TinBai
Minimize
Giáo dục- đào tạo Việt Nam ở mức nào của thế giới 

ccbdhnt 3/25/2013 11:31:45 PM
Thế giới đánh giá Việt Nam có lợi thế dân số đông. Lại đang trong thời kỳ “Dân số vàng”, điều đó có nghĩa lực lượng trong độ tuổi lao động dồi dào.

Với bất cứ quốc gia nào thì nguồn nhân lực là cực kỳ quan trọng. Và đối với Việt Nam thì nguồn nhân lực lao động ấy sẽ là động lực thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011 – 2020 đã được Đại hội Đảng XI ra Nghị quyết ngày 16 tháng 2 năm 2011. Thế nhưng “Dân số vàng” chưa là vàng. Phải chăng lỗi của giáo dục – đào tạo? Trước Hội nghị Trung ương 6, vấn đề đổi mới giáo dục lại một lần nữa trở thành “điểm nóng”.

Giáo dục được coi là quốc sách hàng đầu, là nền tảng cho sự phát triển của đất nước. Tuy nhiên sau ba lần hô hào đổi mới thì cho tới nay nền giáo dục nước nhà vẫn còn bộc lộ rất nhiều bất cập.

Chưa bao giờ như bây giờ, dư luận xã hội cũng như các nhà khoa học, chuyên gia đã mất kiên nhẫn đợi chờ sự tự thân ngành Giáo dục – Đào tạo  thay đổi phương cách giáo dục – đào tạo để có hiệu quả, đã lớn tiếng kêu gọi nền giáo dục – đào tạo ở nước ta phải được đổi mới căn bản - toàn diện, bởi phương thức giáo dục từ bao lâu nay không phù hợp với yêu cầu của thời kỳ mới, đang sản sinh ra “sản phẩm người” thụ động giỏi lý thuyết tồi thực hành. Nó dẫn tới chất lượng nguồn nhân lực Việt Nam rất thấp, cần phải được cải thiện sớm.

Tuy nhiên sự luẩn quẩn không xác định được phương hướng phải đi theo lối nào nên dự thảo Đề án trình Hội nghị Trung ương vừa qua chưa có những điểm mới xứng tầm được gọi là “căn bản”, “toàn diện” của giáo dục – đào tạo. Tất cả những gì được nêu trong đề án đều là những cái mà Nghị quyết T.Ư 2, khóa 8 cách đây 16 năm đã đề cập và nhiều cái chúng ta cũng đang làm (theo ông Đào Trọng Thi - Chủ nhiệm Ủy ban VH-GD – Thanh niên – Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội). Hội nghị Ban chấp hành Trung ương đã quyết định chưa ban hành Nghị quyết về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục – đào tạo. Nghị quyết không ra được có nghĩa là những vấn đề cốt lõi nhất chúng ta chưa giải quyết được.

Theo điều tra cuối năm 2010 thì dân số Việt Nam có 87 triệu người. Được cấu thành chủ yếu: nông dân, công nhân, trí thức, doanh nhân, dịch vụ và nhân lực của các ngành nghề. Trong đó nông dân chiếm 70%, công nhân 10%, trí thức tốt nghiệp đại học – cao đẳng trở lên 2,15%, và doanh nghiệp 1,72%.

Nguồn nhân lực hình thành 2 loại: Phổ thông và chất lượng cao. Phổ thông thì chiếm số đông, chất lượng cao chiếm số thấp. Mà cái ta thiếu là nhân lực chất lượng cao.

Cũng theo số liệu cuối năm 2010, nguồn lực lao động có 20,1 triệu đã qua đào tạo. Trong số 48,8 triệu lao động đang làm việc chỉ có 8,4 triệu có bằng cấp, chứng chỉ do các cơ sở đào tạo trong và ngoài nước cấp. Số người từ 15 tuổi trở lên được đào tạo nghề và chuyên môn kỹ thuật rất thấp, khoảng 40%. Lại thêm cơ cấu đào tạo bất hợp lý được thể hiện qua tỷ lệ: Đại học và trên đại học: 1. Trung học chuyên nghiệp: 1,3. Công nhân kỹ thuật: 0,92. Trong khi trên thế giới tỷ lệ này là: 1 – 4 – 10.

