TinBai
Minimize
Kỷ niệm 22 năm ngày thành lập Hội Khuyến học Việt Nam: Khuyến học, khuyến tài đưa đất nước đi lên  

Lê Hoài Nam 10/18/2018 3:12:08 PM
Nhằm tri ân các cá nhân, tổ chức làm công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập cả nước, sáng nay 2/10, tại Hà Nội, Trung ương Hội Khuyến học Việt Nam tổ chức buổi lễ kỷ niệm 22 năm ngày thành lập Hội Khuyến học Việt Nam trong không khí ấm cúng, thân mật.

Xem hình

22 năm: Chặng đường vinh quang của khuyến học

Ôn lại chặng đường lịch sử phát triển giáo dục nước nhà, GS. TS Phạm Tất Dong, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư kí TƯ Hội Khuyến học Việt Nam nhấn mạnh, khuyến học, khuyến tài là một đạo lý được dân tộc ta luôn luôn đề cao, truyền bá và phát huy.

Ngày 29/2/1996, một tổ chức xã hội đã ra đời với cái tên Hội Khuyến học Việt Nam mang sứ mệnh “khuyến học, khuyến tài, xây dựng cả nước trở thành một xã hội học tập”.

Đến nay, Hội Khuyến học Việt Nam vừa tròn 22 tuổi với gần 17 triệu hội viên hoạt động rộng khắp trong cả nước, thành tích rất đáng khích lệ. Tính đến ngày 30/6/2018, số hội viên khuyến học cả nước hiện có 17.650.000 hội viên, chiếm 19,2% dân số. Trong đó, số hội cơ sở là: 12.641 tăng 1,30%; số chi hội khuyến học là: 159.579 tăng 0,7%; số ban khuyến học là: 117.966, tăng 3,22%, con số tăng đều qua các năm.

Cùng với đó, Hội đã mở rộng hoạt động của mình đến tất cả các quận, huyện, xã, thị xã, phường, thị trấn và lan tỏa đến các tổ dân phố, cụm dân cư, bản, làng, thôn, xóm, các dòng họ, các cơ quan, các doanh nghiệp. Mỗi hội viên của Hội đều tự hào được làm việc nghĩa, không vụ lợi, hướng theo lí tưởng làm cho dân Việt trở thành một dân tộc thông thái như Chủ tịch Hồ Chí Minh hằng mong mỏi.

 Đại diện văn phòng Chủ tịch nước tặng lẵng hoa chúc mừng Hội Khuyến học Việt Nam.  
Đại diện văn phòng Chủ tịch nước tặng lẵng hoa chúc mừng Hội Khuyến học Việt Nam.
  
GS.TS Phạm Tất Dong cho biết thêm, sự quan tâm lãnh đạo của Đảng và Nhà nước đã giúp cho Hội trưởng thành nhanh chóng. Đảng đã giao những trọng trách theo từng bước phát triển, từ chỗ yêu cầu Hội làm tốt việc khuyến khích và hỗ trợ hệ thống giáo dục chính quy, góp sức phát triển các loại hình học tập không chính quy (từ 2005 trở về trước), đến việc giao nhiệm vụ chính trị xây dựng xã hội học tập (XHHT) từ cơ sở (giai đoạn 2005 - 2010) và nay là làm nòng cốt trong cuộc vận động nhân dân xây dựng XHHT với tư cách là một tổ chức xã hội có tính đặc thù.

GS.TS Dong nhấn mạnh, trải qua 22 năm, Hội đã kiên định quan điểm giáo dục xã hội chủ nghĩa của Đảng, quán triệt tư tưởng giáo dục nhân cách và học tập suốt đời của Chủ tịch Hồ Chí Minh để triển khai mọi hoạt động khuyến học, khuyến tài định hướng XHHT. Hội Khuyến học Việt Nam tự hào là người kế tục tin cậy của phong trào truyền bá quốc ngữ, bình dân học vụ, bổ túc văn hoá trước đây, đã cố gắng không ngừng và những đóng góp tích cực của Hội trong 22 năm qua.

Ngày khuyến học của toàn xã hội

 GS.TS Nguyễn Thị Doan, Chủ tịch Hội Khuyến Học Việt Nam gửi lời chúc mừng đến hơn 17 triệu hội viên khuyến học trong cả nước.  
GS.TS Nguyễn Thị Doan, Chủ tịch Hội Khuyến Học Việt Nam gửi lời chúc mừng đến hơn 17 triệu hội viên khuyến học trong cả nước.

Vừa qua Hội đã thực hiện tổng kết Chỉ thị 11 của Bộ Chính trị về khuyến học, khuyến tài, xây dựng XHHT. Trong công tác khuyến học, khuyến tài, Chỉ thị 11 của Bộ Chính trị được coi là trụ cột, từ đó Hội bám sát theo chương trình để triển khai thực hiện. Nhờ đó, vai trò của Hội đối với các tổ chức Đảng trong công tác khuyến học được nâng cao hơn, mỗi Đảng viên đều phải phấn đấu trở thành công dân học tập. Đồng thời, Đảng ta nhận thức sâu sắc về vai trò của khuyến học trong xây dựng đất nước, cho nên đây chính là lúc toàn dân cần thực hiện tốt hơn nữa phong trào học tập suốt đời, GS.TS Doan khẳng định.

