Bộ môn Kỹ thuật Hóa học
Minimize
CHÀO MỪNG BẠN ĐẾN THĂM BỘ MÔN KỸ THUẬT HÓA HỌC


DEPARTMENT OF CHEMICAL ENGINEERING

FACULTY OF FOOD TECHNOLOGY

NHA TRANG UNIVERSITY

02 NGUYEN DINH CHIEU, VINH PHUOC, NHA TRANG, VIETNAM

  
Trang chủ Bộ môn
Minimize
Thông tin Tuyển sinh

Ngành: CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT HOÁ HỌC

* Chỉ tiêu: 60
* Phương thức xét tuyển: 
       Nguyên tắc xét tuyển: sử dụng tổng điểm xét tuyển bằng tổng điểm thi của tổ hợp 3 môn trong tổ hợp xét tuyển (không nhân hệ số), cộng điểm ưu tiên khu vực, cộng điểm ưu tiên đối tượng. Xét trúng tuyển từ cao xuống thấp theo tổ hợp xét tuyển.
       Trường Đại học Nha Trang không quy định chênh lệch điểm xét tuyển giữa các tổ hợp xét tuyển đối với các ngành xét tuyển.
       Điều kiện phụ sử dụng trong xét tuyển:
       Trường hợp hai thí sinh trở lên có tổng điểm xét tuyển bằng nhau trong cùng một ngành đăng ký xét tuyển thì nhà trường sử dụng điều kiện xét tuyển phụ (tổ hợp môn xét tuyển theo thứ tự ưu tiên 1, 2, 3, 4 tại Bảng 2; điểm môn Toán xét từ cao xuống thấp).

* Tổ hợp xét tuyển:
  • A00: Toán, Vật lý, Hoá học

  • B00: Toán, Hoá học, Sinh học

  • C02: Ngữ văn, Toán, Hoá học

  • D07: Toán, Hoá học, Tiếng Anh
* Bậc đào tạo: Đại học

Xem thêm thông tin trên trang tuyển sinh của Trường.

Hoặc liên hệ để được Tư vấn tuyển sinh:

Thầy Trần Quang Ngọc (Trưởng Bộ môn): di động 0793666096, email: ngoctq@ntu.edu.vn.

Hoàng Thị Thu Thảo: di động 0932484139, email: thaohtt@ntu.edu.vn.


 
Giới thiệu ngành: 

CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT HÓA HỌC - ĐH NHA TRANG



TRONG THẾ GIỚI XUNG QUANH CHÚNG TA

KHÔNG Ở ĐÂU LÀ KHÔNG CÓ DẤU ẤN THÀNH TỰU

CỦA NGÀNH CÔNG NGHỆ HÓA HỌC


    
 
 

        

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO (xem chi tiết trong tập tin pdf):

 * MỤC TIÊU ĐÀO TẠO:

Đào tạo kỹ sư Hóa Kỹ thuật có khả năng:
-Thiết kế, chế tạo, vận hành các thiết bị công nghệ hoá học.
- Quản lý kỹ thuật (giám sát dây chuyền sản xuất, xây dựng/cải tiến quy trình sản xuất) tại các cơ sở sản xuất/chế biến.gia công các sản phẩm hóa công nghệ
- Quản lý chất lượng (kiểm tra chất lượng sản phẩm, kiểm soát chất lượng môi trường) tại các cơ sở sản xuất, các nhà máy, doanh nghiệp, hoạt động trong lĩnh vực công nghệ hóa học, công nghệ môi trường, công nghệ thực phẩm
- Giảng dạy, nghiên cứu tại các cơ sở đào tạo, các viện nghiên cứu về lĩnh vực hóa công nghệ, các cơ quan khoa học-kỹ thuật của nhà nước
- Dịch vụ khoa học - công nghệ: Tư vấn, chuyển giao công nghệ; kinh doanh hóa chất; lắp đặt/sửa chữa thiết bị hóa công nghệ