Đánh giá của của Ngân hàng Thế giới (WB) thì Việt Nam đang rất thiếu lao động có trình độ tay nghề, công nhân kỹ thuật bậc cao. Chất lượng nguồn nhân lực Việt Nam cũng thấp hơn so với nhiều nước khác. Nếu lấy thang điểm 10, thì chất lượng nhân lực Việt Nam chỉ đạt 3,79 điểm (xếp thứ 11/12 nước châu Á tham gia xếp hạng của WB) trong khi Hàn Quốc là 6,91, Ấn Độ 5,76, Malaysia 5,59, Thái Lan 4,94 điểm.

Nguồn nhân lực còn mất cân đối trong cơ cấu phân bổ theo ngành nghề. Các ngành kỹ thuật – công nghệ, nông – lâm – ngư nghiệp ít và chiếm tỷ trọng thấp, trong khi các ngành xã hội, luật, kinh tế, ngoại ngữ lại quá cao. Nhiều ngành nghề, lĩnh vực có tình trạng vừa thừa lại vừa thiếu nhân lực. Những lĩnh vực hiện đang thiếu lao động, có: kinh doanh, tài chính, ngân hàng, kiểm toán, công nghệ thông tin, điện tử, viễn thông, cơ khí chế tạo.

Phải bắt đầu từ nền giáo dục mà hiện nó đang không phù hợp với yêu cầu thực tế đời sống xã hội. Ở bậc phổ thông học sinh phải học quá nhiều nhưng tính lợi ích không cao. Học sinh thành “thợ giải bài tập” trong “công xưởng trường học”. Giết chết khả năng phản biện cũng như sức sáng tạo hay ham muốn chỉ ra tính sai lầm của lý thuyết. Những sản phẩm xuất xưởng của nền giáo dục Việt Nam đang mắc nhiều lỗi.

Từ khi sinh ra cho tới khi tốt nghiệp trung học phổ thông, có “ba thế giới” đứa trẻ phải trải qua trong giai đoạn trưởng thành - giai đoạn quan trọng nhất của đời người - đó là: Gia đình – Nhà trường – Xã hội. Trong đó, gia đình là vườn ươm đầu tiên, nhà trường là nơi nuôi dưỡng tri thức khơi nguồn trí tuệ, và xã hội chắp nâng cánh bay. Giáo dục, phải xây dựng một nền giáo dục nhân văn và khoa học.

Một xã hội tiểu nông đa phần suy nghĩ tiểu nông, coi thành đạt cao hơn cống hiến, và đã thôi thúc tuổi trẻ học để ứng thí, nuôi tham vọng từ nhà trường đến khoa cử để tiến tới quan trường. Không có một quốc gia nào như ở Việt Nam số trường Đại học – Cao đẳng lại nhiều đến thế so với dân số: 450 trường với đủ loại hình đại học quốc gia, đại học vùng, đại học địa phương, đại học ngành, đại học của các tổ chức đòan thể.

Tuy nhiên trong bảng xếp hạng thứ tự các trường đại học đạt chuẩn quốc tế từ trước tới nay thì Việt Nam chưa bao giờ có lấy một trường đại học nào góp tên trong “Top 500”. Theo GS.TSKH Nguyễn Đăng Hưng: “Giáo dục đại học Việt Nam ở mức bao nhiêu của thế giới thì chưa rõ, nhưng ở mức rất tệ thì quá rõ ràng”. Phần lớn nếu không muốn nói là tất cả các học sinh ở nông thôn quyết tâm học để thi vào đại học dù trái với nguyện vọng, họ cùng chỉ có một mong ước là để “thoát nghèo”. Tâm lý ấy có từ ngàn xưa.

