Thong tu 1
Minimize

 

THÔNG TƯ  SỐ 182-2007 QPAN

BỘ QUỐC PHÒNG - BỘ CÔNGAN

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO -BỘ NỘI VỤ

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

__________________

Sè: 182/2007/TTLT-BQP-BCA-BGD & ĐT-BNV

Hà Nội, ngày 4 tháng 12 năm 2007

 

THÔNG TƯ LIÊN TỊCH

Hướng dẫn thực hiện Nghị định số 116/2007/NĐ-CP

Ngày 10/07/2007 về  QUỐC PHÒNG - AN NINH

Thực hiện Nghị định số 116/2007/NĐ- CP ngày 10 tháng 7 năm 2007 của Chính phủ về Giáo dục quốc phòng - an ninh (sau đây gọi tắt là Nghị định 116/2007/NĐ-CP); Sau khi thống nhất ý kiến với Bộ LĐTB & XH (Công văn số 3949/BLĐTB & XH - TCDN ngày 29 tháng 10 năm 2007), Bộ Tài chính (Công văn số 14302/BTC - VI ngày 23 tháng 10 năm 2007); Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Nghị định như sau:

I. ĐỐI TƯỢNG, CHƯƠNG TRÌNH, ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ, MIỄN, TẠM HOÃN HỌC GIÁO DỤC, BỒI DƯỠNG KIẾN THỨC QUỐC PHÒNG - AN NINH

1. Học sinh trung học phổ thông, trung cấp chuyên nghiệp, trung cấp nghề; sinh viên cao đẳng nghề, cao đẳng, đại học trong hệ thống giáo dục quốc dân

 Nội dung, thời lượng, chương trình, môn học thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định 116/2007/NĐ-CP.

1.1. Trung cấp chuyên nghiệp học chương trình 120 tiết: đối tượng đầu vào là học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở học 02 giai đoạn: giai đoạn 1: 45 tiết, giai đoạn 2: 75 tiết; đối tượng đầu vào là học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông  học giai đoạn 2: 75 tiết.

1.2. Trung cấp nghề: đào tạo từ 12 tháng đến dưới 24 tháng: 45 tiết; đào tạo từ 24 tháng đến dưới 36 tháng: 75 tiết; đào tạo 36 tháng trở lên: 120 tiết.

1.3. Cao đẳng nghề: đào tạo từ 24 tháng đến dưới 36 tháng: 75 tiết; đào tạo 36 tháng trở lên: 120 tiết.

1.4. Học sinh trung học phổ thông, trung cấp chuyên nghiệp, trung cấp nghề học đủ nội dung, chương trình theo quy định được kiểm tra, kết quả kiểm tra ghi vào sổ điểm, học bạ và được tính điểm trung bình chung khi xét lên lớp, tốt nghiệp. Sinh viên cao đẳng, đại học đạt điểm trung bình môn học trở lên được xét cấp Chứng chỉ Giáo dục quốc phòng- an ninh. Riêng sinh viên cao đẳng khi học lên đại học, chỉ học thêm một số học phần, không phải xét cấp Chứng chỉ Giáo dục quốc phòng-an ninh.

1.5. Các đối tượng miễn, giảm và tạm hoãn học môn Giáo dục quốc phòng - an ninh, quy định cụ thể tại điều 6 của Nghị định 116/2007/NĐ-CP. Riêng học sinh, sinh viên có bằng tốt nghiệp sĩ quan quân đội, công an được miễn học; phụ nữ đang mang thai, nuôi con nhỏ dưới 24 tháng được tạm hoãn học Giáo dục quốc phòng - an ninh.

2. Học viên đào tạo trong các học viện, trường chính trị, hành chính, đoàn thể các cấp và các lớp đào tạo tại chức do các Bộ, ngành, địa phương tổ chức

2.1. Nội dung, thời lượng, chương trình môn học thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Nghị định 116/2007/NĐ-CP. Chương trình môn học do Học viện Chính trị- Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh chủ trì thống nhất với các Bộ: Quốc phòng, Công an, Nội vụ, Giáo dục và Đào tạo; Ban Tuyên giáo Trung ương và các cơ quan liên quan quy định.

2.2. Tổ chức, phương pháp và đánh giá kết quả môn học: môn Giáo dục quốc phòng - an ninh được thực hiện tại trường như các môn học khác. Học viên học đủ nội dung, chương trình theo quy định sẽ được dự kiểm tra, thi hết môn học. Kết quả kiểm tra, thi được ghi trong học bạ và được cộng để tính điểm trung bình chung khi xét tốt nghiệp.

3. Cán bộ, đảng viên, công chức các cấp, các ngành

3.1. Thực hiện theo quy định tại Điều 5 Nghị định 116/2007/NĐ- CP.

3.2. Chương trình, nội dung, thời gian bồi dưỡng kiến thức quốc phòng- an ninh cho đối tượng 1 đến đối tượng 5 do Bộ Quốc phòng chủ trì phối hợp với Bộ Công an, Bộ Nội vụ, Ban Tổ chức Trung ương, Ban Tuyên giáo Trung ương quy định.

3.3. Phương thức tổ chức lớp học

Do đặc điểm cán bộ, công chức, đảng viên có nhiều cương vị, chức danh công tác khác nhau, khi tổ chức lớp học cần triệu tập người có cương vị, chức danh công tác tương đương trong cùng một lớp học. Cụ thể:

3.3.1. Đối tượng 1, tổ chức lớp học theo các nhóm chức danh sau:

Người đứng đầu và cấp phó của người đứng đầu các Bộ, ban, ngành Trung ương; Bí thư, Phó Bí thư, Chủ tịch, Phó Chủ tịch cấp tỉnh;

Các cương vị còn lại của đối tượng 1 theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 5 Nghị định 116/2007/NĐ-CP.

3.3.2. Đối tượng 2, tổ chức lớp học theo các nhóm chức danh sau:

Người đứng đầu và cấp phó của người đứng đầu cấp cục, vụ, viện, các tổ chức  hành chính sự nghiệp và chức danh tương đương thuộc các Bộ, ban, ngành Trung ương; Bí thư, Phó Bí thư, Chủ tịch, Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện;

Các chức danh còn lại của đối tượng 2 theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 5 Nghị định 116/2007/NĐ-CP.

