PHƯƠNG CHÂM BẢO VỆ  TÀI SẢN TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG: PHÒNG LÀ CHÍNH
  
Hướng tới
Minimize


BẢO VỆ
TRƯỜNG ĐH NHA TRANG
  
Trường đhnt
Minimize

  
HÌNH ẢNH
Minimize
  
Đ/C KHỔNG TRUNG THẮNG - PHÓ HIỆU TRƯỞNG TRAO GIẤY KHEN        
  
Hình ảnh
Minimize
Bảo vệ Tuyển sinh đợt 1- 2016 an toàn tuyệt đối
  
Nội dung
Minimize
Quan điểm và giải pháp chiến lược phòng, chống tội phạm thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước  

lehoainam 10/17/2014 9:33:12 AM
TCCSĐT - Sau 15 năm thực hiện Nghị quyết số 09/NQ-CP của Chính phủ và Chương trình quốc gia phòng, chống tội phạm (1998 - 2010) của Ban Chỉ đạo 138/CP, 5 năm thực hiện Chỉ thị số 48/CT-TW của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tội phạm trong tình hình mới (2010 - 2014), công tác phòng, chống tội phạm ở nước ta đã thu được nhiều kết quả quan trọng, góp phần tích cực giữ gìn trật tự, kỷ cương pháp luật, phục vụ công cuộc phát triển đất nước.

Tuy nhiên, tội phạm ở nước ta vẫn diễn biến phức tạp, gây hậu quả nghiêm trọng về nhiều mặt cho xã hội. Cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm, giữ gìn trật tự an toàn xã hội gặp không ít khó khăn, thách thức, đòi hỏi phải phát huy cao độ hơn nữa sức mạnh tổng hợp của toàn xã hội. Vì vậy, việc xây dựng và triển khai Chiến lược phòng, chống tội phạm thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa (trước mắt đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030) là yêu cầu rất cấp thiết.

Tội phạm ở Việt Nam: thực trạng và dự báo

Trong những năm qua, các ngành, các cấp do các lực lượng chuyên trách làm nòng cốt đã triển khai đồng bộ, toàn diện nhiều nội dung, biện pháp đấu tranh phòng, chống tội phạm, thu được nhiều kết quả quan trọng. Cuộc đấu tranh đã nhận được sự quan tâm chỉ đạo, điều hành của cấp ủy đảng, chính quyền các cấp, huy động được nhiều nguồn lực xã hội, động viên được sự tham gia của đông đảo quần chúng nhân dân. Công tác phòng ngừa xã hội mà nòng cốt là phong trào “Toàn dân tham gia phòng ngừa, phát hiện, tố giác tội phạm và quản lý, giáo dục, giúp đỡ người phạm tội trong gia đình, ở địa bàn dân cư” được triển khai sâu rộng, gắn với Cuộc vận động Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa và nhiệm vụ phát triển kinh tế, nâng cao đời sống nhân dân đã mang lại hiệu quả rõ nét, góp phần củng cố nền tảng ngăn ngừa tội phạm ngay từ cơ sở. Các lực lượng chuyên trách tập trung lực lượng, phương tiện, biện pháp mở nhiều đợt cao điểm tấn công trấn áp tội phạm trên các tuyến, địa bàn trọng điểm. Hàng chục nghìn băng nhóm tội phạm hình sự nguy hiểm, đường dây mua bán vận chuyển ma túy đã được triệt phá, bóc gỡ; nhiều vụ án kinh tế, tham nhũng lớn được phát hiện, điều tra, xử lý; hoạt động của tội phạm có tổ chức và băng nhóm tội phạm hình sự mang tính chất “xã hội đen” đã được ngăn chặn; tình hình tội phạm ở các thành phố lớn, trên các tuyến, địa bàn trọng điểm cơ bản được kiềm chế.

Đạt được những kết quả trên là do đã huy động được sức mạnh của cả hệ thống chính trị, sức mạnh tổng hợp của xã hội và sự cố gắng, nỗ lực của các lực lượng chuyên trách.