Tính từ ngày 11-9-1975 Chính phủ phong hàm giáo sư đầu tiên cho các nhà giáo, nhà khoa học và cứ 4 năm một lần cho tới năm 1996 số giáo sư, phó giáo sư ở Việt Nam đã có gần 4.000. Bắt đầu từ năm 2001 phong từng năm đến nay số lượng các giáo sư, phó giáo sư có khoảng 6.600. Riêng năm 2010 phong 578. Năm 2011 phong 408 giáo sư và phó giáo sư. Tuy nhiên chỉ có từ 15 đến 20% có trình độ tương đương. Còn lại là thấp, thậm chí dưới 1/3 rất thấp.

Theo Giáo sư Hoàng Tụy, thì ta có quá nhiều giáo sư, phó giáo sư “hữu danh vô thực”, cách xa chuẩn mực quốc tế. Điều đó được xác tín qua số bằng sáng chế được cấp, lấy năm 2006 làm ví dụ. Trong khi Hàn Quốc có 102.633, Trung Quốc: 26.000, Singapore: 995, Thái Lan: 158, Malaysia: 147, Philippine: 76, thì Việt Nam: 0. Tương tự, bài viết được xuất bản trên các tạp chí khoa học năm 2007, Đại học Tổng hợp Seoul có 5.060, Đại học Tổng hợp Singapore: 3.598, hai Đại học Tổng hợp Bắc Kinh và Phúc Đan Trung Quốc: 5.562, hai Đại học Mahidol và Chulalongkorn Thái Lan: 1.772, Đại học Malaya của Malaysia: 504, Đại học Philippine: 220, thì hai Đại học Quốc gia Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh: 52, Viện Khoa học & Công nghệ Việt Nam: 44.

Giáo sư, Phó giáo sư là phải gắn với giảng dạy ở một trường đại học hoặc viện nghiên cứu. Trong khi đó rất nhiều trong số các giáo sư, phó giáo sư được phong lại làm công việc hành chính và quản lý. Nó được coi là “phẩm hàm” lên hạng sang cho các vị trí quan chức. Tuy nhiên, trong hệ thống giáo dục quốc dân, theo tính toán của Bộ Giáo dục – Đào tạo thì tỷ lệ Giáo sư, Phó giáo sư trong các cơ sở giáo dục – đào tạo đại học phải là 15% và 35% mới đáp ứng nhu cầu đào tạo của đất nước. Chỉ 1% giảng viên trong Hội đồng chức danh giáo sư nhà nước như hiện nay là rất khiêm tốn.

Về giáo dục – đào tạo của Việt Nam, báo Giáo dục Việt Nam mở diễn đàn thảo luận “Thất vọng và kỳ vọng vào giáo dục Việt Nam”. Đã và đang có nhiều ý kiến kém vui. GS.Hoàng Tụy: “Giáo dục của ta đang lạc điệu với thế giới văn minh”.

Nguyên Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình cho rằng: “Tình hình giáo dục Việt Nam bây giờ rất nghiêm trọng. Chúng ta vẫn nói giáo dục phải đi trước một bước, nhưng thực tế giáo dục không đi trước, không đi ngang, mà còn đi sau, đi ngược quy luật”.

GS.Văn Như Cương: “Chỉ ở Việt Nam có chuyện dùng văn bằng để thăng quan. Và là nền giáo dục ứng thí”.

GS-TSKH Nguyễn Đăng Hưng: “Giáo dục Việt Nam bệnh đã quá nặng cần được giải phẫu”.

GS.Nguyễn Lân Dũng: “Tôi buồn vì sinh viên ra trường phải đi tiếp thị mì tôm. Nếu không đổi mới chất lượng đào tạo, thì ngay cả việc đi tiếp thị mỳ tôm cũng đâu có dễ”.

PGS.Trần Xuân Nhĩ - Nguyên Thứ trưởng Bộ Giáo dục – Đào tạo: “Đổi mới giáo dục trước hết phải đổi mới tư duy của người làm giáo dục”.

GS.Trần Hồng Quân: “Nền giáo dục Việt Nam hiện nay có nhiều lỗi hệ thống”. GS.Mai Trọng Nhuận – Giám đốc ĐHQG Hà Nội: “Trên thế giới các nước có nền giáo dục xuất sắc như Mỹ, Anh, Canada không bàn về đổi mới giáo dục nhưng tại sao giáo dục của họ vẫn đổi mới. Không đổi mới mà vẫn như đổi mới!”