3.3.3. Đối tượng 3, tổ chức lớp học theo các nhóm chức danh sau:

Trưởng, Phó Trưởng phòng và các chức danh tương đương thuộc các sở, ban, ngành của cấp tỉnh và của các cục, vụ, viện, các tổ chức hành chính sự nghiệp thuộc cơ quan Trung ương có trụ sở trên địa bàn tỉnh; Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng các trường trung cấp chuyên nghiệp, trung cấp nghề, trung học phổ thông; các Trưởng, Phó Trưởng phòng, ban, ngành cấp huyện; các đại biểu Hội đồng nhân dân cấp huyện không giữ các chức vụ nêu trên; Giám đốc, Phó Giám đốc các doanh nghiệp có trụ sở trên địa bàn tỉnh;

Thường vụ Đảng ủy (nơi tổ chức ban Thường vụ) xã, phường, thị trấn (dưới đây gọi chung là cấp xã); Bí thư, Phó Bí thư, Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp xã;

3.3.4. Đối tượng 4, tổ chức lớp học theo các chức danh sau: 

 Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng các trường trung học cơ sở, trường tiểu học, trường mầm non;

Cán bộ chuyên trách, chuyên môn cấp xã (không giữ các chức vụ thuộc đối tượng 3); Bí thư, Phó Bí thư chi bộ, Trưởng thôn, bản, ấp, buôn, sóc, khóm, tổ dân phố, cụm dân cư, khu phố (dưới đây gọi chung là cấp thôn), Chủ nhiệm hợp tác xã; các đại biểu Hội đồng nhân dân xã không giữ các chức vụ nêu trên.

3.3.5. Đối tượng 5, tổ chức lớp học theo các chức danh sau:

Đảng viên là cán bộ trung, cao cấp đã nghỉ hưu, mất sức; bộ đội, công an phục viên;

Đảng viên và Trưởng các đoàn thể ở cấp thôn (không thuộc đối tượng 1, 2, 3, 4, cán bộ trung cao cấp đã nghỉ hưu, mất sức, bộ đội, công an phục viên).

4. Các đối tượng khác

4.1. Cán bộ, công chức không thuộc các đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định 116/2007/NĐ-CP; người lao động trong các cơ quan, tổ chức các cấp và trong các tổ chức kinh tế, nội dung giáo dục quốc phòng - an ninh gồm: quán triệt các Chỉ thị, Nghị quyết, các văn bản pháp luật về quốc phòng, an ninh; phòng, chống chiến lược "Diễn biến hoà bình", bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch với cách mạng nư­ớc ta; nhiệm vụ quốc phòng, an ninh của địa phương và trách nhiệm của công dân trong thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh. Việc tổ chức giáo dục, bồi dưỡng kiến thức quốc phòng - an ninh do người đứng đầu cơ quan, tổ chức thực hiện.

4.2. Học sinh trung học cơ sở: nội dung giáo dục quốc phòng - an ninh được lồng ghép vào các môn học Thể dục, Giáo dục công dân, Lịch sử hoặc các hoạt động ngoại khoá; tổ chức tham quan các di tích lịch sử, bảo tàng, nhà truyền thống cách mạng; tổ chức hội thi và các hoạt động khác.Việc tổ chức giáo dục quốc phòng -  an ninh do Hiệu trưởng các trường thực hiện.

4.3. Người có trình độ, sức khoẻ và tự nguyện, đư­ợc giáo dục hướng nghiệp quốc phòng, an ninh thông qua hình thức câu lạc bộ thể thao hướng nghiệp quốc phòng và kỹ thuật quân sự, câu lạc bộ thể thao hướng nghiệp kỹ thuật an ninh.

4.3.1. Hội viên các câu lạc bộ thể thao hướng nghiệp quốc phòng và kỹ thuật quân sự, câu lạc bộ thể thao hướng nghiệp kỹ thuật an ninh ngoài chương trình học tập chuyên môn, kỹ năng hướng nghiệp, còn được học một số nội dung: truyền thống của dân tộc, của lực lượng vũ trang; phòng chống chiến lược “Diễn biến hoà bình”, bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch đối với cách mạng Việt Nam; các văn bản pháp luật về quốc phòng, an ninh, chủ quyền biên giới, biển đảo, vùng trời Việt Nam và các văn bản liên quan đến hoạt động của câu lạc bộ.

4.3.2. Bộ Quốc phòng, Bộ Công an căn cứ vào nhu cầu tuyển chọn nhân tài cho các ngành đặc chủng để trình Thủ tướng Chính phủ đề án thành lập câu lạc bộ, đồng thời chịu trách nhiệm trước Chính phủ trong việc phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo, các cơ quan liên quan và địa phương tổ chức, quản lý, chỉ đạo các câu lạc bộ hoạt động đúng pháp luật hiện hành, đạt hiệu quả thiết thực.

4.4. Thanh niên trong độ tuổi thực hiện Luật Nghĩa vụ quân sự, nhưng không học trong các tr­ường thuộc hệ thống giáo dục quốc dân, không tham gia lực lượng dân quân tự vệ, hằng năm Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã tổ chức học tập một số văn bản pháp luật về quốc phòng, an ninh, điều lệnh kỷ luật Quân đội nhân dân Việt Nam, Công an nhân dân; chính sách đối với bộ đội, công an tại ngũ; chính sách hậu ph­ương quân đội và một số kiến thức quốc phòng, an ninh cần thiết.

4.5. Chức sắc chức việc các tôn giáo: căn cứ đặc điểm tôn giáo của địa phương, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh chỉ đạo Hội đồng Giáo dục quốc phòng - an ninh tỉnh, huyện phối hợp với Ban Tuyên giáo tỉnh, huyện vận động các chức sắc, chức việc các tôn giáo tham gia bồi dưỡng kiến thức quốc phòng - an ninh phù hợp với từng tôn giáo.

