng họp tại Tân Trào (Tuyên Quang) khẳng định: “Cơ hội rất tốt cho ta giành độc lập đã tới” và quyết định phát động toàn dân khởi nghĩa giành chính quyền từ tay phát xít Nhật và tay sai trước khi quân Đồng minh vào Đông Dương. Dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, Nhân dân cả nước đồng loạt tiến hành Tổng khởi nghĩa, giành chính quyền. Chỉ trong vòng 15 ngày cuối tháng 8/1945, cuộc Tổng khởi nghĩa đã giành thắng lợi hoàn toàn, chính quyền trong cả nước về tay Nhân dân. Ngày 02/9/1945, tại Quảng trường Ba Đình (Hà Nội), Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ lâm thời trịnh trọng đọc bản Tuyên ngôn độc lập, tuyên bố trước quốc dân và thế giới: Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời (nay là nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam).

Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa vừa mới ra đời đã phải đương đầu với muôn vàn khó khăn, thử thách. Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo toàn dân vừa chống thù trong, giặc ngoài, vừa xây dựng và củng cố vững chắc chính quyền nhân dân; lãnh đạo cuộc Tổng tuyển cử đầu tiên vào ngày 06/01/1946, xây dựng Hiến pháp dân chủ đầu tiên (năm 1946); chăm lo xây dựng chế độ mới, đời sống mới của Nhân dân; chống giặc đói, giặc dốt và giặc ngoại xâm; kiên quyết trấn áp các thế lực phản cách mạng, thực hành sách lược khôn khéo, lúc thì tạm hòa hoãn với Tưởng để đánh thực dân Pháp xâm lược, lúc thì hoà với Pháp để đuổi Tưởng, triệt để lợi dụng mâu thuẫn trong hàng ngũ kẻ thù, đưa cách mạng vượt qua những thử thách hiểm nghèo, tranh thủ thời gian để củng cố lực lượng, chuẩn bị cho cuộc kháng chiến không thể tránh khỏi.

Tháng 12/1946, trước dã tâm xâm lược nước ta một lần nữa của thực dân Pháp, Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã phát động toàn quốc kháng chiến với quyết tâm: “Chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ”. Với đường lối kháng chiến toàn dân, toàn diện, trường kỳ kháng chiến; vừa kiến quốc, vừa kháng chiến, dựa vào sức mình là chính, đồng thời tranh thủ sự đồng tình và ủng hộ của bạn bè quốc tế, Đảng đã lãnh đạo Nhân dân ta lần lượt đánh bại các kế hoạch chiến tranh của thực dân Pháp, đỉnh cao là chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu, kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. Với thắng lợi này, chúng ta đã bảo vệ và phát triển thành quả của Cách mạng tháng Tám, đưa cách mạng Việt Nam chuyển sang giai đoạn mới: xây dựng miền Bắc theo con đường chủ nghĩa xã hội và tiếp tục tiến hành cách mạng giải phóng dân tộc ở miền Nam, thống nhất đất nước.

2. Kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, giải phóng hoàn toàn Miền Nam, thống nhất đất nước

Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của Nhân dân ta trải qua gần 21 năm, là cuộc kháng chiến lâu dài, gian khổ và nhiều thách thức, ác liệt với nhiều giai đoạn đối phó với các kế hoạch, chiến lược khác nhau của đế quốc Mỹ.

Giai đoạn từ tháng 7/1954 đến hết năm 1960: Đế quốc Mỹ trắng trợn phá hoại Hiệp định Giơnevơ, dựng lên chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm, thực hiện chính sách thực dân mới, âm mưu chia cắt lâu dài đất nước ta. Mỹ - Diệm đã tiến hành các chiến dịch đàn áp dã man các phong trào yêu nước, tiến bộ ở miền Nam, dìm cách mạng miền Nam trong biển máu. Đứng trước tình thế mới, Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã lãnh đạo quân và dân cả nước thực hiện đồng thời hai nhiệm vụ chiến lược: Một là, tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc, xây dựng miền Bắc thành căn cứ cách mạng vững mạnh của cả nước; Hai là, cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam nhằm giải phóng miền Nam khỏi ách thống trị của đế quốc Mỹ và tay sai, thực hiện thống nhất nước nhà.

