CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TIẾN SĨ
Minimize

CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC ĐẠI HỌC

Tên chương trình:   KỸ THUẬT CƠ KHÍ ĐỘNG LỰC (Transportation Engineering)
Trình độ đào tạo:     Tiến sĩ
Ngành đào tạo:        Kỹ thuật cơ khí động lực
Mã số ngành:           62 52 32 05

I. Mục tiêu      

   1. Mục tiêu chung
 Đào tạo các nhà khoa học có trình độ cao về lý thuyết và năng lực thực hành phù hợp, nắm bắt được xu hướng phát triển khoa học công nghệ của ngành Kỹ thuật cơ khí động lực, khả năng nghiên cứu độc lập và sáng tạo, khả năng phát hiện và giải quyết những vấn đề mới có ý nghĩa về mặt khoa học, công nghệ và khả năng hướng dẫn nghiên cứu khoa học.
   2. Mục tiêu cụ thể
Giúp nghiên cứu sinh tự trang bị kiến thức lý luận nền tảng, hiểu biết sâu các kiến thức có tính ứng dụng của ngành và chuyên ngành, khả năng độc lập, sáng tạo trong phát hiện và giải quyết những vấn đề chuyên môn, viết báo cáo khoa học và trình bày kết quả nghiên cứu. Sau khi hoàn thành chương trình đào tạo, Tiến sĩ ngành Kỹ thuật cơ khí động lực có thể đạt được kiến thức, kỹ năng và năng lực cụ thể như sau:
a. Kiến thức

a1. Hoàn chỉnh và nâng cao kiến thức cơ bản phù hợp sự phát triển của ngành.
     a2. Có kiến thức mới và chuyên sâu của ngành Kỹ thuật cơ khí động lực và các ngành liên quan.
b. Kỹ năng 
  b1. Khả năng phát hiện và giải quyết các vấn đề mới có ý nghĩa khoa học, công nghệ trong ngành Kỹ thuật cơ khí động lực.             b2. Khả năng nghiên cứu độc lập, sáng tạo, viết báo cáo, trình bày kết quả nghiên cứu
          b3. Khả năng hướng dẫn, thẩm định các hoạt động nghiên cứu khoa học và chuyên môn
c. Năng lực
  c1. Công tác đạt hiệu quả cao tại các cơ quan quản lý, nghiên cứu, giáo dục, sản xuất trong lĩnh vực Kỹ thuật tàu thủy và các tổ chức xã hội khác
  c2. Giảng dạy, hướng dẫn ở trình độ Đại học và Sau đại học ngành Kỹ thuật cơ khí động lực và các ngành liên quan.

II. Hình thức và thời gian đào tạo

   1. Hình thức tập trung: nghiên cứu sinh tập trung học tập và nghiên cứu liên tục tại Trường. Thời gian tập trung liên tục là 4 năm đối với người có bằng đại học và 3 năm đối với người có bằng thạc sĩ.
   2. Hình thức không tập trung: nghiên cứu sinh không tập trung học tập và nghiên cứu liên tục tại Trường nhưng có tổng các giai đoạn tập trung liên tục là 4 năm đối với người có bằng đại học và 3 năm đối với người có bằng thạc sĩ trong đó có ít nhất một giai đoạn 12 tháng tập trung liên tục tại Trường.

III. Khối lượng kiến thức
Gồm từ 12 đến 18 tín chỉ dành cho các học phần và các chuyên đề tiến sĩ, chưa kể đến khối lượng kiến thức học bổ sung và thực hiện luận án.

IV. Đối tượng tuyển
   1. Có bằng thạc sĩ phù hợp với chuyên ngành đăng ký dự tuyển. Cụ thể:
a. Đối tượng A1: có bằng thạc sĩ ngành/chuyên ngành đúng do trường hoặc các cơ sở đào tạo khác cấp trong vòng 7 năm trở lại.    b. Đối tượng A2: có bằng thạc sĩ ngành/chuyên ngành đúng nhưng đã tốt nghiệp trên 7 năm hoặc do cơ sở đào tạo khác cấp; hoặc có bằng thạc sĩ ngành/chuyên ngành gần.