Nội dung bồi dưỡng kiến thức quốc phòng - an ninh tập trung vào một số chuyên đề chính

4.5.1. Chính sách dân tộc và tôn giáo của Đảng và Nhà nước ta;

4.5.2. Một số nội dung cơ bản về Luật Quốc phòng; Luật An ninh quốc gia; Luật Nghĩa vụ quân sự; Luật Đất đai; Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo; Pháp lệnh Dân quân tự vệ; Pháp lệnh Dự bị động viên;

4.5.3. Phòng chống chiến lược "Diễn biến hòa bình", bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch đối với nước ta;

4.5.4. Xây dựng nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân vững mạnh; xây dựng cơ sở (xã, phường, thị trấn) vững mạnh toàn diện;

Ngoài ra căn cứ vào tình hình thực tế của địa phương để bổ sung thêm một số chuyên đề cho phù hợp.

4.6. Đối với toàn dân: nội dung giáo dục quốc phòng - an ninh do người đứng đầu các cơ quan, tổ chức, các báo, đài Trung ương và cấp uỷ, chính quyền các địa phương xác định. Nội dung giáo dục tập trung tuyên truyền về truyền thống dựng nước và giữ nước của dân tộc; nhiệm vụ quốc phòng, an ninh; trách nhiệm, nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc; chủ quyền, biên giới, vùng trời, biển, đảo Việt Nam; cảnh giác, phòng, chống âm mưu thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch đối với cách mạng nước ta; những văn bản pháp luật về quốc phòng, an ninh. Hình thức và phương pháp giáo dục chủ yếu thông qua sinh hoạt, hội họp ở cơ sở, qua các phương tiện thông tin đại chúng, lồng ghép vào các buổi nói chuyện thời sự, tuyên truyền nhân dịp kỷ niệm những ngày lễ lớn, thông qua các cuộc vận động, các phong trào ở cộng đồng dân cư.

II. TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC BỘ, NGÀNH VÀ ỦY BAN NHÂN DÂN CÁC TỈNH, THÀNH PHỐ TRỰC THUỘC TRUNG ƯƠNG

1. Trách nhiệm chung

1.1. Tổ chức giáo dục, bồi dưỡng kiến thức quốc phòng - an ninh cho các đối tượng quy định tại khoản 4 Mục I của Thông tư này; hằng năm khảo sát, thống kê, lập kế hoạch cử cán bộ đối tượng 1, 2, 3, 4 thuộc quyền đi bồi dưỡng kiến thức quốc phòng - an ninh theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 5 Nghị định 116/2007/NĐ-CP.

1.2. Người đứng đầu hoặc cấp Phó của Người đứng đầu hoặc ủy quyền cho cấp dưới của các cơ quan, tổ chức Trung ương, cấp tỉnh, huyện có trách nhiệm chuẩn bị bài giảng và trực tiếp giảng các chuyên đề thuộc lĩnh vực quản lý cho đối tượng 1, 2, 3, 4 theo đề nghị của Giám đốc Học viện Quốc phòng, Hiệu trưởng Trường Quân sự Quân khu, Hiệu trưởng Trường Quân sự cấp tỉnh và Giám đốc Trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện.

1.3. Hằng năm phối hợp với Bộ Quốc phòng tổ chức kiểm tra, thanh tra việc thực hiện nhiệm vụ giáo dục quốc phòng - an ninh cho các đối tượng quy định tại Điều 4, 5 của Nghị định 116/2007/NĐ-CP. Định kỳ sáu tháng, một năm, tổng hợp, báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ giáo dục, bồi dưỡng kiến thức quốc phòng - an ninh của cơ quan, tổ chức và địa phương lên cơ quan Thường trực Hội đồng Giáo dục quốc phòng - an ninh cấp trên.

2. Trách nhiệm cụ thể

Từng Bộ, ngành, cơ quan, tổ chức và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ vào trách nhiệm quy định tại Điều 14 Nghị định 116/2007/NĐ-CP để chỉ đạo, tổ chức thực hiện nhiệm vụ giáo dục, bồi dưỡng kiến thức quốc phòng - an ninh.

2.1. Bộ Quốc phòng là cơ quan chủ trì, trung tâm phối hợp các Bộ, ban, ngành, cơ quan, tổ chức và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giúp Chính phủ thực hiện nhiệm vụ giáo dục quốc phòng - an ninh. Bộ Quốc phòng thực hiện các quy định tại khoản 1 Điều 14  Nghị định 116/2007/NĐ-CP

2.1.1. Củng cố kiện toàn cơ quan, cán bộ quản lý thường trực chuyên trách giáo dục quốc phòng - an ninh theo quy định tại khoản 2 Điều 7 Nghị định 116/2007/NĐ-CP.

2.1.2. Bảo đảm súng trường CKC, tiểu liên AK (hoặc AR 15) và đạn K56 (đạn AR 15) cấp 1, 2 để bắn kiểm tra bài 1 cho 10% tổng số học sinh, sinh viên học môn Giáo dục quốc phòng - an ninh. Bảo đảm đủ súng, đạn cho nhiệm vụ đào tạo giáo viên giáo dục quốc phòng - an ninh và hội thao Điền kinh - Thể thao quốc phòng của ngành Giáo dục và Đào tạo.

2.1.3. Bảo đảm trang thiết bị, phòng học chuyên dùng và hỗ trợ quân trang lần đầu cho các trung tâm giáo dục quốc phòng- an ninh, gồm:

a) Danh mục các trang thiết bị của phòng học chuyên dùng theo quy định về danh mục thiết bị dạy học do Bộ Giáo dục và Đào tạo qui định.

b) Bảo đảm quân trang lần đầu cho các trung tâm giáo dục quốc phòng - an ninh mới thành lập theo định mức cho 1 sinh viên học tại trung tâm gồm: quần dài sĩ quan 02 chiếc; áo chít gấu dài tay sĩ quan 02 chiếc; mũ cối quân nhân 01 chiếc; vỏ chăn đơn quân nhu  01 chiếc; ruột bông đơn quân nhu loại 2,5 kg 01 chiếc; màn tuyn đơn quân nhu 01 chiếc; chiếu cói đơn quân nhu 01 chiếc; gối đơn quân nhu 01 chiếc. Số lượng quân trang cấp lần đầu tương ứng với lưu lượng sinh viên khoá đầu tiên của trung tâm; hàng năm bổ sung theo số tăng của lưu lượng sinh viên đến học tại trung tâm.