Giai đoạn từ đầu năm 1961 đến giữa năm 1965: Từ cuối năm 1960, đế quốc Mỹ tiến hành chiến lược chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” đối phó với cách mạng miền Nam. Cuộc đấu tranh của Nhân dân miền Nam chuyển sang giai đoạn mới, từ khởi nghĩa từng phần lên chiến tranh cách mạng, kết hợp song song cả đấu tranh vũ trang và đấu tranh chính trị, đánh địch bằng cả ba mũi giáp công, trên cả ba vùng chiến lược, làm phá sản chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của đế quốc Mỹ và tay sai. Trên miền Bắc, các mặt trận kinh tế, văn hoá, an ninh, quốc phòng đều có bước phát triển mới. Quân và dân miền Bắc thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ nhất, vừa sản xuất vừa sẵn sàng chiến đấu và chi viện cho miền Nam.

Giai đoạn từ giữa năm 1965 đến hết năm 1968: Trước nguy cơ phá sản của chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”, đế quốc Mỹ chuyển sang chiến lược “Chiến tranh cục bộ”, đẩy mạnh chiến tranh phá hoại miền Bắc bằng không quân và hải quân. Quân dân miền Bắc tiếp tục đánh trả cuộc tiến công của Mỹ bằng không quân và hải quân, giành thắng lợi lớn trên nhiều mặt, bảo đảm giao thông thông suốt, chi viện sức người, sức của ngày càng lớn cho miền Nam. Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân năm 1968 đã giáng một đòn quyết định vào chiến lược “Chiến tranh cục bộ” của đế quốc Mỹ, buộc chúng phải xuống thang chiến tranh và ngồi vào bàn đàm phán tại Hội nghị Paris.

Giai đoạn từ năm 1969 đến năm 1973: Đế quốc Mỹ thi hành chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”, từng bước mở rộng chiến tranh sang Campuchia, Lào. Quân và dân ta phối hợp với quân, dân hai nước Lào, Campuchia đánh bại một bước quan trọng chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”; liên tiếp giành thắng lợi lớn trên chiến trường, đánh bại cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ hai của đế quốc Mỹ ở miền Bắc, đặc biệt là đánh thắng cuộc tập kích chiến lược bằng máy bay B.52 của Mỹ, làm thay đổi cục diện của cuộc chiến tranh. Cuộc đấu tranh trên mặt trận ngoại giao cũng diễn ra quyết liệt, chúng ta khôn khéo tiến công địch, phối hợp chặt chẽ giữa “đánh và đàm”, buộc Mỹ ký Hiệp định Pari về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam ngày 27/01/1973.

Giai đoạn từ cuối năm 1973 đến ngày 30/4/1975: Sau khi ký Hiệp định Pari, mặc dù buộc phải rút hết quân nhưng đế quốc Mỹ vẫn tiếp tục âm mưu dùng ngụy quân, ngụy quyền làm công cụ để thực hiện chủ nghĩa thực dân mới ở miền Nam Việt Nam. Phong trào cách mạng phát triển mạnh trên khắp miền Nam. Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975 là trận quyết chiến, chiến lược vĩ đại của quân và dân ta, với chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử toàn thắng đã kết thúc 21 năm kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược của Nhân dân Việt Nam, đất nước ta sạch bóng quân xâm lược, non sông thống nhất.

