Tin chi tiết
Đóng
Làm thế nào để đọc một bài báo khoa học 

IoA 11/07/2017 9:53:03 SA

Xem chi tiết bài viết ở đây (in English).

Gần đây, mục báo của Adam Ruben viết về những khó khăn và trở ngại khi đọc một bài báo khoa học đã được các đọc giả của Science Careers đón nhận rộng rãi. Rất nhiều người đã hỏi và xin lời khuyên về làm thế nào để có thể đọc hiểu được một tạp chí khoa học. Và tác giả Elisabeth Pain đã đem những trăn trở này gửi đến các nhà khoa học ở nhiều cấp bậc và lĩnh vực khác nhau. Mặc dù, rõ ràng rằng, đa phần việc đọc hiểu bài báo khoa học một cách trôi chảy là từ kinh nghiệm tích góp có được, nhưng việc gặp trở ngại là điều không thể tránh khỏi, và đến nỗi từng nhà khoa học phải xác định và áp dụng các kỹ thuật tốt nhất cho riêng mình. 

Làm thế nào để tiếp cận một bài báo?

Trong số các nhà khoa học được phỏng vấn thì quy trình thông thường để tiếp cận một bài báo khoa học sẽ là đọc lần lượt từ: 

Tóm tắt – Giới thiệu (thường là những đoạn cuối để biết được mục tiêu nghiên cứu của tác giả) – Hình ảnh/ bảng số liệu – Kết luận – Phương pháp/Bàn luận.

Tuy nhiên, bên cạnh đó, cũng có những cách hay khác để chúng ta tham khảo như:

- Xác định loại thông tin mà bạn muốn tìm kiếm và đọc ngay vào phần ấy. Nó có thể là việc so sánh kết quả của bạn với kết quả của tác giả; hoặc mở rộng kết quả của bạn bằng các kết quả được công bố gần đây. Hoặc cũng có thể là danh sách các trích dẫn để bạn có thể xác định được đây có phải là bài báo mà bạn cần không.

- Đọc nhanh để tìm xem bài báo này có gây hứng thú với bạn hay không? Nếu có, hãy đọc lại lần nữa nhưng chậm hơn và chú ý đến các chi tiết.

- Nếu đây là bài báo cần cho nghiên cứu của bạn, hãy đọc đi đọc lại chúng nhiều lần.

- Khi muốn tìm hiểu sâu vào bài báo, bạn cần đọc toàn bộ bài báo và vài công trình nghiên cứu trước đó của cùng nhóm tác giả hoặc tác giả khác nhưng với chủ đề tương tự.

- Nếu đây là bài báo tương tự với nghiên cứu của bạn, hãy tìm xem các dữ liệu của họ có khớp với những gì bạn khám phá được từ nghiên cứu của mình hay không, có điều gì mâu thuẫn hay không. Nếu có, thì hãy suy nghĩ xem vì sao lại có mâu thuẫn này. Bên cạnh đó, hãy tiếp tục đặt câu hỏi, điều gì sẽ xảy ra với mô hình nghiên cứu của mình nếu được áp dụng từ phương pháp của tác giả, và chúng ta sẽ nghiệm ra được gì từ đó.

- Tìm kiếm từ các hình ảnh và phần Bàn luận những chi tiết mới, thú vị. Chúng có hợp lý không? Chúng có khớp với những câu hỏi và giả thuyết ban đầu của bạn hay không?

- Lưu giữ các câu hoặc các đoạn thông tin hữu ích từ bài báo vào trong một trang Word, viết bình luận về những ý tưởng mới mà bạn suy ra được từ đó hoặc những nghi vấn mà bạn cần tìm hiểu thêm về sau, và kèm theo địa chỉ bài báo bên dưới. Tương tự, bạn cũng có thể lưu lại quy trình thí nghiệm của bài báo trong file Excel.

- In bài báo ra giấy, highlight những thông tin liên quan, hoặc những chi tiết mà cho bạn một ý tưởng mới hoặc một hướng đi mới.