Hàng năm căn cứ số tăng của lưu lượng sinh viên, các trung tâm giáo dục quốc phòng - an ninh, Cơ quan Thường trực Hội đồng Giáo dục quốc phòng - an ninh cấp quân khu lập kế hoạch bổ sung quân trang theo định mức quy định tại điểm a nêu trên gửi Cơ quan Thường trực Hội đồng Giáo dục quốc phòng - an ninh Trung ương để tổng hợp trình Bộ Quốc phòng hỗ trợ từ nguồn ngân sách Nhà nước giao đảm bảo cho công tác giáo dục quốc phòng, an ninh.

c) Các trung tâm giáo dục quốc phòng - an ninh có trách nhiệm quản lý, sử dụng thiết bị dạy học, quân trang và thay thế trong trường hợp mất mát, hư hỏng.

2.1.4. Thực hiện Khoản 4 Điều 9 của Nghị định số 165/2003/NĐ- CP ngày 22 tháng 12 năm 2003 của Chính phủ về biệt phái sĩ quan; hàng năm cử sĩ quan biệt phái đi đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn; bổ sung kịp thời những sĩ quan có năng lực đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ quản lý và giảng dạy môn học Giáo dục quốc phòng; thực hiện đúng, đủ các chế độ, chính sách đối với sĩ quan biệt phái như sĩ quan đang công tác tại các cơ quan, đơn vị quân đội. Chỉ đạo, giao nhiệm vụ cho các đơn vị thuộc quyền tham gia đào tạo giáo viên, giảng viên giáo dục quốc phòng - an ninh; tham gia liên kết giảng dạy giáo dục quốc phòng - an ninh cho học sinh, sinh viên.

2.1.5. Chủ trì phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng đề án thành lập trung tâm giáo dục quốc phòng - an ninh tại các trường quân sự quân khu, quân đoàn, một số học viện, nhà trường của quân đội trình Thủ tướng Chính phủ quyết định.

2.2. Bộ Công an thực hiện các quy định tại khoản 2 Điều 14 Nghị định 116/2007/NĐ-CP.

2.2.1. Bố trí cán bộ chuyên trách giáo dục quốc phòng - an ninh trong Vụ Đào tạo thuộc Tổng cục Xây dựng lực lượng để giúp Bộ trưởng phối hợp với Bộ Quốc phòng, các cơ quan liên quan theo dõi, chỉ đạo nội dung giáo dục an ninh trong chương trình giáo dục, bồi dưỡng kiến thức quốc phòng - an ninh.

2.2.2. Căn cứ chương trình giáo dục, bồi dưỡng kiến thức quốc phòng - an ninh cho từng đối tượng quy định tại Điều 4, 5 của Nghị định 116/2007/NĐ-CP, cử cán bộ, giáo viên, giảng viên của cơ quan, đơn vị, học viện, nhà trường thuộc Bộ và chỉ đạo công an cấp tỉnh, huyện giúp các cơ sở giáo dục và đào tạo trên địa bàn giảng dạy các chuyên đề về an ninh.

2.2.3. Cùng Bộ Quốc phòng phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo xây dựng chương trình và tổ chức đào tạo giáo viên, giảng viên giáo dục quốc phòng - an ninh cho các cơ sở đào tạo thuộc hệ thống giáo dục quốc dân theo đề án liên kết đào tạo giảng viên, giáo viên giáo dục quốc phòng - an ninh giữa Bộ Giáo dục và đào tạo, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an.

2.2.4. Hỗ trợ các trang thiết bị chuyên ngành phục vụ cho đào tạo, giáo viên, giảng viên giáo dục quốc phòng - an ninh và giáo dục quốc phòng - an ninh tại các trung tâm giáo dục quốc phòng - an ninh và các cơ sở giáo dục và đào tạo trong hệ thống giáo dục quốc dân.

2.3. Bộ Giáo dục và Đào tạo thực hiện các quy định tại khoản 2 Điều 14 Nghị định 116/2007/NĐ-CP

2.3.1. Chủ trì và phối hợp với các Bộ liên quan ban hành các văn bản về quy định tổ chức dạy, học và đánh giá kết quả học tập môn Giáo dục quốc phòng - an ninh thuộc ngành quản lý; quy chế tổ chức và hoạt động của trung tâm giáo dục quốc phòng - an ninh sinh viên; quy định về danh mục thiết bị dạy học, tài liệu, giáo trình, sách giáo khoa giáo dục quốc phòng - an ninh phù hợp với các quy định của ngành giáo dục và đào tạo; phối hợp với các Bộ, ngành liên quan quy định về tổ chức, biên chế, chế độ chính sách ưu đãi đối với cán bộ, giảng viên, giáo viên giáo dục quốc phòng - an ninh;

2.3.2. Chủ trì tổ chức đào tạo giáo viên giáo dục quốc phòng - an ninh cho các trường trung học phổ thông, trung cấp chuyên nghiệp, trung cấp nghề và phối hợp với Bộ Quốc phòng, Bộ Công an xây dựng đề án đào tạo giảng viên giáo dục quốc phòng - an ninh theo quy định tại khoản 2 Điều 12 Nghị định 116/2007/NĐ-CP. Chỉ đạo trường cao đẳng sư phạm của các địa phương không có trường đại học sư phạm liên kết với học viện, trường sĩ quan, trường quân sự trên địa bàn cấp tỉnh tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn giáo viên cho các trường trung học phổ thông, trung cấp chuyên nghiệp, trung cấp nghề của địa phương theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

2.3.3. Kiện toàn trung tâm giáo dục quốc phòng - an ninh sinh viên trong các đại học, trường đại học thuộc ngành giáo dục và đào tạo; ban hành quy định liên kết giáo dục quốc phòng - an ninh cho các trường đại học, cao đẳng; quy định các trường không có đủ điều kiện theo quy định tổ chức giáo dục quốc phòng - an ninh tại trường phải đưa sinh viên vào học tại trung tâm giáo dục quốc phòng - an ninh hoặc liên kết đào tạo với các trường sĩ quan, trường quân sự quân khu, quân đoàn của quân đội;

2.3.4. Chỉ đạo các cơ sở giáo dục và đào tạo thuộc ngành quản lý phối hợp với các cơ quan quân sự địa phương, đơn vị quân đội, công an trong thực hiện nhiệm vụ giáo dục quốc phòng - an ninh.