Mặc dù vậy, tình hình tội phạm ở nước ta vẫn diễn biến rất phức tạp. Nhiều loại tội phạm nghiêm trọng chưa được kiềm chế. Tội phạm có tổ chức, băng nhóm tội phạm mang tính chất “xã hội đen”, tội phạm buôn lậu, gian lận thương mại, tội phạm về ma túy hoạt động công khai, lộng hành ở nhiều thành phố lớn, trên các tuyến biên giới, trắng trợn xâm phạm quyền, lợi ích của Nhà nước, xã hội và nhân dân. Tham nhũng và tội phạm tham nhũng vẫn hết sức nhức nhối, trở thành một trong những mối đe dọa trực tiếp sự tồn vong của chế độ. Tội phạm và vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường xảy ra trong nhiều lĩnh vực, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển kinh tế của đất nước, xâm phạm trực tiếp đến quyền lợi của người dân và sức khỏe cộng đồng. Tội phạm có tính quốc tế, tội phạm xuyên quốc gia và tội phạm sử dụng công nghệ cao đang là một thách thức lớn.

Nguyên nhân của tình hình trên, một phần là do các yếu tố khách quan, như tác động của những vấn đề xã hội phức tạp nảy sinh trong cơ chế thị trường và hội nhập quốc tế; sự xuống cấp về đạo đức xã hội, lối sống thực dụng, chạy theo đồng tiền, làm ăn chụp giật,... nhưng chủ yếu vẫn là do những hạn chế, yếu kém trong công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm, nhất là phòng ngừa xã hội. Cấp ủy đảng, chính quyền, người đứng đầu cơ quan, tổ chức ở một số ngành, địa phương chưa thực sự quan tâm chỉ đạo toàn diện công tác phòng, chống tội phạm, vì vậy, nhiệm vụ phòng, chống tội phạm chưa được đưa vào chương trình, kế hoạch phát triển theo yêu cầu của Đảng và Nhà nước. Nhiều cấp, nhiều ngành còn đứng ngoài cuộc hoặc chỉ tham gia một cách hình thức, chiếu lệ, đối phó. Tổ chức bộ máy, phân công, phân cấp ở các cơ quan bảo vệ pháp luật và chuyên trách còn bất cập, dẫn đến chồng chéo, trùng lặp. Năng lực tham mưu, quản lý và tổ chức thực hiện cũng như tinh thần trách nhiệm, thái độ phục vụ Tổ quốc, phục vụ nhân dân, kiên quyết tấn công tội phạm của một bộ phận cán bộ cơ quan bảo vệ pháp luật, chiến sĩ lực lượng chuyên trách còn hạn chế, yếu kém, sa sút. Điều kiện hậu cần - kỹ thuật bảo đảm cho công tác phòng, chống tội phạm còn nhiều khó khăn, hạn chế. Chính sách đãi ngộ đối với lực lượng trực tiếp đấu tranh phòng, chống tội phạm còn chưa phù hợp.

Dự báo trong giai đoạn tới, tình hình tội phạm ở Việt Nam vẫn diễn biến phức tạp, một số loại tội phạm nghiêm trọng có xu hướng tăng.

Tính chất tội phạm ngày càng nguy hiểm, mang yếu tố quốc tế, có tổ chức, xuyên quốc gia và sử dụng công nghệ cao. Thủ đoạn hoạt động tinh vi, phương thức hoạt động xảo quyệt, manh động, liều lĩnh. Tội phạm hình sự có tổ chức, băng nhóm “xã hội đen” gây án nghiêm trọng, băng nhóm tội phạm ma túy có vũ trang ở khu vực biên giới, tội phạm tham nhũng và tội phạm kinh tế trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng, đầu tư, quản lý, sử dụng đất đai và thương mại, tội phạm và vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường vẫn hết sức nhức nhối. Xu hướng tội phạm cấu kết với nhau hình thành các tập đoàn tội phạm lớn hoạt động đa lĩnh vực, liên tỉnh, xuyên quốc gia, nếu không được đấu tranh ngăn chặn, có thể trở thành hiện thực. Tội phạm do suy thoái đạo đức xã hội, đạo đức gia đình có xu hướng gia tăng, trực tiếp đe dọa phá vỡ nền tảng đạo đức, văn hóa của xã hội.