CƠ HỘI VIỆC LÀM (tham khảo: http://biology.vn/tot-nghiep-cong-nghe-hoa-hoc-ban-se-lam-gi/)
Sinh viên sau khi tốt nghiệp có thể làm việc tại các cơ sở sau:
- Các nhà máy, cơ sở sản xuất về hóa công nghệ (sản xuất vật liệu polymer – composite, xi măng, gốm sứ, ceramic / sản xuất hương liệu, mỹ phẩm, chất màu, chất tẩy rửa, sơn/ Xí nghiệp dược phẩm, thực phẩm chức năng/ Nhà máy lọc – hóa dầu/ Cơ sở dệt nhuộm/Cơ sở xi mạ/..)
- Các cơ quan quản lý khoa học - công nghệ của nhà nước/cơ quan nghiên cứu và chuyển giao công nghệ hóa học.
- Các Trung tâm phân tích (kiểm nghiệm chất lượng thực phẩm, dược phẩm, môi trường, hóa chất,..)
- Các trường ĐH, CĐ, THCN, các Viện nghiên cứu về hóa học và công nghệ hóa học.
- Các doanh nghiệp tư vấn thiết kế/lắp đặt phòng thí nghiệm, các nhà máy hóa học;  doanh nghiệp kinh doanh vật tư - trang - thiết bị hóa học và hóa công nghệ ...


* MỨC LƯƠNG TRUNG BÌNH (theo thống kê năm 2018):
  • Lương khởi điểm: 5- 6 triệu  VND/ tháng
  • 2-3 năm kinh nghiệm: 8-9 triệu VND/ tháng
  • 5 năm kinh nghiệm: trên 12 triệu VND/ tháng
* CƠ HỘI HỌC TẬP

Sinh viên tốt nghiệp khá giỏi và đặc biệt yêu thích công việc nghiên cứu có thể tiếp tục học sau đại học. Đặc biệt, nếu có năng lực ngoại ngữ tốt sinh viên ngành CNKT Hóa học dễ dàng tìm được học bổng Thạc sĩ, Tiến sĩ của các trường ĐH ngoài nước.

* THỜI GIAN ĐÀO TẠO: 4 năm
* SỐ TÍN CHỈ TÍCH LŨY TOÀN KHÓA: 150 tín chỉ
* CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO: gồm 02 phần Kiến thức giáo dục đại cương; Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp (xem chi tiết tại đây).

Kiến thức giáo dục đại cương (60 TC): Học kỳ 1- 4
Khoa học tự nhiên: Toán (Giải tích, Đại số tuyến tính, Xác suất thống kê, PP tính), Vật lý ĐC, Hóa ĐC, P NCKH, Sinh thái học, Điện - Điện tử,...
Khoa học xã hội - nhân văn: Ngoại ngữ, Triết học, Pháp luật, Kinh tế ĐC, Kỹ năng giao tiếp...
Kiến thức chung: Tin học cơ sở, Ngoại ngữ, GD thể chất, GD Quốc phòng-An ninh

Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp(90 TC): Học kỳ 3 - 8)
Kiến thức cơ sở ngành (52TC)
• 
Nhập môn CNKT Hóa học, 
Hóa Lý, Hóa Vô cơ, Hóa Hữu cơ, Hóa Phân tích, PP Phân tích hiện đại, Hóa Keo
Các quá trình – thiết bị (Quá trình cơ học, Truyền nhiệt, Truyền khối, Kỹ thuật phản ứng, Thiết kế máy và thiết bị hóa học), Vẽ kỹ thuật, Cơ sở thiết kế nhà máy hóa chất, An toàn lao động trong công nghệ hóa học,..
•Tin học trong Công nghệ Hóa học; Thiết kế và phân tích thí nghiệm; Đồ họa CAD; Anh văn chuyên ngành,
• Công nghệ nano; Hóa học xanh; Hóa kỹ thuật môi trường