2.4. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thực hiện các quy định tại khoản 4 Điều 14 Nghị định 116/2007/NĐ-CP.

2.4.1. Bố trí công chức chuyên trách giáo dục quốc phòng - an ninh trong Tổng cục Dạy nghề để giúp Bộ trưởng phối hợp với Bộ Quốc phòng, các cơ quan liên quan theo dõi, chỉ đạo thực hiện chương trình nội dung giáo dục quốc phòng - an ninh trong các trường đào tạo nghề thuộc quyền.

2.4.2. Chủ trì phối hợp với Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Bộ Giáo dục và Đào tạo và các cơ quan liên quan xây dựng, biên soạn và tổ chức Hội đồng thẩm định liên ngành thẩm định, chương trình, giáo trình, giáo khoa, tài liệu giáo dục quốc phòng - an ninh cho các đối tượng thuộc quyền quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định 116/2007/NĐ-CP và khoản 1 Mục I Thông tư này; ban hành chương trình, phát hành giáo trình, giáo khoa, tài liệu giáo dục quốc phòng - an ninh cho các đối tượng thuộc quyền sau khi có ý kiến thống nhất bằng văn bản của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an và Bộ Giáo dục và Đào tạo;

2.4.3. Chỉ đạo các Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, các trường thuộc ngành quản lý, hằng năm phối hợp với các cơ quan quân sự địa phương, đơn vị quân đội trong thực hiện nhiệm vụ giáo dục quốc phòng - an ninh.

2.5. Học viện Chính trị- Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh thực hiện nhiệm vụ quy định tại khoản 9 Điều 14 Nghị định hiện hành. Chủ trì, phối hợp với Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Bộ Nội vụ, Ban Tuyên giáo Trung ương xây dựng, biên soạn và tổ chức Hội đồng thẩm định liên ngành, thẩm định chương trình, giáo trình, giáo khoa, tài liệu giáo dục quốc phòng - an ninh cho các đối tượng quy định tại khoản 2 Điều 4 Nghị định 116/2007/NĐ-CP và khoản 2 Mục I Thông tư này; ban hành chương trình, phát hành giáo trình, giáo khoa, tài liệu giáo dục quốc phòng - an ninh cho các đối tượng thuộc thẩm quyền sau khi có ý kiến thống nhất bằng văn bản của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an.      

2.6. Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện các quy định tại khoản 14 Điều 14 Nghị định 116/2007/NĐ-CP.

2.6.1. Căn cứ vào Nghị định 116/2007/NĐ-CP và hướng dẫn tại Thông tư này để tổ chức thực hiện ở cấp mình và chỉ đạo Uỷ ban nhân dân cấp dưới thực hiện nhiệm vụ giáo dục quốc phòng - an ninh, chú trọng đối tượng là cán bộ chủ chốt, thế hệ trẻ, học sinh, sinh viên trên địa bàn.

2.6.2. Chỉ đạo Sở Nội vụ, Sở Giáo dục và Đào tạo bố trí 01 (một) công chức chuyên trách, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội bố trí 01 (một) công chức bán chuyên trách quản lý công tác giáo dục quốc phòng - an ninh theo quy định tại Điều 8 Nghị định 116/2007/NĐ-CP; các trường trung học phổ thông công lập năm 2008 bố trí ít nhất 01 (một) giáo viên chuyên trách, đến năm 2015 bố trí đủ số giáo viên giáo dục quốc phòng - an ninh theo quy định.

2.6.3. Chỉ đạo sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư căn cứ vào quy định tại Điều 9, 10 và khoản 3, 4 Điều 11 Nghị định 116/2007/NĐ-CP để bố trí kinh phí, bảo đảm cơ sở vật chất cho cho thực hiện nhiệm vụ giáo dục quốc phòng - an ninh; xây dựng đề án trung tâm giáo dục quốc phòng - an ninh trong trường quân sự tỉnh theo quy định tại khoản 4 Điều 11 Nghị định 116/2007/NĐ-CP để thực hiện nhiệm vụ giáo dục quốc phòng - an ninh.

 III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày đăng Công báo và thay thế Thông tư Liên tịch số 4086/2001/TTLT-BQP-BGD & ĐT-BLĐTB  & XH-BTC ngày 24 tháng 12 năm 2001 của liên Bộ Quốc phòng, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính.

2. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, đề nghị các Bộ, ban, ngành, địa phương, các cơ quan, tổ chức, phản ánh kịp thời về liên bộ để giải quyết./.