Mức độ hậu quả gây ra cho xã hội của các loại tội phạm ngày càng lớn, xâm phạm nghiêm trọng trật tự, kỷ cương pháp luật xã hội chủ nghĩa, lợi ích của Nhà nước và xã hội, tài sản, tính mạng, quyền và lợi ích chính đáng của nhân dân, làm suy giảm niềm tin xã hội và cản trở công cuộc phát triển đất nước.

Thành phần phạm tội đa dạng, phức tạp. Tội phạm nghiêm trọng chủ yếu do các đối tượng chuyên nghiệp gây ra. Tuy nhiên, cũng cần đặc biệt chú ý phòng ngừa, ngăn chặn, làm giảm những nhân tố đầu vào của tội phạm, những người có nguy cơ mắc vào các tệ nạn xã hội và sa vào con đường phạm tội, như những người lao động tự do, thiếu việc làm và thất nghiệp do chịu ảnh hưởng của cuộc suy thoái kinh tế vừa qua; thanh niên, thiếu niên, học sinh, sinh viên bỏ học, bỏ nhà tụ tập, lang thang, sống bầy đàn và một bộ phận cán bộ, đảng viên, công chức hư hỏng, thoái hóa, biến chất.

Địa bàn hoạt động của tội phạm chủ yếu tập trung ở các thành phố lớn, các tuyến trọng điểm, các lĩnh vực quan trọng của đời sống xã hội, nhất là ở Thủ đô Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, các đô thị loại 1 và các vùng chiến lược về an ninh, trật tự; trên các tuyến biên giới, quốc lộ trọng điểm, tuyến hàng không quốc tế, tuyến bưu chính - viễn thông; trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng, quản lý, sử dụng đất đai, xuất - nhập khẩu, thương mại điện tử, tổ chức cán bộ và an sinh xã hội...

Quan điểm và mục tiêu phòng, chống tội phạm

Về quan điểm

Phòng, chống tội phạm là một trong những nhiệm vụ trọng yếu thường xuyên, lâu dài của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân, đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp, toàn diện về mọi mặt của Đảng, sự quản lý, điều hành thống nhất của Nhà nước, do các cơ quan bảo vệ pháp luật và lực lượng chuyên trách làm nòng cốt.

Chiến lược phòng, chống tội phạm là một nội dung quan trọng, bộ phận cấu thành của Chiến lược phát triển đất nước, phục vụ đắc lực nhiệm vụ xây dựng, chỉnh đốn Đảng, xây dựng Nhà nước, các đoàn thể trong sạch, vững mạnh, tạo môi trường xã hội ổn định, lành mạnh phục vụ nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh, đối ngoại của đất nước.

Sử dụng đồng bộ các biện pháp chính trị, tổ chức - hành chính, kinh tế - xã hội, pháp luật, nghiệp vụ, vũ trang, ngoại giao để phòng, chống tội phạm. Kết hợp giữa phòng ngừa và đấu tranh trấn áp, lấy phòng ngừa làm chính. Coi trọng hoạt động phòng ngừa xã hội, phòng ngừa tội phạm từ gia đình và cơ sở. Huy động sức mạnh của hệ thống chính trị và sức mạnh tổng hợp của toàn xã hội vào cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm.

Về mục tiêu

Khắc phục một bước căn bản, vững chắc nguyên nhân, điều kiện làm phát sinh, tồn tại, phát triển của các loại tội phạm, trước hết là các nguyên nhân, điều kiện do những sơ hở, thiếu sót trong quản lý kinh tế, quản lý xã hội; kiềm chế sự gia tăng của một số loại tội nguy hiểm, từng bước làm giảm tình hình tội phạm, trước hết trên các tuyến, ở các địa bàn trọng điểm.