3. Công cuộc đổi mới, hội nhập quốc tế

Trong 21 năm (1954 - 1975), đế quốc Mỹ đã tiếp sức cho chế độ ngụy quyền tay sai, xâm lược miền Nam Việt Nam, đồng thời phát động chiến tranh phá hoại với âm mưu hủy diệt miền Bắc. Hàng loạt khó khăn khi tổ chức cuộc sống mới và giải quyết những vấn đề như tìm kiếm hài cốt liệt sỹ, thực hiện chính sách với thương, bệnh binh, liệt sỹ, người có công với cách mạng, thanh niên xung phong; trẻ em khuyết tật, bị di chứng chiến tranh, đồng bào vùng sâu, vùng xa, vùng căn cứ kháng chiến.

Đất nước vừa trải qua hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, hậu quả chiến tranh chưa kịp hàn gắn thì lại liên tiếp bước vào cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới (Tây Nam, phía Bắc năm 1979). Các cuộc chiến đấu này tuy không kéo dài nhưng đã gây tổn thất, ảnh hưởng đến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và quan hệ đối ngoại.

Sau chiến tranh giải phóng miền Nam, nguồn viện trợ không hoàn lại của quốc tế cho Việt Nam giảm hẳn và không còn; cùng với đó là chính sách thù địch, bao vây, cấm vận của Mỹ, đặt nước ta vào tình thế bị cô lập với thế giới. Thời gian 10 năm trước đổi mới, đã có không ít các hoạt động phá hoại, những âm mưu bạo loạn và lật đổ, những kích động và chia rẽ hận thù dân tộc, tất cả đều có sự tiếp sức của các thế lực phản động bên ngoài. Tình hình phức tạp nảy sinh sau chiến tranh cùng với những hậu quả chiến tranh chưa giải quyết xong đã tác động sâu sắc vào đời sống xã hội, tạo ra khủng hoảng kinh tế - xã hội ở nước ta những năm 1980, trước thềm công cuộc đổi mới.

Trong những năm 80 của thế kỷ XX, tình hình thế giới và trong nước có nhiều biến đổi to lớn. Hội nhập quốc tế trở thành vấn đề sống còn của mọi quốc gia, dân tộc. Mô hình xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu sụp đổ, tạo nên cú sốc chính trị chấn động nhân loại trong thế kỷ XX. Ở trong nước, chúng ta vừa ra khỏi cuộc chiến tranh, lại bị thế bao vây cấm vận thù địch, đất nước rơi vào cuộc khủng hoảng trầm trọng về kinh tế - xã hội. Trước bối cảnh đó, Đảng ta đã tỏ rõ bản lĩnh của mình, chủ động khởi xướng và lãnh đạo công cuộc đổi mới. Đại hội VI của Đảng đã đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta, tạo ra đột phá lớn và toàn diện, đem lại luồng sinh khí mới cho xã hội, làm xoay chuyển tình hình, đưa đất nước tiến lên.

Thành công của sự nghiệp đổi mới gần 35 năm, không những giữ vững ổn định chính trị, giữ vững con đường đi lên chủ nghĩa xã hội trong bối cảnh chính trị thế giới hết sức phức tạp, đầy biến động mà còn đem lại những thành tựu quan trọng cho đất nước. Từ một nước trước đổi mới còn khủng hoảng, trì trệ, lưu thông phân phối ách tắc, rối ren, hàng hóa, vật phẩm tiêu dùng khan hiếm, đời sống các tầng lớp nhân dân gặp nhiều khó khăn, một bộ phận nhân dân nao núng, giảm sút niềm tin; sau đổi mới, đã thành một Việt Nam năng động, phát triển, chuyển đổi thành công sang mô hình và cơ chế quản lý kinh tế mới, có mức tăng trưởng kinh tế cao, liên tục trong nhiều năm, vị thế, uy tín, quan hệ ngoại giao ngày càng rộng mở và nâng cao, được đánh giá là quốc gia có môi trường chính trị ổn định, an ninh và an toàn, là địa chỉ tin cậy cho các nhà đầu tư quốc tế.

