Enter Title
Minimize
Hơn 100 học giả, nhà nghiên cứu quốc tế và Việt Nam tham dự 

Tiếp nối thành công của hội thảo quốc tế “Chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa - Các khía cạnh lịch sử và pháp lý” được tổ chức vào tháng 4/2013 tại Quảng Ngãi, hội thảo quốc tế “Hoàng Sa - Trường Sa: Sự thật lịch sử”, tháng 6/2014 tại Đà Nẵng, từ ngày 17 - 18/8/2016, Trường ĐH Nha Trang phối hợp với Trường ĐH Phạm Văn Đồng tổ chức hội thảo quốc tế với chủ đề “Quy chế pháp lý của đảo, đá trong luật quốc tế và thực tiễn Biển Đông”Hội thảo có sự tham gia của hơn 100 học giả, nhà nghiên cứu quốc tế và Việt Nam có chuyên môn sâu về luật biển quốc tế và đặc biệt quan tâm đến tình hình Biển Đông như: GS. Carl Thayer, GS. Erik Franckx, GS. Koichi Sato, TS. Timo Kivimaki, TS. Amy Searight, Đại sứ Nguyễn Quý Bính, TS. Trần Công Trục...

GS. Carl Thayer trình bày báo cáo tham luận tại hội thảo

Gần 30 tham luận trình bày tại hội thảo và các phát biểu, thảo luận của các học giả, nhà nghiên cứu đã tập trung vào 3 chủ đề chính: Quy chế pháp lý của đảo và đá trong luật pháp quốc tế; Tranh chấp chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa; Phán quyết của Tòa Trọng tài quốc tế về vụ kiện Biển Đông giữa Philippines và Trung Quốc. Trong đó, một số vấn đề được các đại biểu đặc biệt quan tâm như: phán quyết của Tòa Trọng tài quốc tế (PCA) ngày 12/7/2016 về Quy chế pháp lý của các cấu trúc địa lý ở quần đảo Trường Sa, về “đường 9 đoạn” của Trung Quốc…; Sự hủy hoại môi trường Biển Đông liên quan đến các hoạt động tôn tạo, mở rộng các bãi cạn để làm đảo nhân tạo ở quần thể đảo Trường Sa, vấn đề bồi đắp và quân sự hóa ở quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa…

PGS. TS Trang Sĩ Trung - Hiệu trưởng Trường ĐH Nha Trang phát biểu bế mạc hội thảo

Trong khuôn khổ hội thảo, Ban Tổ chức đã trưng bày Triển lãm về Hoàng Sa, Trường Sa với chủ đề “Những bằng chứng lịch sử về chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa” tại hội trường và Bảo tàng Hải dương học Nha Trang.

Đại biểu tham gia hội thảo