Chi tiết tin
Minimize
Ứng dụng công nghệ hiện đại cho tàu đánh cá xa bờ 

vien khcnktts 1/18/2014 11:14:16 AM
Hệ thống đèn Led và pin năng lượng mặt trời đã được ứng dụng trên tàu khai thác xa bờ tại Đà Nẵng

Đó là nhận định chung được đưa ra tại Hội thảo “Sử dụng năng lượng quang điện và công nghệ LED cho tàu đánh bắt xa bờ” do Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Đà Nẵng phối hợp cùng Trung tâm phát triển năng lượng (EDEC) và Công ty Cổ phần năng lượng Hoàng Đạo tổ chức ngày 7-3 tại Đà Nẵng.

Theo thống kê, Đà Nẵng có 1.370 chiếc (trong đó có 200 tàu đánh bắt xa bờ), tổng công suất gần 112.000 CV; sản lượng đánh bắt đạt 35.000 tấn. Riêng năm 2012, Đà Nẵng có 9 tàu công suất từ 500-1.000CV vừa đóng mới. Qua khảo sát nhu cầu sử dụng năng lượng, tàu từ 90-120CV sử dụng 2.500 lít dầu/chuyến ra khơi 20 ngày; tàu công suất trên 600CV sử dụng 6.000 lít dầu/chuyến ra khơi 20 ngày…

Tuy nhiên, phần lớn nhiên liệu dầu dùng cho việc chạy động cơ diesel và chiếu sáng các bóng đèn cao áp để dẫn dụ cá. Trong khi các tàu cá đều sử dụng đèn huỳnh quang và đèn cao áp để dẫn dụ cá nên hiệu suất và tuổi thọ thấp; chi phí nhiên liệu cho đèn dẫn dụ cá chiếm 50% tổng chi phí đánh bắt cá; không đảm bảo an toàn điện; chi phí đầu tư máy phát điện công suất lớn, phát thải ô nhiễm cao...

Tại hội thảo, các ý kiến tham luận xoay quanh vấn đề về việc sử dụng hệ thống pin năng lượng mặt trời (NLMT) cũng như hiệu quả của việc ứng dụng hệ thống đèn LED giúp cho tàu cá tiết kiệm điện năng; tiết kiệm chi phí nhiên liệu, phí vận hành và phí bảo dưỡng…

Theo một số ý kiến của ngư dân, hệ thống đèn chiếu sáng dẫn dụ cá của tàu đánh bắt xa bờ tiêu thụ lượng điện quá lớn, chi phí lắp đặt còn cao, nên ngư dân mong muốn được hỗ trợ trong việc lắp đặt thử nghiệm hệ thống đèn LED dẫn dụ cá thay cho hệ thống đèn cũ, nhằm giảm tiêu thụ điện năng, giảm chi phí, tăng hiệu quả đánh bắt.

Được biết, ở Đà Nẵng, hệ thống pin NLMT cho tàu đánh cá đã được triển khai lắp đặt thử nghiệm cho 2 tàu là tàu chụp mực ĐNa 90026 có công suất 380CV của ông Lê Văn Xin và tàu ĐNa 90169 của ông Lê Văn Minh (cùng trú quận Sơn Trà, Đà Nẵng).

Kết quả thử nghiệm cho thấy, hệ thống điện từ pin NLMT đã đáp ứng nhu cầu điện sinh hoạt trên tàu như sử dụng máy tầm ngư, bộ đàm, ICOM, bơm nước… mà không phải vận hành động cơ của tàu. Qua đó, tiết kiệm một phần chi phí nhiên liệu và đảm bảo việc liên lạc với đất liền khi có sự cố trên biển một cách thường xuyên qua hệ thống thông tin liên lạc, hệ thống định vị vệ tinh 24/24 giờ, góp phần giảm thiểu rủi ro…

Nguồn : http://skhcn.daknong.gov.vn


Các tin cùng thể loại
+ Ứng dụng GIS tạo khu vực bảo vệ và bảo vệ đàn cá
+ HỘI THẢO KHOA HỌC CẤP TỈNH TẠI NINH THUẬN
+ TỌA ĐÀM KHOA HỌC ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CÁ NGỪ ĐẠI DƯƠNG CÂU TAY
+ HỘI THẢO KHOA HỌC
+ HỘI THẢO KHOA HỌC “ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐÈN LED”
+ Đưa công nghệ đá khô (đá CO2) vào lĩnh vực khai thác thủy hải sản
+ Ba công nghệ nên sử dụng để bảo quản sản phẩm hải sản sau khai thác trên tàu cá
+ Hiện trạng khai thác, nuôi trồng thủy sản ở Việt Nam và đề xuất giải pháp xử lý nước thải
+ Thiết bị kết nối vệ tinh "vô dụng"
+ Những nguyên nhân chính làm suy giảm chất lượng hải sản sau khai thác trên tàu cá
+ Giải pháp lựa chọn mô hình hồi quy đơn biến
+ Bảo vệ thành công dự án chuyển giao công nghệ cấp tỉnh Khánh Hòa
+ Phương pháp thu thập số liệu trong Nghiên cứu khoa học
+ Hướng dẫn chi tiết sử dụng phần mềm Who sample size 2.0 tính toán cỡ mẫu
+ Các công cụ hỗ trợ tính cỡ mẫu trong NCKH
+ Kết quả họp hội đồng nghiệm thu cấp cơ sở dự án sản xuất thử nghiệm