Bảo đảm vai trò lãnh đạo của Đảng, hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về phòng, chống tội phạm, nâng cao vai trò, trách nhiệm của các cấp, các ngành, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể quần chúng, huy động mọi nguồn lực xã hội vào công tác phòng, chống tội phạm.

Nâng cao một bước căn bản năng lực hoạt động của lực lượng chuyên trách phòng, chống tội phạm, đủ sức đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới.

Một số nhiệm vụ và giải pháp phòng, chống tội phạm

Một là, huy động sức mạnh của hệ thống chính trị trong phòng, chống tội phạm. Tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy đảng, hiệu lực, hiệu quả quản lý, điều hành của chính quyền, phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể quần chúng các cấp trong công tác phòng, chống tội phạm. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục cho cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, đoàn viên, hội viên về ý thức trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện nhiệm vụ phòng, chống tội phạm. Trước hết là trách nhiệm của tổ chức đảng, cán bộ, đảng viên, người đứng đầu cơ quan, tổ chức theo yêu cầu của Bộ Chính trị được nêu trong Chỉ thị số 48/CT-TW, ngày 22-10-2010 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tội phạm trong tình hình mới. Các tổ chức đảng, cơ quan nhà nước, đoàn thể quần chúng cần xác định phòng, chống tội phạm là nhiệm vụ trọng yếu, thường xuyên và đưa vào chương trình phát triển để chỉ đạo, tổ chức thực hiện. Các chỉ tiêu về phòng, chống tội phạm cần được coi là một trong những tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của tổ chức và cá nhân trong các tổ chức thuộc hệ thống chính trị. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, phát hiện và xử lý đối với tổ chức, cá nhân vi phạm quy định của Đảng và Nhà nước về trách nhiệm phòng, chống tội phạm. Kiện toàn Ban Chỉ đạo 138 các cấp theo hướng sáp nhập các ban chỉ đạo về lĩnh vực phòng chống tội phạm, phòng chống ma túy, phòng chống tệ nạn xã hội về một đầu mối và tăng cường cán bộ có phẩm chất, nhiệt huyết, năng lực, kinh nghiệm vào Ban Chỉ đạo 138 các cấp.

Hai là, chú trọng tăng cường, nâng cao hiệu quả các biện pháp phòng ngừa xã hội. Coi trọng phòng ngừa tội phạm từ gia đình, trong gia đình và ở cơ sở. Rà soát, đánh giá ảnh hưởng của các chính sách phát triển và quá trình thực hiện các chính sách phát triển đến tình hình tội phạm và hoạt động phòng, chống tội phạm, đề xuất khắc phục hạn chế những sơ hở, thiếu sót, bất cập. Đẩy mạnh các hoạt động truyền thông, giáo dục, nhất là truyền thông giáo dục về đạo đức, lối sống, chính sách, pháp luật nhằm chống suy thoái đạo đức, lối sống, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật, tinh thần cảnh giác và trách nhiệm tham gia phòng, chống tội phạm đối với các tổ chức, cá nhân và gia đình. Đẩy mạnh phong trào “Toàn dân tham gia phòng ngừa, phát hiện, tố giác tội phạm và quản lý, giáo dục người phạm tội trong gia đình, ở địa bàn dân cư” gắn với Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” và “Toàn dân chung sức xây dựng nông thôn mới”, gắn và phục vụ nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống nhân dân. Tiếp cục củng cố, kiện toàn, nâng cao một bước hiệu quả hoạt động của các lực lượng bán chuyên trách và các tổ chức tự giác của quần chúng ở cơ sở. Đẩy nhanh quá trình “xã hội hóa” công tác phòng, chống tội phạm, huy động thêm nhiều nguồn lực cho công tác phòng, chống tội phạm.