Và GS.Hoàng Xuân Sính đặt vấn đề “đầu tiên”: “Nếu không có tiền 30 năm nữa giáo dục Việt Nam vẫn rối”…

Nhìn ra thế giới. Nước Mỹ, sau thế chiến thứ hai là nước duy nhất thu hút được nguồn chất xám rất lớn. Nhiều nhà khoa học từ châu Âu và nhiều nước khác. Thực tế này trả lời cho câu hỏi tại sao ngày nay nước Mỹ có nhiều nhà khoa học hàng đầu thế giới trong nhiều lĩnh vực. Hệ thống giáo dục đại học toàn là những trường đại học danh giá mà mỗi sinh viên trên toàn thế giới đều tự hào được đào tạo tại nơi ấy.

Nguồn nhân lực ở Cộng hòa Séc, nó cấu thành thị trường lao động và phát triển nguồn nhân lực. Trong các chiến lược thành phần, có chiến lược phổ cập tiếng Anh, chiến lược cải thiện nhân lực hành chính công, chiến lược phát triển giáo dục đại học – cao đẳng và liên kết với hoạt động nghiên cứu, chiến lược phát triển đội ngũ giáo viên, chiến lược phát triển học suốt đời.

Ở châu Á, Nhật Bản là một trong những nước đi đầu trong phát triển nguồn nhân lực xuất phát từ việc xác định rằng nước Nhật nghèo tài nguyên thiên nhiên. Để phát triển chỉ có thể trông chờ vào chính mỗi người Nhật Bản. Chính phủ đặc biệt chú trọng tới giáo dục – đào tạo, coi đây là quốc sách hàng đầu.

Giáo dục tiểu học và trung học cơ sở là bắt buộc, tất cả học sinh trong độ tuổi từ 6 đến 15 được học miễn phí. Kết quả học sinh thi đỗ vào các trường đại học – cao đẳng ngày một nhiều, và Nhật Bản trở thành một trong các cường quốc giáo dục của thế giới. Về sử dụng và quản lý nhân lực, Nhật Bản thực hiện chế độ lên lương và tặng thưởng theo thâm niên.

Trong khi Trung Quốc chủ trương lấy nhân tài chấn hưng đất nước, thì Singapore áp dụng linh hoạt chính sách giáo dục luôn hướng đến khả năng, sở thích cũng như năng khiếu của từng học sinh nhằm giúp các em phát huy cao nhất khả năng của mình.

Với Hàn Quốc, chính sách giáo dục lại được xây dựng dựa vào sự đòi hỏi của nền kinh tế. Năm 1950: xóa mù cho toàn dân. Năm 1960: giáo dục hướng nghiệp trong các trường trung học. Năm 1970: dạy nghề kỹ thuật. Đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu và giáo dục trong lĩnh vực khoa học cơ bản công nghệ, nâng cao chất lượng giáo dục và học suốt đời. Năm 2001: Chính phủ công bố chiến lược quốc gia lần thứ nhất về phát triển nguồn nhân lực trong giai đoạn 2001 – 2005. Lần thứ hai vào năm 2006 là phát triển nguồn nhân lực giai đoạn 2006 – 2010.

Trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội 2011 – 2020 của nước ta đã nêu rõ cần tập trung tạo đột phá “Phát triển nguồn nhân lực nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao”. Điều đó có nghĩa là phải đổi mới căn bản nền giáo dục quốc dân.

Theo ông Đào Trọng Thi - Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa - Giáo dục – Thanh niên – Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội, thì Đề án đổi mới giáo dục chưa có những điểm mới xứng tầm được gọi là “căn bản”, “toàn diện” của giáo dục – đào tạo. Chưa giải quyết những vấn đề cốt lõi, luẩn quẩn vì không xác định được phương hướng, chưa chắt lọc được trí tuệ của nhân dân.

Giáo dục – Đào tạo Việt Nam trong suốt 4 thập kỷ qua cũng có những đợt cải cách, cải tiến hết sách giáo khoa đến tổ chức hệ thống và giảng dạy, để rồi không đi tới đâu tiếp tục dậm chân tại chỗ. Những mô hình trường thực nghiệm 3 chục năm vẫn chưa xác định được là tốt hay không tốt để mở rộng hay loại bỏ.  