- Nếu như các bài báo hoặc tạp chí đều thuộc chuyên ngành của bạn, thì bạn có thể bỏ qua phần Giới thiệu và Bàn luận mà đi thẳng đến phần Phương pháp và Kết luận. Bởi vì, phần Giới thiệu và Bàn luận có thể phản ánh một sự ưu ái riêng không thuyết phục về cách chọn phương pháp nghiên cứu và luận bàn về kết quả, trong khi vẫn còn những cách khác thuyết phục hơn.

- Nếu bạn là Tổng biên tập của một tạp chí khoa học: hãy đọc sơ lượt về các bài báo từ những biên tập viên thuộc lĩnh vực chuyên môn; tìm kiếm xem đã có bài viết đưa tin nào về bài nghiên cứu này chưa? Có nhà khoa học nào đưa ra một góc nhìn khác từ bài nghiên cứu này hay chưa? Sau đó, bạn sẽ đọc phần tóm tắt của bài báo, và đọc lần lượt các phần: Giới thiệu, Kết luận, hình ảnh, và toàn bài. (Marcia K. McNutt, Editor – in – chief, Science Journals).

- Và nếu bài báo không được trình bày rõ ràng, nhiều thông tin quan trọng bị loại bỏ, nhưng lại đưa vào những chi tiết thừa, hãy nhanh chóng loại bỏ bài báo đó sang một bên!

Bạn sẽ làm gì với những chi tiết khó hiểu trong bài báo?

- Copy và paste các từ không hiểu lên những công cụ tìm kiếm.

- Đọc các đánh giá về bài báo hoặc các sách, bỏ qua những ký tự viết tắt hoặc thuật ngữ nếu chúng không quan trọng.

- Cố gắng tìm hiểu những ký tự viết tắt hoặc thuật ngữ nếu chúng chứa đựng toàn bộ thông điệp của bài nghiên cứu.

- Hỏi đồng nghiệp, gửi trực tiếp email đến tác giả chính của bài báo.

- Đọc các bài báo tham khảo được trích dẫn trong bài.

- Tìm kiếm trên Google các chuyên đề, chủ đề, phương pháp, thuật ngữ, khái niệm…

- Lấy thông tin cơ bản của từng khái niệm, cụm từ, thuật ngữ liên quan.

Bạn sẽ làm gì khi bị “lạc lối” trong bài báo?

- Cố gắng duy trì những nghi vấn, những câu hỏi trong đầu để tập trung tìm hiểu từng vấn đề, bỏ qua các lỗi ngữ pháp và câu văn ngoài lề.

- Chia nhỏ ra từng phần và đọc trong vài ngày.

- Thử tiến hành thí nghiệm theo phương pháp của bài báo cùng với cộng sự của bạn.

- Trao đổi với các chuyên gia về các thử nghiệm hoặc các lỗi trong thử nghiệm.

- Để nó sang một bên và trao đổi với cộng sự hoặc bạn bè.

(Phần lược dịch từ biomedia.vn)

 