Ba là, từng bước nâng cao năng lực phòng, chống tội phạm của các cơ quan bảo vệ pháp luật và các lực lượng chuyên trách. Rà soát, đánh giá thực trạng năng lực của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân các cấp và các lực lượng chuyên trách phòng, chống tội phạm thuộc Công an nhân dân, Quân đội nhân dân, xây dựng đề án tổng thể khắc phục hạn chế, yếu kém và nâng cao một bước căn bản năng lực các lực lượng này. Trong đó, cần tập trung chỉ đạo đổi mới công tác tổ chức, cán bộ theo hướng bố trí hợp lý mô hình các cơ quan tư pháp và lực lượng chuyên trách bảo đảm sự chỉ đạo tập trung, thống nhất, hướng về cơ sở; tổ chức đào tạo, đào tạo lại đội ngũ cán bộ, đổi mới cơ chế phối hợp... theo tinh thần Nghị quyết số 49/NQ-TW, ngày 02-6-2005, của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 và Nghị quyết số 30c/NQ-CP, ngày 08-11-2011, của Chính phủ về Chương trình cải cách nền hành chính quốc gia giai đoạn 2011 - 2020. Ưu tiên đầu tư ngân sách, mua sắm, cung ứng vật tư, phương tiện một cách hợp lý, từng bước đáp ứng yêu cầu hậu cần - kỹ thuật cho hoạt động của các cơ quan tư pháp và lực lượng chuyên trách.

Bốn là, tiếp tục hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật về phòng, chống tội phạm. Trước hết, cần nghiên cứu sửa đổi, bổ sung Bộ luật Hình sự, Bộ luật Tố tụng hình sự, Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân, Luật Tổ chức Tòa án nhân dân, Luật Thi hành án hình sự, pháp luật về tổ chức cơ quan điều tra hình sự, pháp luật về các biện pháp phòng, chống tội phạm và một số đạo luật có liên quan.

Năm là, chủ động, tích cực mở rộng quan hệ đối ngoại và tăng cường hợp tác quốc tế về phòng, chống tội phạm. Trước hết, ưu tiên hợp tác với các cơ quan an ninh, cảnh sát, nội vụ các nước láng giềng, các nước lớn, các đối tác quan trọng, bạn bè truyền thống, các tổ chức và hiệp hội cảnh sát, tư pháp hình sự quốc tế để đấu tranh phòng, chống có hiệu quả tội phạm xuyên quốc gia, tội phạm có yếu tố nước ngoài, tội phạm sử dụng công nghệ cao. Tranh thủ nguồn lực bên ngoài phục vụ yêu cầu hiện đại hóa, tăng cường năng lực của các lực lượng chuyên trách, phục vụ lợi ích quốc gia, dân tộc, giữ vững môi trường hòa bình, ổn định cho sự phát triển đất nước./.

Trần Minh TơnViện Chiến lược và Khoa học Công an (Bộ Công an)

Các tin cùng thể loại
+ Tổ bảo vệ phối hợp kiểm tra toàn diện an ninh KTX
+ Trường Đại học Nha Trang xây dựng phương án bảo vệ buổi mít tinh
+ Hội nghị tập huấn công tác đảm bảo an ninh, trật tự trường học
+ Trả lời kiến nghị của sinh viên Tháng 1/2015
+ BÁO CÁO THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ANTT VÀ PHƯƠNG HƯỚNG TRONG THỜI GIAN TỚI QUÝ I NĂM 2016
+ Đảm bảo tốt an ninh, trật tự phục vụ bầu cử Đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp
+ Trả lời kiến nghị của sinh viên tháng 9/2016
+ Cảnh báo một số khu vực ở trong trường có thể xảy ra cháy
+ Tình hình công tác an ninh trật tự năm học 2013 -2014
+ Đ/C Đỗ Quang Điệp – Tổ trưởng Tổ Bảo vệ qua hai ngày phỏng vấn thuyết phục Sinh viên Nghĩa đã nhận lấy láp tốp, đồng hồ của bạn.
+ Ngăn chặn đối tượng truyền đạo "đạo Tin lành" vào trường
+ Sinh viên Nguyễn Thị Kim Ngân kịp thời ngăn chặn đối tượng ăn cắp