Kiến thức ngành (28 TC): Học kỳ 6 - 8
Công nghệ Hoá vô cơ: Công nghệ sx chất màu vô cơ, CN chế biến khoáng sản, CNSX phân bón vô cơ.
Công nghệ vật liệu polymer- composite: Hóa học-Hóa lý polymer, CN Vật liệu composite; Kỹ thuật sản xuất chất dẻo; Gia công polyme
Công nghệ Hóa hợp chất thiên nhiên: Hợp chất thiên nhiên; Tách chiết và tinh chế hợp chất thiên nhiên; Công nghệ chất màu – chất mùi tự nhiên; Chất chống oxy hóa tự nhiên

Kiến thức bổ trợ (giảng dạy theo yêu cầu người học)
•Kỹ thuật phân tích; Kỹ thuật nhuộm - in hoa; Công nghệ sản xuất chất tạo màng và sơn; Polymer phân hủy sinh học; Tái chế polymer; Công nghệ chế biến khoáng sản; Công nghệ gốm sứ và thủy tinh; Công nghệ điện hóa; Ăn mòn và bảo vệ vật liệu

     Nội dung giảng dạy mang tính cốt lõi, thực tiễn và hiện đại, giúp sinh viên sau khi tốt nghiệp có thể dễ dàng thích ứng với các yêu cầu đa dạng của nhiều ngành nghề trong xã hội không chỉ về lĩnh vực công nghệ hóa học mà cả một số ngành nghề có liên quan (hóa thực phẩm, mỹ phẩm, dược phẩm,...)

    Ngoài các giờ học lý thuyết trên giảng đường, thực hành ở phòng thí nghiệm, thực tập nghề nghiệp tại các nhà máy, Viện nghiên cứu, sinh viên còn được tham gia các hoạt động văn thể, xã hội ngoại khóa rất bổ ích do Đoàn Trường, Đoàn Khoa và Hội Sinh viên, Câu lạc bộ Sinh viên Công nghệ Kỹ thuật Hóa học tổ chức.

 
   
 
 
 


* ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN
Bộ môn Kỹ thuật Hóa học có 12 giảng viên gồm: 6 Tiến sĩ, 4 Thạc sĩ, 1 kỹ sư, 1 cử nhân, trong đó nhiều giảng viên được đào tạo ở nước ngoài (Pháp, Áo, Nga, Hàn Quốc)

* PHÒNG THÍ NGHIỆM
Bộ môn hiện có 4 phòng thí nghiệm (PTN Hóa Đại cương, PTN Hóa Vô cơ – Hữu cơ, PTN Hóa Lý – Hóa Phân tích; PTN Công nghệ Hóa học) cơ bản đáp ứng yêu cầu thí nghiệm – thực hành của sinh viên.

   
 
 


Với đội ngũ giảng viên có trình độ cao, nhiệt tình, năng động, trẻ trung, cơ sở vật chất đầy đủ, khang trang, hiện đại, chúng tôi cam kết đảm bảo chất lượng đào tạo đáp ứng chuẩn đầu ra.
Học tại trường ĐH Nha Trang, các em được sống trong một môi trường an ninh, lành mạnh, được gần gia đình, tiết kiệm chi phí đi lại và sinh hoạt, tận hưởng những cảnh đẹp thơ mộng của thành phố biển Nha Trang.

Ngành Công nghệ Kỹ thuật Hóa học – Đại học Nha Trang: một ngành học thú vị với nhiều cơ hội việc làm đang chờ đón các em!
   


 

 





  
Thông báo
Minimize
THÔNG BÁO

SINH HOẠT HỌC THUẬT BỘ MÔN

Năm học: 2015 - 2016

Lần 1 (28/12/2015): 

 chi tiết


Năm học: 2014 - 2015

* Lần 1 (18/10/2014): chi tiết


* Lần 2 (10/11/2014): chi tiết
* Lần 3 (27/01/2015): chi tiết

--------------------------------------------


* LỄ RA MẮT CLB CNKT HÓA HỌC
(Thư mời tham dự)

* Cuộc thi OLYMPIC Hóa học-Lần 2

* Cuộc thi OLYMPIC Hóa học-Lần 1


-------------------------------