Nhiều cử chỉ tự phát của cá nhân hay đơn vị giáo dục muốn có một động thái nào đó nhằm thay đổi phương cách giáo dục nhằm kiểm chứng hiệu quả như “Nhóm Cánh Buồm”, hoặc đưa vào tỷ lệ nhỏ đề thi nhằm khuyến khích tư duy sáng tạo nhân văn của học sinh như “luận về chữ trinh”, “tưởng tượng cuộc hội ngộ của Tấm và Cám dưới địa ngục” ít ra cũng có những vấn đề thực tiễn đời sống hiện hữu để tranh cãi phản biện tạo hứng thú trong học tập. Đó đều là những tấm lòng tâm huyết với giáo dục nước nhà.

Đường có ở bất cứ nơi đâu. Nhưng cũng không phải có sẵn ở bất cứ nơi nào. Cái chính yếu của nền giáo dục phải lấy quyền lợi tri thức của người đi học làm mục đích. Trong đó những giá trị chân – thiện – mỹ làm nền tảng. Tiên sinh ngày xưa lấy dân để hoạch định chính sách. Thực thi chính sách cũng từ tấm lòng thương dân. Những giá trị đạo đức đang là rào cản lớn cho giáo dục nước nhà.

ccbdhnt (Theo vtc.vn)