22 năm qua, kể từ ngày Hội Khuyến học Việt Nam được thành lập, hoạt động khuyến học, khuyến tài, xây dựng XHHT đã trở thành phong trào rộng lớn, phát triển mạnh mẽ, rộng khắp trong cả nước. Việc thực hiện đề án 89/QĐ-TTg về xây dựng XHHT giai đoạn 2012-2020” và đề án 281/QĐ-TTg “Đẩy mạnh phong trào học tập suốt đời trong gia đình, dòng họ, cộng đồng đến năm 2020”… đã đáp ứng những yêu cầu vừa cấp bách, vừa mới mẻ của cuộc vận động xây dựng cả nước trở thành một XHHT. Cùng với đó, hàng triệu công dân, nhất là người nghèo, gia đình chính sách, học sinh giỏi đã trực tiếp thụ hưởng kết quả của phong trào khuyến học, khuyến tài.

 Toàn cảnh lễ kỷ niệm 22 năm ngày thành lập Hội Khuyến học Việt Nam và chào mừng Ngày Khuyến học Việt Nam 2/10.  
Toàn cảnh lễ kỷ niệm 22 năm ngày thành lập Hội Khuyến học Việt Nam và chào mừng Ngày Khuyến học Việt Nam 2/10.
  
Cách đây 10 năm, tháng 9/2008, Thủ tướng Chính phủ đã ra Quyết định số 1271/QĐ-TTg lấy ngày 2/10 hàng năm là “Ngày Khuyến học Việt Nam” với mục đích động viên các tầng lớp nhân dân, các tổ chức xã hội tham gia công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng XHHT; tôn vinh những gương sáng hiếu học, tập thể, cá nhân có thành tích trong công tác khuyến học, khuyến tài.

GS.TS Doan nhấn mạnh, việc tổ chức ngày Hội Khuyến học Việt Nam vào ngày 2/10 hàng năm là một chủ trương đúng đắn để tiếp tục khơi dậy và phát triển mạnh mẽ truyền thống hiếu học của dân tộc, tạo ra sự chuyển biến sâu rộng hơn trong toàn Đảng, toàn dân về xây dựng XHHT. Đây là dấu mốc hàng năm để kết nối và hội tụ các hoạt động và sáng kiến khuyến học, tôn vinh các giá trị văn hoá của dân tộc, của từng cộng đồng cổ vũ, định hướng phong trào khuyến học, khuyến tài tập trung hoàn thành mục tiêu do Đảng và Nhà nước đặt ra.

Đồng thời, GS.TS Nguyễn Thị Doan, Chủ tịch Hội Khuyến học cho rằng, chỉ có con đường giáo dục khuyến học, khuyến tài mới đưa đất nước đi lên. Do đó, Hội đã chủ động kí kết với hầu hết các Bộ, ban ngành, các tổ chức chính trị - xã hội liên quan tới học tập, xây dựng xã hội như: Bộ GD&ĐT; Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội; Tổng Liên đoàn Lao động; TƯ Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh; Hội Phụ nữ; Hội Người cao tuổi… Đây là bước tiền đề giúp cho các phong trào khuyến học được đi sâu, đi rộng hơn tới các công dân, trở thành làn sóng mạnh mẽ hơn bao giờ hết trong các cơ quan, tổ chức; các trường đại học, cao đẳng và toàn dân cư từ cấp cơ sở.

Cuối cùng, GS.TS Doan gửi lời cảm ơn Bộ Chính trị; Ban Bí thư; Chính phủ cùng các Bộ, ban, ngành luôn giúp đỡ, cùng thực hiện, đồng hành với Hội Khuyến học trong những năm qua. “Hi vọng với sự quan tâm của toàn xã hội hiện nay, phong trào học tập trong các dòng họ, địa phương phát triển mạnh mẽ hơn nữa. Hội sẽ đóng góp nhiều hơn cho sự học của đất nước, vun đắp tri thức nhiều hơn nữa trong sự nghiệp giáo dục nước nhà” - GS.TS Nguyễn Thị Doan mong mỏi.



Hà Cường


Các tin cùng thể loại
+ Ban Tuyên giáo Trung ương quán triệt nâng cao hiệu quả công tác khuyến học trong bối cảnh mới
+ Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Khuyến học Việt Nam lần thứ V
+ Xây dựng Công dân học tập, đơn vị học tập và xã hội học tập ở Việt Nam là con đường duy nhất đến với cách mạng 4.0
+ Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam: “Trường Đại học hãy là hình mẫu đầu tiên của học tập suốt đời”
+ Ra mắt Quỹ hỗ trợ tài năng cấp Quốc gia đầu tiên
+ Công văn về việc Tổ chức Tuần lễ hưởng ứng học tập suốt đời
+ Hội Khuyến học Việt Nam: Kế hoạch tuyên truyền năm 2012
+ Mẫu Báo cáo kết quả 2 năm thực hiện Quyết định 68/2010/QĐ-TTg và 1 năm thực hiện Quyết định 30/2010/QĐ-TTg
+ Trưởng Ban Dân vận Trung ương Trương Thị Mai làm việc tại tỉnh Phú Thọ
+ Vấn đề quán triệt đề án 'Xây dựng XHHT giai đoạn 2012 - 2020'
+ Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về Đại hội thi đua và biểu dương phong trào khuyến học toàn quốc lần thứ III năm 2013
+ Chủ tịch nước gửi thư thiếu nhi nhân kỷ niệm 50 năm phong trào 'Nghìn việc tốt'
+ Hội nghị Quán triệt Quyết định 281/QĐ – TTg của Thủ tướng Chính phủ
+ Vị Thủ tướng hết lòng vì công tác khuyến học