BỘ TRƯỞNG BỘ GD & ĐT

 

(Đã ký)

 

Nguyễn Thiện Nhân

BỘ TRƯỞNG BỘ QUỐC PHÒNG

 

(Đã ký)

 

Đại tướng Phùng Quang Thanh

BỘ TRƯỞNG BỘ CÔNG AN

 

(Đã ký)

 

Đại tướng Lê Hồng Anh

BỘ TRƯỞNG BỘ NỘI VỤ

 

(Đã ký)

 

Trần Văn Tuấn

Nơi nhận:

- Ban Bí thư Trung ương Đảng;

- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;

- Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc CP;

- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;

- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;

- Văn phòng Chủ tịch nước;

- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;

- Văn phòng Quốc hội;

- Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;

- Toà án nhân dân tối cao;

- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;

- Kiểm toán Nhà nước;

- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;

- Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia HCM;

- Các thành viên Hội đồng Giáo dục quốc phòng - an ninh  TW;

- Bộ tư lệnh quân khu 1, 2, 3, 4, 5, 7, 9 và Thủ Đô;

- VPCP: BTCN, các PCN;

- Website Chính phủ, Ban Điều hành 1/2;

- Người phát ngôn của Thủ tướng Chính phủ;

- Công báo;

- Lưu: Văn thư, NC, V210b.a

 

 

 Chương trình GDQPAN bậc Đại học và Cao đẳng

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO                                 CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

                                                                                                Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

Số:81/2007/QĐ-BGDĐT                                                                                                                                                        Ngày 24 tháng 12 năm 2007

 

QUYẾT ĐỊNH 
Ban hành Chương trình giáo dục quốc phòng - an ninh trình độ đại học, cao đẳng
___________________ 

BỘ TRƯỞNG BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

Căn cứ Nghị định số 178/2007/NĐ-CP ngày 03 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ;

Căn cứ Nghị định số 85/2003/NĐ-CP ngày18 tháng 7 năm 2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo;

Căn cứ Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục;

Căn cứ kết luận tại Biên bản nghiệm thu số 1824/TM-HĐTĐ ngày 22 tháng 11 năm 2007 của Hội đồng thẩm định chương trình giáo trình, sách giáo khoa giáo dục quốc phòng - an ninh;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Giáo dục quốc phòng,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Chương trình giáo dục quốc phòng - an ninh trình độ đại học, cao đẳng.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo và thay thế chương trình môn học giáo dục quốc phòng cho các trường đại học và cao đẳng, ban hành kèm theo Quyết định số 12/2000/QĐ-BGD&ĐT ngày 09 tháng 5 năm 2000 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. Những quy định trước đây trái với Quyết định này đều bị bãi bỏ.

Điều 3. Các Ông (Bà) Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Giáo dục quốc phòng, Vụ trưởng Vụ Đại học và sau đại học, thủ trưởng các đơn vị có liên quan thuộc Bộ Giáo

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO    CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

          ________________________                                      Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

                                                                                                 _____________________________________

 

 

CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG - AN NINH

 TRÌNH ĐỘ ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG

 

(Ban hành kèm theo Quyết định số:81/2007/QĐ-BGDĐT

ngày 24 tháng 12 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)

 

 

I. Số tiết: đại học 165 tiết; cao đẳng 135 tiết.

II. Thời điểm thực hiện: từ năm thứ nhất đến năm thứ 2.

III. Mục tiêu

Chương trình giáo dục quốc phòng - an ninh dùng cho sinh viên đại học, cao đẳng, nhằm:

1. Giáo dục trí thức trẻ kiến thức cơ bản về đường lối quốc phòng, an ninh của Đảng và công tác quản lý nhà nước về quốc phòng, an ninh; về truyền thống đấu tranh chống ngoại xâm của dân tộc, về nghệ thuật quân sự Việt Nam; về chiến lược "diễn biến hòa bình", bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch đối với cách mạng Việt Nam.

2. Trang bị kỹ năng quân sự, an ninh cần thiết đáp ứng yêu cầu xây dựng, củng cố nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân, sẵn sàng bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

IV. Tóm tắt nội dung các học phần

Học phần I: Đường lối quân sự của Đảng

Học phần có 3 ĐVHT đề cập lý luận cơ bản của Đảng về đường lối quân sự, bao gồm: những vấn đề cơ bản Học thuyết Mác - Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh về chiến tranh, quân đội và bảo vệ Tổ quốc; các quan điểm của Đảng về chiến tranh nhân dân, xây dựng lực lượng vũ trang, nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân; các quan điểm của Đảng về kết hợp phát triển kinh tế - xã hội với tăng cường củng cố quốc phòng, an ninh. Học phần giành thời lượng nhất định giới thiệu một số nội dung cơ bản về lịch sử nghệ thuật quân sự Việt Nam qua các thời kỳ.

Học phần II: Công tác quốc phòng, an ninh

Học phần có 3 ĐVHT được lựa chọn những nội dung cơ bản nhiệm vụ công tác quốc phòng - an ninh của Đảng, Nhà nước trong tình hình mới, bao gồm: xây dựng lực lượng dân quân, tự vệ, lực lượng dự bị động viên, tăng cường tiềm lực cơ sở vật chất, kỹ thuật quốc phòng, phòng chống chiến tranh công nghệ cao, đánh bại chiến lược "diễn biến hòa bình", bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch đối với cách mạng Việt Nam. Học phần đề cập một số vấn đề về dân tộc, tôn giáo và đấu tranh phòng chống địch lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo chống phá cách mạng Việt Nam; xây dựng, bảo vệ chủ quyền biên giới, chủ quyền biển đảo, an ninh quốc gia, đấu tranh phòng chống tội phạm và giữ gìn trật tự an toàn xã hội.

Học phần III: Quân sự chung

Học phần có 3 ĐVHT lý thuyết kết hợp với thực hành nhằm trang bị cho người học những kiến thức cơ bản về bản đồ, địa hình quân sự, các phương tiện chỉ huy để phục vụ cho nhiệm vụ học tập chiến thuật và chỉ huy chiến đấu; tính năng, tác dụng, cấu tạo, sử dụng, bảo quản các loại vũ khí bộ binh AK, CKC, RPĐ, RPK, B40, B41; đặc điểm tính năng, kỹ thuật sử dụng thuốc nổ; phòng chống vũ khí hạt nhân, hóa học, sinh học, vũ khí lửa; vết thương chiến tranh và phương pháp xử lý; luyện tập đội hình lớp, khối. Nội dung gồm: đội ngũ đơn vị; sử dụng bản đồ, địa hình quân sự, một số loại vũ khí bộ binh; thuốc nổ; phòng chống vũ khí hủy diệt lớn; cấp cứu ban đầu các vết thương. Học phần giành thời gian giới thiệu 3 môn quân sự phối hợp để sinh viên tham gia hội thao điền kinh, thể thao quốc phòng.

