Tin chi tiết
Đóng
Sách mới: Sinh sản nhân tạo cá - Ứng dụng hormon steroid 

IoA 16/04/2012 9:36:11 SA
Trong sinh sản nhân tạo cá, nội tiết học là kiến thức khoa học quan trọng nhất cho phát triển công nghệ sinh sản nhân tạo và sản xuất giống các loài cá nuôi. Sinh sản nhân tạo cá - ứng dụng hormon steroid là quyển sách chuyên khảo do TS Phạm Quốc Hùng, khoa NTTS, trường Đại Học Nha Trang và PGS.TS. Nguyễn Tường Anh, trường Đại Học Khoa Học Tự Nhiên, Đại Học Quốc Gia Tp.HCM biên soạn. Sách được xuất bản bởi nhà xuất bản nông nghiệp năm 2011.

 

Trong sinh sản nhân tạo cá, nội tiết học là một trong những kiến thức khoa học quan trọng nhất cho phát triển công nghệ sinh sản nhân tạo và sản xuất giống các loài cá nuôi. Những nghiên cứu về bản chất, cơ chế tác dụng cũng như việc ứng dụng các kích dục tố, hormon sinh dục và sinh sản được mở rộng không ngừng kể từ cuối những năm 1930 của thế kỷ trước. Đến những năm 1950 các hormon sinh dục bắt đầu được mở rộng thành công vào lĩnh vực điều khiển giới tính của cá. Đối với sinh sản nhân tạo cá, một số hormon steroid đã được dùng để kích thích cá cái đẻ trứng. Các hormon steroid sinh dục và sinh sản giữ được hoạt tính ở nhiệt đo rất cao (trên 100°C) lại không bị phân hủy bởi vi sinh vật và rất dễ định lượng ở dạng tinh thể. Vì thế chúng có triển vọng được ứng dụng rộng rãi ở các nước nhiệt đới như Việt Nam.

Từ năm 1998 đến nay, một số nhà nghiên cứu dưới sự dẫn dắt của PGS.TS. Nguyễn Tường Anh, chuyên gia hàng đầu về nội tiêt học sinh sản cá cả nước, đã tiến hành nghiên cứu ứng dụng các hormon steroid để kích thích sinh sản và điều khiển giới tính các loài cá nuôi phổ biến ở Việt Nam, tập trung trong bộ cá Chép như cá Chép, Trắm Cỏ, Trôi Ấn, Mè Vinh, He Vàng và bộ cá Nheo (Siluriformes) như cá Tra, cá Hú, Trê Vàng và Lăng Vàng. Kết quả của các công trình nghiên cứu đó đã được công bố rải rác ở các tạp chí hoặc tuyển tập báo cáo hội thảo khoa học trong nước và quốc tế. Để tiện sử dụng hơn, nay các bài viết đó được tập hợp lại dưới dạng chuyên khảo với sự chủ biên của TS. Phạm Quốc Hùng, trường Đại Học Nha Trang và PGS.TS. Nguyễn Tường Anh, trường Đại Học Khoa Học Tự Nhiên, Đại Học Quốc Gia Tp.HCM. Hy vọng cuốn sách sẽ hữu ích đối với các nhà nghiên cứu và cán bộ giảng dạy cũng như sinh viên quan tâm dến Nuôi trồng Thủy sản, nhất là nội tiết học sinh sản cá.


Phần 1: Đại cương về nội tiết sinh sản

Nội tiết học sinh sản cá: Cơ sở lý thuyết và ứng dụng

Mô hình hai kiểu tế bào, feedback và phản ứng thơm hóa trong nội tiết học sinh sản cá cái

Steroid gây chín noãn bào và triển vọng ứng dụng một số steroid C21 trong sản xuất giống cá

Vai trò của hormon steroid trong quá trình phát triển và thành thục sinh dục ở cá xương

Biến động hàm lượng hormon steroid trong huyết tương cá chẽm mõm nhọn (Psammoperca waigiensis) trong chu kỳ sinh sản

