Thể lệ viết bài

THỂ LỆ VIẾT BÀI GỬI ĐĂNG TRÊN TẠP CHÍ KHOA HỌC - CÔNG NGHỆ THUỶ SẢN

I. HÌNH THỨC

- Bài báo được trình bày trên giấy A4 theo chiều đứng (portrait), dài không quá 7 trang kể cả bảng, biểu và tài liệu tham khảo.

- Canh lề: Top: 2 cm; Bottom: 2 cm; Left: 2 cm; Right: 2 cm; Header: 2 cm; Footer: 2 cm; 

- Bảng mã: Unicode; kiểu chữ: Times New Roman; Cỡ chữ: 11, Giãn dòng: single.

- Mật độ chữ bình thường, không được nén hoặc kéo dãn khoảng cách giữa các chữ.

- Chi tiết định dạng các mục như sau:

Mục

Cỡ chữ

Định dạng

Căn lề

Tên bài báo tiếng Việt

14

CHỮ HOA, IN ĐẬM

Căn giữa

Title (Tiếng Anh)

12

CHỮ HOA, IN ĐẬM, NGHIÊNG

Căn giữa

Thông tin về tác giả (họ và tên, đơn vị công tác, điện thoại, fax, email)(*)

12

Chữ thường, in nghiêng, đậm

Căn phải

Tóm tắt (tiếng Việt)

11

Chữ thường, in nghiêng

Căn đều hai bên

Abstract (tiếng Anh)

11

Chữ thường, in nghiêng

Căn đều hai bên

Từ khóa

11

Chữ thường, in nghiêng

Căn trái

Tên đề mục(**) mức 1

11

CHỮ HOA, IN ĐẬM (I, II, III...)

Căn trái

Tên đề mục mức 2

11

Chữ thường, in đậm (1, 2, 3 trong từng mục tiêu đề lớn đánh số La mã...)

Căn trái

Tên đề mục mức 3

11

Chữ thường, in nghiêng (1.1, 2.1, 3.1...)

Căn trái

Tên đề mục thứ 4 (nếu có)

11

Chữ thường (1.1.1, 2.1.1, 3.1.1...)

Căn trái

Tên đề mục thứ 5 (nếu có)

11

Chữ thường, in nghiêng (a, b, c...)

Căn trái

Nội dung

11

Chữ     thường

Căn đều hai bên

Tên khoa học (latinh)

11

Theo quy định chung

 

Tên bảng

11

Chữ thường, in đậm

Căn giữa, phía trên bảng

Nội dung bảng

11

Chữ thường

 

Tên hình

11

Chữ thường, in đậm

Căn giữa, phía dưới hình

Chú thích bảng, hình

9

Chữ thường, in nghiêng

Căn trái, phía dưới bảng

Đánh số bảng, hình

11

Số thứ tự 1, 2, 3...

 

Tài liệu tham khảo  

11

Chữ thường

Căn đều hai bên

(*): Đối với những bài báo có nhiều tác giả, tên tác giả liệt kê đầu tiên được hiểu là tác giả chính.

(**):Nhằm đảm bảo tính khoa học và rõ ràng cho bài viết, sau tiêu đề lớn nhất là các số la mã, các tiêu đề nhỏ trong từng phần thống nhất cách đánh là số thứ tự: 1, 2, 3...và chia nhỏ với các tiêu đề nhỏ hơn.

 

II. CẤU TRÚC BÀI BÁO

1. Bài báo thuộc thể loại nghiên cứu

1.1. Tóm tắt bằng Tiếng Việt: không quá 250 từ, tóm tắt những điểm quan trọng nhất của bài viết. Tuy phần tóm tắt ngắn nhưng phải chứa đựng đầy đủ nội dung, gồm các phần như mục tiêu và phạm vi nghiên cứu, miêu tả những phương pháp đã được sử dụng và kết quả nghiên cứu. Tất cả những gì được nêu trong tóm tắt đều phải hiện diện trong thân bài chính.

1.2.  Tóm tắt bằng Tiếng Anh: dịch từ tóm tắt bằng tiếng Việt.

1.3. Từ khoá: liệt kê 3¸5 từ.

1.4. Đặt vấn đề: tác giả có thể mở đầu bài báo bằng nhiều cách, nhưng phải nêu được những ý chính sau: tính cấp thiết, ý nghĩa, tác dụng của công trình nghiên cứu. Phần đặt vấn đề cần trình bày một cách ngắn gọn hiện trạng của những kiến thức có liên quan đến tồn tại hiện còn của vấn đề được giới thiệu trong bài gởi đăng và những cách xem xét về tồn tại đó.