Học phần IV: Chiến thuật và Kỹ thuật  bắn súng tiểu liên AK

Học phần có 2 ĐVHT lý thuyết kết hợp với thực hành nhằm trang bị cho sinh viên một số kỹ năng cơ bản thực hành bắn súng tiểu liên AK và luyện tập bắn súng AK bài 1b; huấn luyện những động tác cơ bản chiến thuật chiến đấu bộ binh: các tư thế vận động trên chiến trường, cách quan sát phát hiện mục tiêu, lợi dụng địa hình, địa vật, hành động của cá nhân trong công sự, ngoài công sự trong chiến đấu tiến công và phòng ngự. Nội dung gồm: Kỹ thuật bắn súng tiểu liên AK; từng người trong chiến đấu tiến công; từng người trong chiến đấu phòng ngự.

V. Chương trình

Học phần I: Đường lối quân sự của Đảng

 

 

TT

 

Tên bài

Thời gian

Số

tiết

Lý thuyết

Thực hành

1

Đối tượng và phương pháp nghiên cứu môn học

2

2

 

 

2

Quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh về chiến tranh, quân đội và bảo vệ Tổ quốc

 

6

 

6

 

3

Xây dựng nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa

 

6

 

6

 

4

Chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa

6

6

 

5

Xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam

8

8

 

6

Kết hợp phát triển kinh tế - xã hội với tăng cường củng cố quốc phòng - an ninh.

9

9

 

7

Nghệ thuật quân sự Việt Nam

8

8

 

 

Cộng:

45 tiết

45 tiết

 

 

Học phần II: Công tác quốc phòng, an ninh

 

 

TT

 

Tên bài

Thời gian

Số

tiết

Lý thuyết

Thực hành

 

1

Phòng chống chiến lược "diễn biến hòa bình", bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch đối với cách mạng Việt Nam

 

6

 

6

 

2

Phòng chống địch tiến công hoả lực bằng vũ khí công nghệ cao

6

6

 

 

3

Xây dựng lực lượng dân quân tự vệ, lực lượng dự bị động viên và động viên công nghiệp quốc phòng

 

7

 

7

 

4

Xây dựng và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia

6

6

 

 

5

Một số nội dung cơ bản về dân tộc, tôn giáo và đấu tranh phòng chống địch lợi dụng vấn đề dân tộc và tôn giáo chống phá cách mạng Việt Nam

 

5

 

5

 

6

Những vấn đề cơ bản về bảo vệ an ninh quốc gia và giữ gìn trật tự, an toàn xã hội

5

5

 

7

Xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc

5

5

 

8

Những vấn đề cơ bản về đấu tranh phòng chống tội phạm và tệ nạn xã hội

5

5

 

 

Cộng:

45 tiết

45 tiết

 

 

Học phần III: Quân sự chung

 

 

TT

 

Tên bài

Thời gian

Số

tiết

Lý thuyết

Thực

 hành

1

Đội ngũ đơn vị

4

 

4

2

Sử dụng bản đồ địa hình quân sự

8

4

4

3

Giới thiệu một số loại vũ khí bộ binh

8

6

2

4

Thuốc nổ

6

6

 

5

Phòng chống vũ khí hủy diệt lớn

8

6

2

6

Cấp cứu ban đầu vết thương chiến tranh

7

4

3

7

Ba môn quân sự phối hợp

4

1

3

 

Cộng:

45 tiết

27 tiết

18 tiết

 Học phần IV: Chiến thuật và Kỹ thuật  bắn súng tiểu liên AK

TT

 

Tên bài

Thời gian

Số

tiết

Lý thuyết

Thực hành

1

Từng người trong chiến đấu tiến công

5

1

4

2

Từng người trong chiến đấu phòng ngự

5

1

4

3

Kỹ thuật bắn súng tiểu liên AK

20

4

16

 

Cộng:

30 tiết

6 tiết

24 tiết

 

VI. Tổ chức thực hiện chương trình

1. Chương trình giáo dục quốc phòng - an ninh áp dụng thực hiện từ năm học 2008 - 2009 cho tất cả các ngành, chuyên ngành đào tạo, kể cả chương trình đào tạo tiên tiến thuộc các đại học, học viện, trường đại học, cao đẳng công lập và ngoài công lập; trung tâm giáo dục quốc phòng sinh viên; các học viện, nhà trường quân đội có đào tạo hệ dân sự trình độ đại học, cao đẳng. Căn cứ vào chương trình đào tạo cụ thể, các trường quy định mã số môn học giáo dục quốc phòng - an ninh để quản lý như các môn học khác.  

Đào tạo trình độ đại học: thực hiện đủ 4 học phần, với 11 ĐVHT; đào tạo trình độ cao đẳng: thực hiện 3 học phần, với 9 ĐVHT, gồm học phần I, II, III. Sinh viên tốt nghiệp trình độ cao đẳng hoàn thiện trình độ đại học, học bổ sung học phần IV.

2. Việc phân chia các học phần có tính chất tương đối; căn cứ vào thực tế, các trường thiết kế chương trình chi tiết và tiến trình đào tạo cụ thể. Bài mở đầu có tính chất nhập môn giáo dục quốc phòng - an ninh được giới thiệu ngay từ đầu trong tiến trình thực hiện chương trình.

3. Các học phần lý thuyết kết hợp với thực hành, số tiết thực hành được tích hợp là tiết chuẩn, các trường căn cứ vào điều kiện thực tế đối chiếu với quy định tại Điều 2, Điều 3 Quy chế đào tạo đại học, cao đẳng hệ chính quy ban hành kèm theo Quyết định số 25/2006/QĐ-BGDĐT ngày 26/6/2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, để bố trí thêm thời gian thực hành tương ứng với tiết chuẩn. Với các học phần lý thuyết, các trường căn cứ vào điều kiện thực tế và đặc điểm từng bài giảng để có thể sử dụng các hình thức dạy học khác, như: thảo luận, viết thu hoạch...Với các trường có ngành, chuyên ngành đào tạo đặc thù như: đại học hàng hải, đại học y ... bố trí thêm một học phần hoặc lồng ghép trong chương trình đào tạo khác những kiến thức cơ bản đặc trưng của hải quân, y học quân sự...