Phần 2: Hormon steroid điều khiển giới tính cá

Thực nghiệm sản xuất cá bảy màu (Poecilia reticulata) toàn đực và siêu đực

Tạo cá bảy màu (Poecilia reticulata) cái có bộ nhiêm sắc thể giới tính XY và nhận dạng cá bảy màu siêu đực YY

Thử nghiệm đực hóa cá xiêm (Betta splendens) bằng cách ngâm trong nước có pha 17a-methyltestosterone

Thực nghiệm sản xuất cá rô đồng (Anabas testudineus) toàn cái

Đực hóa cá rô phi (Oreochromis niloticus) bằng phương pháp ngâm trong nước có pha 17a-methyltestosterone

Đực hóa cá hồi vân (Oncorhynchus mykiss) mang bộ nhiễm sắc thể XX

Phần 3: Kích thích sinh sản nhân tạo cá bằng hormon steroid

Kích thích cá chép (Cyprinus carpio) sinh sản không dùng hormon là protein-peptid: Liều sơ bộ bằng Domperidon, liều quyết định bằng 17,20P

Dùng 17,20P, progesteron và desoxycorticosteron acetat (DOCA) kích thích chín và rụng trứng in vivo ở cá trắm cỏ (Ctenopharyngodon idellus)

Kích thích chín và rụng trứng bằng 17,20P trong liều tiêm quyết định ở cá trắm cỏ (Ctenopharyngodon idellus)

Tác dụng của 17,20P lên sự chín và rụng trứng in vivo của cá trôi Ấn Độ (Labeo rohita)

Tác dụng của progesteron và desoxycorticosteron acetat (DOCA) lên sự chín và rụng trứng in vivo của cá trôi Ấn Độ (Labeo rohita)

Kích thích cá tra (Pangasius hypophthalmus)và cá hú (Pangasius conchophilus) đẻ: Dùng 17a,20b–dihydroxy-4–pregnen-3-one trong liều quyết định.

Kích thích cá chép (Cyprinus carpio) sinh sản bằng 17a-hydroxy-20bdihydroprogesteron sau liều sơ bộ bằng LHRH-A

Tác dụng của DOCA, 17,20P, HCG và LHRH-A trên cá trê vàng (Clarias macrocephalus): so sánh hiệu quả gây chín, rụng trứng và một số chỉ tiêu sinh sản khác

Dùng 17a,20b-dihydroxy-4-pregnen-3-one kích thích cá mè vinh (Barbodes gonionotus) và cá he vàng (Barbonymus altus) đẻ

So sánh ba phương thức dùng hormon kích thích sinh sản cá lăng vàng (Hemibagrus nemurus)

Dùng progesteron kích thích ếch (Rana tigerina) sinh sản

Sử dụng tổ hợp 17,20P; 17P với kich dục tố kích thích cá trê vàng (Clarias macrocephalus) sinh sản chỉ trong một lần tiêm