1.5. Đối tượng, vật liệu và phương pháp nghiên cứu: trình bày rõ đối tượng, vật liệu và phương pháp nghiên cứu sử dụng trong công trình nghiên cứu.

1.6. Kết quả nghiên cứu và thảo luận: chỉ trình bày các kết quả rút ra trực tiếp từ công trình nghiên cứu được gởi đăng. Chỉ những kết quả này mới là đối tượng để phân tích và bàn luận trong bài đăng. Trong phần này tác giả nêu lên những nhận xét của mình qua so sánh kết quả nghiên cứu đăng trong bài với những kết quả đã được công bố thuộc cùng chuyên ngành. Các định hướng mới nảy sinh cũng được trình bày

1.7. Kết luận và kiến nghị: khẳng định lại những kết quả rút ra từ công trình và trình bày những đề xuất, khuyến nghị với các cấp liên quan.

1.8. Tài liệu tham khảo:          

Tài liệu tham khảo chỉ giới hạn là những tài liệu được sử dụng trong bài báo. Tài liệu tham khảo được trình bày theo thứ tự A, B, C, … Phần tài liệu tham khảo bằng tiếng Việt được xếp trước, bằng tiếng nước ngoài được xếp sau. Cách trình bày tài liệu tham khảo như sau:

a. Tài liệu tham khảo lấy từ tạp chí: họ, tên tác giả, năm. Tựa bài. Tên tạp chí, tập số mấy: số trang đầu - cuối.

Ví dụ: Holanda, H. D., Netto, F. M., 2006. Recovery of components from shrimp (Xiphonenaeus kroyeri) processing waste by enzymatic hydrolysis. Journal of Food science, 71, 298-303.

b. Tài liệu tham khảo lấy từ sách: Họ, tên tác giả (năm). Tên của quyển sách, bộ sách số mấy nếu có, ấn bản lần thứ mấy. Nhà xuất bản, nơi xuất bản.

Ví dụ: Trần Thị Luyến, 1996. Cơ sở và nguyên lý chế biến sản phẩm thủy sản có giá trị gia tăng, tập 1. Trường Đại học Thủy sản, Nha Trang.

c. Tài liệu tham khảo lấy từ Internet:

Trình bày đường dẫn đến tài liệu

http://www.bournemouth.ac.uk/service-depts/lis/LIS_Pub/harvardsystint.htm 

d. Tài liệu tham khảo lấy từ Ấn phẩm chính thức của nhà nước:

Ví dụ: Văn phòng chính phủ. 2000. Quyết định số 80 TTg/2000 ngày 19.06.2000. Hà Nội.

   e. Tài liệu tham khảo lấy từ Luận văn tốt nghiệp:

Họ Tên tác giả.  Năm tốt nghiệp. Tựa đề tài. Luận văn tốt nghiệp Kỹ sư/Cử nhân (ngành). Khoa..... Trường Đại học....

Ví dụ: Nguyễn Thị Hương, 2001. Nghiên cứu ảnh hưởng của một số yếu tố sinh thái lên sự phát triển của quần thể tảo Chaetoceros calcitrans Paulsen, 1905 nhập nội. Luận án thạc sĩ. Khoa Nuôi trồng thủy sản, Trường Đại học Nha Trang, Nha Trang.

 

2. Bài báo thuộc thể loại tham khảo và trao đổi ý kiến bao gồm các phần sau:

2.1. Tóm tắt.

2.2. Mở đầu.

2.3. Nội dung.

2.4. Tài liệu tham khảo.

3. Các thể loại khác (dịch thuật, tin tức, sự kiện, thông tin quảng bá…): trình bày  theo quy định của Luật Báo chí.

III. HÌNH THỨC GỬI, NHẬN BÀI:

- Bài gửi về Ban Biên Tập bằng cả 2 hình thức: bản in trên giấy và File dữ liệu. Bài không đăng sẽ được thông báo cho tác giả và không trả lại tác giả.

- Bài viết, thư từ gửi theo địa chỉ:

              Phòng Khoa học Công nghệ, Trường Đại học Nha Trang

             Số 2, Nguyễn Đình Chiểu, Nha Trang, Khánh Hòa

              ĐT: 058.2220767; Fax: 058.3831147; Email: tapchidhnt@ntu.edu.vn