4. Căn cứ vào chương trình này các trường xây dựng chương trình giáo dục quốc phòng - an ninh cho sinh viên đại học, cao đẳng hệ vừa làm, vừa học phù hợp với hình thức học và đặc điểm đào tạo của từng trường.

5. Thiết bị dạy học giáo dục quốc phòng - an ninh đã được quy định trong Danh mục và tiêu chuẩn bộ mẫu thiết bị dạy học tối thiểu môn học giáo dục quốc phòng cho các trường trung học phổ thông, trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng và đại học. Giáo trình giáo dục quốc phòng - an ninh dùng cho các trường đại học, cao đẳng do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành là tài liệu giảng dạy và nghiên cứu chính thức của giảng viên, sinh viên.

6. Giảng viên giáo dục quốc phòng - an ninh trước khi thực hiện kế hoạch giảng dạy phải được tập huấn về nội dung chương trình, bài giảng, phương pháp giảng dạy và đánh giá kết quả học tập.

7. Khi thực hành các nội dung thuộc kỹ năng quân sự, với các trường không có điều kiện tổ chức học thực hành phải đưa sinh viên vào học tại trung tâm giáo dục quốc phòng sinh viên hoặc liên kết với các học viện, nhà trường quân đội. Bài Kỹ thụât bắn súng tiểu liên AK có nội dung kiểm tra thực hành bắn, các trường có thể tổ chức bắn đạn thật, bắn bằng thiết bị điện tử hoặc laser.

8. Trong khóa học hoặc đợt học giáo dục quốc phòng - an ninh các trường nên bố trí sinh viên đi tham quan ít nhất 1 lần các bảo tàng lịch sử quân sự, lịch sử lực lượng vũ trang; các đơn vị thuộc quân, binh chủng hoặc học viện, nhà trường quân đội.

VII. Phương pháp dạy, học và đánh giá kết quả học tập                   

Thực hiện theo Quy định tổ chức dạy, học và đánh giá kết quả học tập môn học giáo dục quốc phòng - an ninh, ban hành kèm theo Quyết định số                             69/2007/QĐ-BGDĐT ngày 14/11/2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

     KT. BỘ TRƯỞNG

 THỨ TRƯỞNG THƯỜNG TRỰC

 

                                                                                                                             Bành Tiến Long

                                                                                  

Quy định miễn giảm

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG          CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRUNG TÂM GD QUỐC PHÒNG KH                             ĐỘC LẬP - TỰ DO - HẠNH PHÚC

                   ------------------                                                                  -------0O0--------

Số:………./QĐ/GDQP .                                                                                                                                                                                                                                                  

                                                                                                        Nha trang, ngày  26 tháng 08 năm 2007

 

QUY Đ ỊNH

V/V  Miễn, hoãn, giảm môn GDQP- AN

 

- Căn cứ Nghị định số 116/2007/NĐ - CP ban hành ngày 10/07/2007 của Chính phủ về Giáo dục Quốc phòng - An ninh (GDQP-AN);

- Căn cứ Hướng dẫn số 7374/BGDĐT - GDQP ban hành ngày 17/07/2007 của Bộ Giáo dục & Đào tạo về thực hiện nhiệm vụ GDQP-AN năm học 2007-2008;

- Nhằm bảo đảm chương trình GDQP ở các trường Đại học - Cao đẳng được quy định theo Nghị định số 116/2007/NĐ - CP ngày 10/07/2007 của Chính phủ về Giáo dục Quốc phòng - An ninh, đồng thời bảo đảm quyền lợi và trách nhiệm của học viên tham dự học tập chương trình GDQP-AN.

          Nay Trung tâm GDQP Khánh Hoà (TTGDQPKH) ban hành một số Quy định về việc  miễn, hoãn, giảm môn GDQP -  AN như sau:

1-     Đối tượng được miễn giáo dục, bồi dưỡng kiến thức GDQP-AN

             a-   Sinh viên đã có chứng chỉ GDQP – AN do Cơ sở đào tạo đại học, cao đẳng, các Trung tâm GDQP – AN cấp, hoặc có Giấy chứng nhận hoàn thành khoá bồi dưỡng kiến thức GDQP-AN do Học viện Quốc phòng hoặc trường quân sự quân khu cấp.

      b -   Sinh viên đã có chứng chỉ GDQP – AN do Cơ sở đào tạo, các Trung tâm GDQP – AN cấp ở bậc học Cao đẳng thì được miễn chương trình GDQP tương ứng bậc cao đẳng, sinh viên phải học chương trình GDQP bổ sung để hoàn thành chương trình GDQP ở bậc đại học.

2-     Đối tượng được hoãn giáo dục, bồi dưỡng kiến thức GDQP-AN

             a -   Sinh viên đang học tập môn GDQP – AN bị ốm đau, tai nạn phải nằm điều trị tại các bệnh viện, do thiên tai, hoả hoạn… buộc phải nghỉ học, có giấy xác nhận của bệnh viện hoặc của chính quyền từ cấp xã trở lên.

              b -  Sinh viên là phụ nữ đang mang thai hoặc có con nhỏ dưới 1 năm tuổi được tạm hoãn các nội dung thực hành kỹ thuật quân sự.

3-     Đối tượng được giảm giáo dục, bồi dưỡng kiến thức GDQP-AN

              a -   Sinh viên có dị tật làm hạn chế sự vận động, có giấy chứng nhận của bệnh viện từ cấp huyện trở lên được giảm các nội dung thực hành kỹ thuật quân sự.

              b -  Sinh viên là bộ đội, công an chuyển ngành, phục viên (có quyết định chuyển ngành, phục viên) được giảm các nội dung thực hành kỹ thuật quân sự.

 Quy định này được áp dụng từ ngày ban hành thay cho quy định trước đây.

 

                   K/T Giám đốc TTGDQP

                            P .Giám đốc

 

 

 

 

                           TS.  Lê Xuân Tài