Các tin cùng thể loại
+ Đề tài Nghiên cứu khoa học cấp trường
+ Đoàn cán bộ của Viện Nuôi trồng Thủy sản (ĐH Nha Trang) khảo sát tại Ngọc Hiển, Cà Mau
+ DNA Vaccines Against Viral Diseases of Aquaculture
+ Đoàn cán bộ Viện NTTS đã tổ chức chuyến công tác và khảo sát tại một số địa điểm là các xã thuộc huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam
+ Bacterial Population in Intestines of the Black Tiger Shrimp (P. monodon) under Different Growth Stages
+ Hai bài báo của cán bộ khoa được đăng trên tạp chí khu vực
+ Dự án SRV 2701: Kế hoạch hoạt động năm 2011
+ Cán bộ khoa NTTS tham dự Hội nghị chuyên đề khoa học quốc tế lần thứ tám khu vực Tây Thái Bình Dương
+ Tổng hợp các hội nghị quốc tế về NTTS sẽ diễn ra trong năm 2011
+ Hội nghi sinh viên và cán bộ trẻ nghiên cứu khoa học toàn quốc ngành Nuôi trồng Thủy sản
+ Hội nghị Sinh viên & Cán bộ trẻ nghiên cứu khoa học toàn quốc ngành nuôi trồng thủy sản
+ Kết thúc hội nghị sinh viên và cán bộ trẻ nghiên cứu khoa học ngành Nuôi trồng Thủy sản
+ Hội nghị giới thiệu giải thưởng Nhà khoa học trẻ của Công ty Alltech
+ Sách mới: Sinh sản nhân tạo cá - Ứng dụng hormon steroid
+ Giới thiệu các đề tài sinh viên nghiên cứu khoa học
+ Khoa NTTS triển khai đề tài cải tiến mô hình trồng rong sụn thuộc Dự án BCA tại Cam Ranh
+ Sách mới: Dynamic Production Model for Shrimp Stock Assessment của ThS. Nguyễn Lâm Anh.
+ Bốn đề tài khoa học công nghệ cấp Bộ được nghiệm thu cơ sở tại Khoa Nuôi trồng Thủy sản - Trường Đại học Nha Trang
+ Khoa Nuôi trồng Thủy sản nghiệm thu 2 đề tài nghiên cứu khoa học sinh viên
+ Nghiệm thu các chuyên đề thuộc hai dự án sản xuất thử nghiệm cấp Nhà nước
+ Cán bộ Khoa Nuôi trồng Thủy sản tham dự Hội nghị Khoa học Trẻ toàn quốc lần thứ IV tại Trường ĐH Nông Lâm Tp HCM
+ Khoa NTTS ký biên bản ghi nhớ hợp tác nghiên cứu với Phân viện Nghiên cứu NTTS Bắc Trung Bộ
+ Viện Nuôi trồng Thủy sản tiếp tục tổ chức nghiệm thu các chuyên đề thuộc hai dự án trọng điểm cấp Nhà nước
+ Nghiệm thu đề tài cấp Trường “Nghiên cứu sinh sản nhân tạo cá khoang cổ cam Amphiprion percula (Lacepede, 1802), phục vụ nhu cầu nuôi cá cảnh trong nước và xuất khẩu”
+ Trường ĐH Nha Trang và Viện NTTS làm việc với Đoàn công tác tỉnh Ninh Thuận
+ Sách mới: Hormon và sự điều khiển sinh sản ở cá
+ Sở KHCN tỉnh Đắk Nôngkiểm tra tiến độ đề tài cấp tỉnh do Trường ĐH Nha Trang chủ trì
+ Young female water flea (Daphnia) with single egg. (photo by John C., nikonsmallworld)
+ Nghiệm thu các chuyên đề thuộc Dự án sản xuất thử nghiệm cấp Nhà nước
+ Thông báo về việc xét duyệt đề tài NCKH của sinh viên đợt 2 năm 2018
+ Viện NTTS tổ chức hội thảo về bệnh tôm trong khuôn khổ đề tài tỉnh Ninh Thuận
+ Thực hiện đề tài cấp tỉnh Đăk Nông
+ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
+ Hội thảo khoa học đề tài “Nghiên cứu đánh giá và đề xuất các giải pháp phát triển, quản lý nguồn lợi thủy sản hồ chứa tỉnh Đắk Nông”
+ Hội đồng đánh giá, nghiệm thu cấp cơ sở đề tài cấp tỉnh Đắk Nông
+ Hội đồng nghiệm thu đề tài cấp trường
+ Viện NTTS tham gia International Fisheries Symposium - IFS 2016, Phú Quốc, từ ngày 31/1 - 02/11/2016.
+ Kết quả mở hồ sơ đăng ký đề tài, dự án KH&CN tỉnh Kiên Giang (10/11/2016)
+ Cuttlefish really know how to fight for their gals
+ Urgent update on possible worldwide spread of tilapia lake virus (TiLV)
+ Fish Smell ATP to Find Food