Các tin cùng thể loại
+ Kỷ niệm 131 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890-19/5/2021)
+ NGUYÊN NHÂN THẮNG LỢI VÀ Ý NGHĨA LỊCH SỬ CỦA CHIẾN THẮNG ĐIỆN BIÊN PHỦ
+ Những cống hiến vĩ đại của Ph.Ăng-ghen đối với phong trào cộng sản và công nhân quốc tế
+ CHIẾN THẮNG ĐIỆN BIÊN PHỦ - MỐC SON CỦA NGHỆ THUẬT QUÂN SỰ VIỆT NAM
+ CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH VỚI NHỮNG DỰ BÁO THIÊN TÀI VỀ THẮNG LỢI CUỐI CÙNG TRONG CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ CỨU NƯỚC
+ CCB Việt Nam "gương mẫu, trách nhiệm, sáng tạo, hiệu quả, đoàn kết, chung sức, đồng lòng phòng, chống và chiến thắng đại dịch Covid-19"
+ Phát huy tinh thần chiến thắng Biên Giới Thu Đông 1950 trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc hiện nay
+ NHỮNG CỐNG HIẾN VĨ ĐẠI CỦA PH.ĂNG-GHEN ĐỐI VỚI CHỦ NGHĨA CỘNG SẢN VÀ PHONG TRÀO CÔNG NHÂN QUỐC TẾ
+ Kỷ niệm trọng thể 90 năm Ngày thành lập Mặt trận Dân tộc thống nhất Việt Nam - Ngày truyền thống Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
+ Hội cựu chiến binh Trường Đại học Nha Trang thăm và tặng quà cho các Cựu chiến binh có hoàn cảnh khó khăn
+ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CỦA CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945
+ Hội CCB ĐH Nha Trang làm việc với đoàn kiểm tra của Hội Cựu chiến binh tỉnh Khánh Hòa
+ Lịch sử, ý nghĩa của ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, ngày hội Quốc phòng Toàn dân 22/12
+ T.Ư Hội CCB Việt Nam sẵn sàng tổ chức Đại hội VECONAC 20
+ Không tô hồng, bôi đen bức tranh kinh tế
+ NHỮNG CHẶNG ĐƯỜNG LỊCH SỬ VÀ THẮNG LỢI VĨ ĐẠI CỦA ĐẤT NƯỚC TA TỪ NĂM 1945 ĐẾN NAY
+ HỘI CỰU CHIẾN BINH TỈNH KHÁNH HÒA: QUYÊN GÓP ĐỢT 2 ĐƯỢC 480,460 TRIỆU ĐỒNG ỦNG HỘ QUỸ VẮC XIN PHÒNG, CHỐNG COVID-19
+ HOÀN CẢNH RA ĐỜI VÀ Ý NGHĨA CỦA NGÀY THƯƠNG BINH - LIỆT SỸ
+ Hội CCB Trường ĐH Nha Trang tổ chức gặp mặt nhân kỷ niệm 75 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 30 năm ngày Hội quốc phòng toàn dân
+ KỶ NIỆM 73 NĂM NGÀY TOÀN QUỐC KHÁNG CHIẾN
+ Kỷ niệm 75 năm ngày thành lập QĐNDVN (22/12/1944 – 22/12/2019) và 30 năm ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 – 22/12/2019)
+
+ Truyền thống vẻ vang của Hội Cựu chiến binh Việt Nam
+ LỊCH SỬ NGÀY QUỐC TẾ LAO ĐỘNG 1/5
+ Trường ĐH Nha Trang ủng hộ hơn 2 tấn gạo cho người dân gặp khó khăn vì dịch bệnh Covid-19
+ Phát huy vai trò xung kích của thanh niên trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
+ Đề nghị đưa Hoàng Sa, Trường Sa vào sách giáo khoa
+ Tàu chiến Trung Quốc xâm phạm Trường Sa của Việt Nam
+ Hội CCB Trường Đại học Nha Trang tổ chức kỷ niệm 40 năm chiến thắng "Hà nội - Điện Biên Phủ trên không"
+ Học viện Biên phòng đón nhận Huân chương Quân công hạng Nhất
+ Hướng tới kỷ niệm 68 năm ngày thành lập Quân đội Nhân Dân Việt Nam và ngày hội Quốc phòng toàn dân: Quân đội Nhân dân Việt Nam - Những trang sử hào hùng
+ Trường đại học Nha Trang: Đặt trọn niềm tin vào từng hội viên
+ Yêu cầu Trung Quốc tôn trọng chủ quyền của Việt Nam tại Biển Đông
+ Điện Biên Phủ trên không-Chiến thắng của ý chí và trí tuệ Việt Nam
+ Hội CCB tỉnh Khánh Hòa hội thao thể thao toàn tỉnh năm 2012
+ Kỷ niệm 23 năm ngày truyền thống Hội Cựu chiến binh Việt Nam (06/12/1989 – 06/12/2012): Hội CCB Trường Đại học Nha Trang phát huy truyền thống thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị năm học.
+ Hướng tới kỷ niệm 40 năm chiên thắng "Hà nội - Điện Biên Phủ trên không": Cẩm nang bìa đỏ - “bảo bối” diệt B-52 của bộ đội PK-KQ
+ Hội Cựu chiến binh Nhà Trường tham gia tổ chức và nói chuyện truyền thống nhân kỷ niệm 40 năm chiến thắng "Hà nội - Điện Biên Phủ trên không"
+ Đại hội đại biểu toàn quốc Hội CCB Việt Nam lần thứ V thành công tốt đẹp