   2. Trường hợp chưa có bằng thạc sĩ thì phải có bằng tốt nghiệp đại học hệ chính quy loại giỏi trở lên, ngành phù hợp với chuyên ngành đăng ký dự tuyển. Cụ thể:
a. Đối tượng B1: có bằng tốt nghiệp đại học ngành/chuyên ngành đúng do trường hoặc các cơ sở đào tạo khác cấp dưới 7 năm trở lại.
b. Đối tượng B2: có bằng tốt nghiệp đại học ngành/chuyên ngành đúng nhưng đã tốt nghiệp trên 7 năm hoặc do cơ sở đào tạo khác cấp hoặc có bằng tốt nghiệp đại học ngành/chuyên ngành gần.
   3. Danh mục ngành, chuyên ngành đúng, phù hợp và gần

V. Quy trình đào tạo

VI. Đánh giá và thang điểm

1. Đánh giá các học phần, tiểu luận tổng quan và chuyên đề tiến sĩ theo thang điểm 10. Các học phần (bổ sung và ở trình độ tiến sĩ) được đánh giá theo đề cương chi tiết học phần và phải đạt 5 điểm trở lên. Chuyên đề tiến sĩ và tiểu luận tổng quan được đánh giá bằng hình thức bảo vệ trước hội đồng. Chuyên đề tiến sĩ và tiểu luận tổng quan được coi là đạt yêu cầu nếu điểm trung bình chung của các thành viên hội đồng từ 7 điểm trở lên.
2. Luận án tiến sĩ được đánh giá qua hai cấp: cấp khoa và cấp trường trong đó trước khi được đánh giá ở cấp trường, luận án được phản biện độc lập (phản biện kín) bởi 2 chuyên gia thuộc lĩnh vực nghiên cứu của đề tài. Đánh giá luận án tiến sĩ được thực hiện theo hình thức bỏ phiếu tán thành hay không tán thành. Luận án đạt yêu cầu khi có tối thiểu 6/7 hoặc 5/6 (trường hợp vắng mặt 1 thành viên Hội đồng) thành viên Hội đồng đánh giá luận án tiến sĩ cấp trường có mặt tán thành
VII. Nội dung chương trình
     1. Các học phần bổ sung
Các học phần bổ sung giúp nghiên cứu sinh có đủ kiến thức và đạt được trình độ chuyên môn để thực hiện nhiệm vụ của nghiên cứu sinh. Danh mục học phần bổ sung mà nghiên cứu sinh phải học phụ thuộc vào nhóm đối tượng dự tuyển của nghiên cứu sinh.
1.1. Đối tượng A1: không phải học các học phần bổ sung.
1.2. Đối tượng A2: tùy theo hướng nghiên cứu đã lựa chọn, nghiên cứu sinh sẽ phải chọn học bổ sung từ  2 đến 3 học phần có trong danh mục học phần của chương trình đào tạo trình độ thạc sĩ Kỹ thuật cơ khí động lực của Trường, cụ thể như sau:


1.3. Đối tượng B1: phải học các học phần bổ sung là các học phần có trong chương trình đào tạo thạc sĩ cùng năm tuyển sinh.
1.4. Đối tượng B2: tương tự như đối tượng B1, ngoài ra tùy theo hướng nghiên cứu đã xác định, nghiên cứu sinh phải lựa chọn để học bổ sung từ 2 đến 3 học phần trong danh mục học phần chương trình đào tạo trình độ đại học của các chuyên ngành thuộc ngành Kỹ thuật tàu thủy hoặc Công nghệ kỹ thuật ô tô của Trường cho trong bảng dưới đây:

    2. Các học phần ở trình độ tiến sĩ
Các học phần ở trình độ tiến sĩ nhằm trang bị cho nghiên cứu sinh các kiến thức mới trong lĩnh vực chuyên môn, nâng cao trình độ lý thuyết, phương pháp luận nghiên cứu và khả năng ứng dụng phương pháp nghiên cứu khoa học quan trọng, thiết yếu của lĩnh vực nghiên cứu
Danh mục học phần ở trình độ tiến sĩ
Danh mục các học phần ở trình độ tiến sĩ bao gồm nhóm các học phần bắt buộc và nhóm các học phần tự chọn, chia thành 3 nhóm tương ứng với các hướng nghiên cứu chính của ngành Kỹ thuật cơ khí động lực, cụ thể như sau.:
Kỹ thuật tàu thủy: gồm những hướng nghiên cứu về tự động hóa và tối ưu hóa trong tính toán, thiết kế tàu thủy, kết cấu và sức bền thân tàu thủy, tính toán động lực học lưu chất (CFD), dao động thân tàu, độ tin cậy kết cấu.
a. Động lực: gồm những hướng nghiên cứu về động cơ ôtô, tàu thủy, nhiên liệu và vật liệu bôi trơn, độ tin cậy thiết bị động lực, khí thải động cơ và bảo vệ môi trường, động lực học hệ thống đẩy tàu, hư hỏng và phá hủy thiết bị động lực v..v…
b. Cơ học - Vật liệu: gồm các hướng nghiên cứu về tính toán cơ học vật liệu, nghiên cứu ứng dụng các vật liệu mới trong ngành kỹ thuật cơ khí động lực, công nghệ và kỹ thuật vật liệu trong chế tạo kết cấu, thiết bị ôtô, tàu thủy v..v…

Trở về đầu trang