75 năm qua, từ khi Cách mạng tháng Tám thành công và sự ra đời Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, đất nước ta, Nhân dân ta đã trải qua bao khó khăn, gian khổ từ nhiệm vụ đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước cũng như xây dựng, phát triển vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Những thành tựu đạt được trong 75 năm qua là công lao, cống hiến to lớn của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta và sự giúp đỡ quý báu của bạn bè quốc tế. Chúng ta tự hào về những thành tựu to lớn đó, đúng như lời Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã nhấn mạnh: "Đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín như ngày nay" và phát huy cao độ niềm tự hào trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; phấn đấu thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng trong năm 2021 và những năm tiếp theo với bước phát triển mới hướng tới kỷ niệm 100 năm Ngày thành lập Đảng, 100 năm Ngày thành lập nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Ngô Văn An – Khoa KH Xã hội và Nhân văn

(Theo Tài liệu tuyên truyền của Ban Tuyên giáo Trung ương)


Các tin cùng thể loại
+ Kỷ niệm 131 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890-19/5/2021)
+ NGUYÊN NHÂN THẮNG LỢI VÀ Ý NGHĨA LỊCH SỬ CỦA CHIẾN THẮNG ĐIỆN BIÊN PHỦ
+ Những cống hiến vĩ đại của Ph.Ăng-ghen đối với phong trào cộng sản và công nhân quốc tế
+ CHIẾN THẮNG ĐIỆN BIÊN PHỦ - MỐC SON CỦA NGHỆ THUẬT QUÂN SỰ VIỆT NAM
+ CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH VỚI NHỮNG DỰ BÁO THIÊN TÀI VỀ THẮNG LỢI CUỐI CÙNG TRONG CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ CỨU NƯỚC
+ CCB Việt Nam "gương mẫu, trách nhiệm, sáng tạo, hiệu quả, đoàn kết, chung sức, đồng lòng phòng, chống và chiến thắng đại dịch Covid-19"
+ Phát huy tinh thần chiến thắng Biên Giới Thu Đông 1950 trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc hiện nay
+ NHỮNG CỐNG HIẾN VĨ ĐẠI CỦA PH.ĂNG-GHEN ĐỐI VỚI CHỦ NGHĨA CỘNG SẢN VÀ PHONG TRÀO CÔNG NHÂN QUỐC TẾ
+ Kỷ niệm trọng thể 90 năm Ngày thành lập Mặt trận Dân tộc thống nhất Việt Nam - Ngày truyền thống Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
+ Hội cựu chiến binh Trường Đại học Nha Trang thăm và tặng quà cho các Cựu chiến binh có hoàn cảnh khó khăn
+ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CỦA CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945
+ Hội CCB ĐH Nha Trang làm việc với đoàn kiểm tra của Hội Cựu chiến binh tỉnh Khánh Hòa
+ Lịch sử, ý nghĩa của ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, ngày hội Quốc phòng Toàn dân 22/12
+ T.Ư Hội CCB Việt Nam sẵn sàng tổ chức Đại hội VECONAC 20
+ Không tô hồng, bôi đen bức tranh kinh tế
+ HỘI CỰU CHIẾN BINH TỈNH KHÁNH HÒA: QUYÊN GÓP ĐỢT 2 ĐƯỢC 480,460 TRIỆU ĐỒNG ỦNG HỘ QUỸ VẮC XIN PHÒNG, CHỐNG COVID-19
