Tin tức sự kiện
Minimize

Hội nghị quốc tế về Di truyền bảo tồn tại Đồng bằng sông Cửu Long

Ngày đăng: 10-03-2017 / Đăng bởi: KhoaKHCT KhoaKHCT
Trường Đại học Nha Trang phối hợp với Trường Đại học Cần Thơ tổ chức

Trong hai ngày 06 - 07/3/2017, Trường Đại học Nha Trang phối hợp với Trường Đại học Cần Thơ tổ chức Hội nghị quốc tế về Di truyền bảo tồn tại Đồng bằng sông Cửu Long (ICCGMRB 2017).

Hội nghị diễn ra tại Trường Đại học Cần Thơ, với sự tham dự của các chuyên gia nước ngoài đến từ: Mỹ, Pháp, Na Uy, Campuchia, Thái Lan, Lào,... và các chuyên gia trong nước đến từ các viện, trường đào tạo ngành Thủy sản, cán bộ kỹ thuật các Chi cục Thủy sản, Sở Tài nguyên và Môi trường vùng Đồng bằng sông Cửu Long.



Với mục đích trao đổi, chia sẻ các kết quả nghiên cứu mới về di truyền trong bảo tồn đa dạng sinh học ở lưu vực sông Mekong, hội nghị đã tập trung thảo luận các nội dung chính: Di truyền học ứng dụng trong quản lý tài nguyên thiên nhiên và bảo tồn đa dạng sinh học; Biến đổi khí hậu và các giải pháp thích ứng trong quản lý, bảo tồn nguồn lợi thủy sản; Sinh thái và rủi ro đối với nguồn tài nguyên, đa dạng sinh học; Quản lý nghề cá... 

Là đơn vị đồng đăng cai tổ chức, Trường Đại học Nha Trang có 4 báo cáo tham luận tham gia hội nghị, gồm: Migratory pattern of Boesemania microlepsis in Mekong Delta and management implication (tác giả: Vũ Đặng Hạ Quyên, Trương thị Oanh, Đoàn Vũ Thịnh, Trần Linh Thước, Kent Carpenter, Đặng Thúy Bình); Comparative SNPs discovering methods for population genetics case study Boesemania microlepis in Mekong Delta (tác giả: Đoàn Vũ Thịnh); Comparative phylogeography of Vietnamese Mekong fish - implication for local fragment and seawater intrusion (tác giả: Đặng Thúy Bình, Kent Carpenter); Symbiosis behavior of anemone fish and sea anemone implication for climate change (tác giả: Nguyễn Thị Hải Thanh, Trần Thị Ánh Nga, Đặng Thúy Bình, Hà Lê Thị Lộc, Ngô Đăng Nghĩa, Audrey Geffen).

Sự thành công của hội nghị đã tạo diễn đàn để các nhà nghiên cứu, nhà quản lý trình bày, thảo luận những vấn đề tồn tại, thách thức và các giải pháp áp dụng trong lĩnh vực bảo tồn đa dạng sinh học, quản lý tài nguyên tại lưu vực sông Mekong, đồng thời mở ra cơ hội hợp tác nghiên cứu giữa các nhà khoa học Việt Nam với đối tác trên thế giới.

Một số hình ảnh tại hội nghị



GS. Fred Alendorf - Trường Đại học Montana, Mỹ trình bày báo cáo Bảo tồn và Di truyền học của cá ven sông




ThS. Vũ Đặng Hạ Quyên - Trường Đại học Nha Trang trình hày báo cáo tham luận



Đại biểu thảo luận tại hội nghị

Là cơ sở giáo dục đại học có thế mạnh về thủy sản, công nghệ sinh học, những năm qua, Trường Đại học Nha Trang đã thực hiện thành công nhiều công trình nghiên cứu có tính ứng dụng cao về các lĩnh vực liên quan, trong đó tiêu biểu: dự án nghiên cứu “Di truyền học bảo tồn phục vụ cải thiện đa dạng sinh học và tăng cường quản lý tài nguyên đối với sự thay đổi tại đồng bằng sông Mê Kông” (thực hiện từ 2013 - 2015), "Xây dựng mạng lưới nghiên cứu đa dạng nguồn gen sinh học vùng sông Mê Kông” (thực hiện từ 2014 - 2016).

Các tin cùng chuyên mục

Trường ĐH Nha Trang lọt Top 30 đại học xuất sắc tại Việt Nam ở bảng xếp hạng Webometrics

Tọa đàm trực tuyến “Quản lý nhà nước về an toàn vệ sinh thực phẩm”

Cuộc thi “Tìm kiếm ngôi sao khởi nghiệp sáng tạo - EDTECH VIETNAM 2021”

Sinh viên Trường ĐH Nha Trang lọt Top 10 đội xuất sắc nhất cuộc thi ERPsim quốc tế

Xét tặng Giải thưởng Khoa học công nghệ dành cho sinh viên trong các cơ sở giáo dục đại học năm 2021

Sinh viên Trường ĐH Nha Trang tham gia vòng Chung kết cuộc thi Quốc tế - 13th ERPsim International Competition

Trường ĐH Nha Trang là 1 trong 10 trường/viện có ảnh hưởng nhất trên thế giới trong nghiên cứu về nuôi trồng thủy sản

Bộ Khoa học và Công nghệ ra mắt chuyên trang Ngày Khoa học Công nghệ Việt Nam

Tập huấn viết bài báo khoa học quốc tế