Các tin cùng thể loại
+ Đề tài Nghiên cứu khoa học cấp trường
+ Đoàn cán bộ của Viện Nuôi trồng Thủy sản (ĐH Nha Trang) khảo sát tại Ngọc Hiển, Cà Mau
+ DNA Vaccines Against Viral Diseases of Aquaculture
+ Đoàn cán bộ Viện NTTS đã tổ chức chuyến công tác và khảo sát tại một số địa điểm là các xã thuộc huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam
+ Bacterial Population in Intestines of the Black Tiger Shrimp (P. monodon) under Different Growth Stages
+ Hai bài báo của cán bộ khoa được đăng trên tạp chí khu vực
+ Dự án SRV 2701: Kế hoạch hoạt động năm 2011
+ Cán bộ khoa NTTS tham dự Hội nghị chuyên đề khoa học quốc tế lần thứ tám khu vực Tây Thái Bình Dương
+ Tổng hợp các hội nghị quốc tế về NTTS sẽ diễn ra trong năm 2011
+ Hội nghi sinh viên và cán bộ trẻ nghiên cứu khoa học toàn quốc ngành Nuôi trồng Thủy sản
+ Hội nghị Sinh viên & Cán bộ trẻ nghiên cứu khoa học toàn quốc ngành nuôi trồng thủy sản
+ Kết thúc hội nghị sinh viên và cán bộ trẻ nghiên cứu khoa học ngành Nuôi trồng Thủy sản
+ Hội nghị giới thiệu giải thưởng Nhà khoa học trẻ của Công ty Alltech
+ Giới thiệu các đề tài sinh viên nghiên cứu khoa học
+ Khoa NTTS triển khai đề tài cải tiến mô hình trồng rong sụn thuộc Dự án BCA tại Cam Ranh
+ Sách mới: Dynamic Production Model for Shrimp Stock Assessment của ThS. Nguyễn Lâm Anh.
+ Bốn đề tài khoa học công nghệ cấp Bộ được nghiệm thu cơ sở tại Khoa Nuôi trồng Thủy sản - Trường Đại học Nha Trang
+ Khoa Nuôi trồng Thủy sản nghiệm thu 2 đề tài nghiên cứu khoa học sinh viên
+ Nghiệm thu các chuyên đề thuộc hai dự án sản xuất thử nghiệm cấp Nhà nước
+ Cán bộ Khoa Nuôi trồng Thủy sản tham dự Hội nghị Khoa học Trẻ toàn quốc lần thứ IV tại Trường ĐH Nông Lâm Tp HCM
+ Khoa NTTS ký biên bản ghi nhớ hợp tác nghiên cứu với Phân viện Nghiên cứu NTTS Bắc Trung Bộ
+ Viện Nuôi trồng Thủy sản tiếp tục tổ chức nghiệm thu các chuyên đề thuộc hai dự án trọng điểm cấp Nhà nước
+ Nghiệm thu đề tài cấp Trường “Nghiên cứu sinh sản nhân tạo cá khoang cổ cam Amphiprion percula (Lacepede, 1802), phục vụ nhu cầu nuôi cá cảnh trong nước và xuất khẩu”
+ Trường ĐH Nha Trang và Viện NTTS làm việc với Đoàn công tác tỉnh Ninh Thuận
+ Sách mới: Hormon và sự điều khiển sinh sản ở cá
+ Sở KHCN tỉnh Đắk Nôngkiểm tra tiến độ đề tài cấp tỉnh do Trường ĐH Nha Trang chủ trì
+ Young female water flea (Daphnia) with single egg. (photo by John C., nikonsmallworld)
+ Nghiệm thu các chuyên đề thuộc Dự án sản xuất thử nghiệm cấp Nhà nước
+ Thông báo về việc xét duyệt đề tài NCKH của sinh viên đợt 2 năm 2018
+ Viện NTTS tổ chức hội thảo về bệnh tôm trong khuôn khổ đề tài tỉnh Ninh Thuận
+ Thực hiện đề tài cấp tỉnh Đăk Nông
+ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
+ Hội thảo khoa học đề tài “Nghiên cứu đánh giá và đề xuất các giải pháp phát triển, quản lý nguồn lợi thủy sản hồ chứa tỉnh Đắk Nông”
+ Hội đồng đánh giá, nghiệm thu cấp cơ sở đề tài cấp tỉnh Đắk Nông
+ Hội đồng nghiệm thu đề tài cấp trường
+ Viện NTTS tham gia International Fisheries Symposium - IFS 2016, Phú Quốc, từ ngày 31/1 - 02/11/2016.
+ Kết quả mở hồ sơ đăng ký đề tài, dự án KH&CN tỉnh Kiên Giang (10/11/2016)
+ Cuttlefish really know how to fight for their gals
+ Làm thế nào để đọc một bài báo khoa học
+ Urgent update on possible worldwide spread of tilapia lake virus (TiLV)
+ Fish Smell ATP to Find Food