+ HOÀN CẢNH RA ĐỜI VÀ Ý NGHĨA CỦA NGÀY THƯƠNG BINH - LIỆT SỸ
+ Hội CCB Trường ĐH Nha Trang tổ chức gặp mặt nhân kỷ niệm 75 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 30 năm ngày Hội quốc phòng toàn dân
+ KỶ NIỆM 73 NĂM NGÀY TOÀN QUỐC KHÁNG CHIẾN
+ Kỷ niệm 75 năm ngày thành lập QĐNDVN (22/12/1944 – 22/12/2019) và 30 năm ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 – 22/12/2019)
+
+ Truyền thống vẻ vang của Hội Cựu chiến binh Việt Nam
+ LỊCH SỬ NGÀY QUỐC TẾ LAO ĐỘNG 1/5
+ Trường ĐH Nha Trang ủng hộ hơn 2 tấn gạo cho người dân gặp khó khăn vì dịch bệnh Covid-19
+ Phát huy vai trò xung kích của thanh niên trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
+ Đề nghị đưa Hoàng Sa, Trường Sa vào sách giáo khoa
+ Tàu chiến Trung Quốc xâm phạm Trường Sa của Việt Nam
+ Hội CCB Trường Đại học Nha Trang tổ chức kỷ niệm 40 năm chiến thắng "Hà nội - Điện Biên Phủ trên không"
+ Học viện Biên phòng đón nhận Huân chương Quân công hạng Nhất
+ Hướng tới kỷ niệm 68 năm ngày thành lập Quân đội Nhân Dân Việt Nam và ngày hội Quốc phòng toàn dân: Quân đội Nhân dân Việt Nam - Những trang sử hào hùng
+ Trường đại học Nha Trang: Đặt trọn niềm tin vào từng hội viên
+ Yêu cầu Trung Quốc tôn trọng chủ quyền của Việt Nam tại Biển Đông
+ Điện Biên Phủ trên không-Chiến thắng của ý chí và trí tuệ Việt Nam
+ Hội CCB tỉnh Khánh Hòa hội thao thể thao toàn tỉnh năm 2012
+ Kỷ niệm 23 năm ngày truyền thống Hội Cựu chiến binh Việt Nam (06/12/1989 – 06/12/2012): Hội CCB Trường Đại học Nha Trang phát huy truyền thống thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị năm học.
+ Hướng tới kỷ niệm 40 năm chiên thắng "Hà nội - Điện Biên Phủ trên không": Cẩm nang bìa đỏ - “bảo bối” diệt B-52 của bộ đội PK-KQ
+ Hội Cựu chiến binh Nhà Trường tham gia tổ chức và nói chuyện truyền thống nhân kỷ niệm 40 năm chiến thắng "Hà nội - Điện Biên Phủ trên không"
+ Đại hội đại biểu toàn quốc Hội CCB Việt Nam lần thứ V thành công tốt đẹp
+ Lập trường của Việt Nam về các vấn đề liên quan đến Biển Đông
+ Đem quà xuân ra Trường Sa
+ Gần 400 tỷ đồng tặng quà Tết cho người có công với cách mạng
+ Xử lý dứt điểm sau thanh tra Trường đại học Kinh tế quốc dân
+ Công bố 150 bản đồ khẳng định chủ quyền Hoàng Sa và Trường Sa
+ Hội CCB Việt Nam nâng cao hơn nữa chất lượng hoạt động, đưa Nghị quyết Đại hội toàn quốc của Hội vào cuộc sống
+ Tiếp tục nâng cao bản lĩnh, năng lực của cán bộ ngành Tuyên giáo trong tình hình mới
+ Chín nhóm giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2013
+ Việt Nam tụt hậu 50 năm so với Thái Lan về công bố khoa học
+ Trong lúc căng thẳng leo thang ở Biển Đông, Trung Quốc lại công bố bản đồ 130 đảo ở vùng biển này và cả các đảo tranh chấp với Nhật ở Hoa Đông.
+ Thủ tướng thăm Đoàn Tên lửa phòng không 64
+ Việt Nam phản đối Trung Quốc làm phức tạp tình hình Biển Ðông
+ Xây dựng các TT nghiên cứu xuất sắc, các trường ĐH trình độ quốc tế