+ Lập trường của Việt Nam về các vấn đề liên quan đến Biển Đông
+ Đem quà xuân ra Trường Sa
+ Gần 400 tỷ đồng tặng quà Tết cho người có công với cách mạng
+ Xử lý dứt điểm sau thanh tra Trường đại học Kinh tế quốc dân
+ Công bố 150 bản đồ khẳng định chủ quyền Hoàng Sa và Trường Sa
+ Hội CCB Việt Nam nâng cao hơn nữa chất lượng hoạt động, đưa Nghị quyết Đại hội toàn quốc của Hội vào cuộc sống
+ Tiếp tục nâng cao bản lĩnh, năng lực của cán bộ ngành Tuyên giáo trong tình hình mới
+ Chín nhóm giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2013
+ Việt Nam tụt hậu 50 năm so với Thái Lan về công bố khoa học
+ Trong lúc căng thẳng leo thang ở Biển Đông, Trung Quốc lại công bố bản đồ 130 đảo ở vùng biển này và cả các đảo tranh chấp với Nhật ở Hoa Đông.
+ Thủ tướng thăm Đoàn Tên lửa phòng không 64
+ Việt Nam phản đối Trung Quốc làm phức tạp tình hình Biển Ðông
+ Xây dựng các TT nghiên cứu xuất sắc, các trường ĐH trình độ quốc tế
+ Tàu hải tuần Trung Quốc xâm phạm Hoàng Sa
+ Dùng luật “chặn” văn bản pháp luật kém chất lượng
+ Xử lý những ai không chịu nhận khuyết điểm
+ Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chúc Tết lãnh đạo Đảng, Nhà nước, đồng bào, chiến sỹ cả nước
+ Hướng tới kỷ niệm 85 năm ngày thành lập Đảng: Sự ra đời của Đảng - bước ngoặt lịch sử của cách mạng Việt Nam
+ Chủ tịch nước Trương Tấn Sang gặp mặt Đoàn Cựu chiến binh dân quân tự vệ Phòng không - Không quân
+ Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng làm việc với Thường trực Hội đồng Lý luận Trung ương
+ Hội CCB Nhà Trường phối hợp với các đơn vị chức năng tăng cường thực hiện tuần tra, bảo vệ Nhà trường
+ Hiến pháp phải là sự kết tinh trí tuệ của toàn dân tộc
+ Ưu tiên tuyển dụng công chức, viên chức là cán bộ Đoàn, Hội
+ Gặp mặt cựu binh trong trận chiến ở Trường Sa 1988
+ Bộ trưởng Quốc phòng Nga sẽ thăm vịnh Cam Ranh
+ Tổng kết 25 năm thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam
+ Phiên họp thứ hai của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng
+ Ban hành Nghị định về vị trí việc làm và cơ cấu ngạch công chức
+ UBND tỉnh Khánh Hòa tổng kết việc thực hiện Chỉ thị 487 của Thủ tướng Chính phủ
+ Phản đối việc Trung Quốc cấm bắt cá ở Biển Đông
+ Không thay đổi tên nước
+ Buổi nói chuyện chuyên đề A. Yersin với Nha Trang
+ Hội nghị toàn quốc sơ kết 2 năm thực hiện Chỉ thị 03-CT/TW của Bộ Chính trị
+ Đảo Song Tử Tây: Giúp gần 60 tàu cá của ngư dân vào trú, tránh bão
+ Hội CCB Tỉnh Khánh Hòa kiểm tra công tác Hội của Hội CCB Trường Đại học Nha Trang
+ Hội CCB Trường Đại học Nha Trang tham gia mít tinh phản đối Trung Quốc đưa giàn khoan Hải Dương HD981 hoạt động trong vùng biển đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam
+ Hội Cựu chiến binh Trường Đại học Nha Trang tham gia Hội thao và Hội diện văn nghệ
+ Hội Cựu chiến binh Việt Nam tổ chức Đại hội thi đua yêu nước lần thứ V và kỷ niệm 25 năm ngày thành lập Hội Cựu chiến binh Việt Nam (6/12/1989 – 6/12/2014).
+ Bổ nhiệm Hiệu trưởng mới Trường Đại học Nha Trang
+ Hội Cựu chiến binh tỉnh Khánh Hòa: Đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất
+ 70 năm ngày thành lập QĐND Việt Nam và 25 năm ngày hội quốc phòng toàn dân
+ Hội CCB Trường Đại học Nha Trang hướng tới Đại hội Hội CCB tỉnh Khánh Hòa lần thứ VI, nhiệm kỳ 2017 - 2022
+ Đại hội Hội Cựu chiến binh tỉnh lần thứ VI, nhiệm kỳ 2017 - 2022
+ ĐẠI HỌC NHA TRANG THỰC HIỆN DI CHÚC CỦA CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH VỀ SỰ NGHIỆP “TRỒNG NGƯỜI”
+ LỊCH SỬ, Ý NGHĨA NGÀY GIẢI PHÓNG MIỀN NAM, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯỚC 30/4/1975
+ Rèn luyện bản lĩnh, nhân cách của sinh viên Trường Đại học Nha Trang thông qua nghiên cứu, học tập và vận dụng phong cách Hồ Chí Minh