+ Tàu hải tuần Trung Quốc xâm phạm Hoàng Sa
+ Dùng luật “chặn” văn bản pháp luật kém chất lượng
+ Xử lý những ai không chịu nhận khuyết điểm
+ Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chúc Tết lãnh đạo Đảng, Nhà nước, đồng bào, chiến sỹ cả nước
+ Hướng tới kỷ niệm 85 năm ngày thành lập Đảng: Sự ra đời của Đảng - bước ngoặt lịch sử của cách mạng Việt Nam
+ Chủ tịch nước Trương Tấn Sang gặp mặt Đoàn Cựu chiến binh dân quân tự vệ Phòng không - Không quân
+ Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng làm việc với Thường trực Hội đồng Lý luận Trung ương
+ Hội CCB Nhà Trường phối hợp với các đơn vị chức năng tăng cường thực hiện tuần tra, bảo vệ Nhà trường
+ Hiến pháp phải là sự kết tinh trí tuệ của toàn dân tộc
+ Ưu tiên tuyển dụng công chức, viên chức là cán bộ Đoàn, Hội
+ Gặp mặt cựu binh trong trận chiến ở Trường Sa 1988
+ Bộ trưởng Quốc phòng Nga sẽ thăm vịnh Cam Ranh
+ Giáo dục- đào tạo Việt Nam ở mức nào của thế giới
+ Tổng kết 25 năm thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam
+ Phiên họp thứ hai của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng
+ Ban hành Nghị định về vị trí việc làm và cơ cấu ngạch công chức
+ UBND tỉnh Khánh Hòa tổng kết việc thực hiện Chỉ thị 487 của Thủ tướng Chính phủ
+ Phản đối việc Trung Quốc cấm bắt cá ở Biển Đông
+ Không thay đổi tên nước
+ Buổi nói chuyện chuyên đề A. Yersin với Nha Trang
+ Hội nghị toàn quốc sơ kết 2 năm thực hiện Chỉ thị 03-CT/TW của Bộ Chính trị
+ Đảo Song Tử Tây: Giúp gần 60 tàu cá của ngư dân vào trú, tránh bão
+ Hội CCB Tỉnh Khánh Hòa kiểm tra công tác Hội của Hội CCB Trường Đại học Nha Trang
+ Hội CCB Trường Đại học Nha Trang tham gia mít tinh phản đối Trung Quốc đưa giàn khoan Hải Dương HD981 hoạt động trong vùng biển đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam
+ Hội Cựu chiến binh Trường Đại học Nha Trang tham gia Hội thao và Hội diện văn nghệ
+ Hội Cựu chiến binh Việt Nam tổ chức Đại hội thi đua yêu nước lần thứ V và kỷ niệm 25 năm ngày thành lập Hội Cựu chiến binh Việt Nam (6/12/1989 – 6/12/2014).
+ Bổ nhiệm Hiệu trưởng mới Trường Đại học Nha Trang
+ Hội Cựu chiến binh tỉnh Khánh Hòa: Đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất
+ 70 năm ngày thành lập QĐND Việt Nam và 25 năm ngày hội quốc phòng toàn dân
+ Hội CCB Trường Đại học Nha Trang hướng tới Đại hội Hội CCB tỉnh Khánh Hòa lần thứ VI, nhiệm kỳ 2017 - 2022
+ Đại hội Hội Cựu chiến binh tỉnh lần thứ VI, nhiệm kỳ 2017 - 2022
+ ĐẠI HỌC NHA TRANG THỰC HIỆN DI CHÚC CỦA CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH VỀ SỰ NGHIỆP “TRỒNG NGƯỜI”
+ LỊCH SỬ, Ý NGHĨA NGÀY GIẢI PHÓNG MIỀN NAM, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯỚC 30/4/1975
+ Rèn luyện bản lĩnh, nhân cách của sinh viên Trường Đại học Nha Trang thông qua nghiên cứu, học tập và vận dụng phong cách Hồ Chí Minh