Enter Title
Minimize

Tạp chí nước ngoài

Jen-Shou Yang and Ha Viet Hung (2016). Happy workers value effort, sad workers value reward. The International Journal of Human Resource Management. Published online: 25 Jan 2016.

Abstract: Why do various workers exhibit dissimilar motivational levels and performance results within the same incentive systems? According to expectancy theory, this might result from distinct evaluations of whether those rewards deserve corresponding effort. We proposed and verified that affective states influence the valuation of effort and reward. We concluded that happy people are likely to exert efforts for future rewards and sad people tend to seek rewards without extra effort. Our finding can explain divergent employee reactions to the same incentive programme. Our results provide an explanation for the finding that happy workers are more productive than sad workers. These results have crucial implications for human resource management theory and practice.

Huynh Thi Xuan Mai and Svein Ottar Olsen (2016). Consumer Participation in Self-Production:  The Role of Control Mechanisms, Convenience Orientation, and Moral Obligation. Journal of Marketing Theory and Practice, Issue 2, Volume 24, pp 209-223.

Abstract: Consumers participate in self-production when they actively create output products/services. Based on a cognitive antecedents–motivation–behavior framework, this study tests how different control mechanisms, convenience orientation, and moral obligation relate to self-production involvement and behavior in a sample of 415 households in the home meal preparation context. The proposed model is tested using structural equation analysis. The results show that desire for control influences self-production behavior indirectly through self-production involvement, while perceived behavioral control influences behavior more directly. Convenience orientation is important for predicting self-production involvement, while moral obligation has significant effects on both self-production involvement and behavior. 

Nguyen Thanh Cuong and Nguyen Thi Hong Nhung (2016). Working Capital Requirement and Profitability: Evidence from Seafood Processing Enterprises in the Khanh Hoa Province of Vietnam. International Research Journal of Finance and Economics, Issue 146, pp 92-99.

Abstract: Investment decisions in working capital is crucial for any business organization. The purpose of this research is examining the relationship between working capital requirement and firm’s profitability. A sample of 38 seafood processing enterprises in Khanh Hoa province of Vietnam for a period of 9 years from 2006 to 2014 was selected. Panel data methodology was employed and Generalized Method of Moments (GMM) was used as estimation technique. The results show that there is an inverted U-shaped relation between investment in working capital and firm's profitability. This finding implies that there exists an optimal level of investment in working capital in order to maximize a firm's profitability. Specifically, companies should not invest more than 32% of working capital to total assets. To ensure and enhance the corporates’ profitability, optimal investment range of working capital should be below 32%. In addition, study results also showed that promoting revenue growth, improving asset efficiency and using reasonable financial leverage can increase firm's profitability. From this results, the article proposes some policies implications for seafood processing enterprises in Khanh Hoa province of Vietnam in making investment decisions on working capital reasonably in order to maximize a firm's profitability.

Fu-Ju Yang, Yi – Hsien Wang and Hoang Thi Du (2015). The effects of policy changes on return and volatility in Vietnamese stock market. The Eleventh International Conference on knowledge-Based Economy & Global Management, Southern Taiwan University of Science and Technology, November 19-20.

Abstract: This paper uses the data of stock index of financial sector spanned from January 2nd, 2009 to December 31st, 2014 in order to observe the effects of some policies on stock returns and volatility in Vietnam. The empirical results reveal that M&A and VAMC have effects on stock returns but do not affect on stock volatility while regulatory reform does not show any effect on stock return but has an impact on stock volatility. In addition, there is no generally negative correlation between stock returns and volatility in stock market.

Vo Thi Thuy Trang (2016). Determinants of disclosure levels in the annual reports of firms listed on HOSE. International Conference on Accounting, ICOA 2016, Danang, Vietnam, pp 405 – 416.

Abstract: Based on understanding the specific firm characteristics and their disclosure levels, as well as reviewing previous studies about disclosure level in Vietnam and in the world, this study aims to assess the level of information disclosure in the annual reports of firms listed on HOSE and identify the determinants of disclosure level. Investigating the annual reports of 260/304 companies listed on HOSE and using item analysis approach, the results suggest that there are 94 items assessing the disclosure level, and the current level of information disclosure in the annual reports of listed firms on HOSE is determined at 26.99%. With the proposed 9 factors classified into two groups: (1) factors related to firms’ characteristics: company size, financial leverage, profitability, the time of listing, the field of business operation and quality of the audit firm; (2) governance factors: ownership, board size and board structure. Using quantitative analysis method based on multivariate regression model OLS, the study has identified 5 factors affecting the disclosure level, namely: state-owned capital ratio, board size, company size, profitability and the time of listing. The research results have contributed important information about information disclosure of listed companies on HCM stock exchange (HOSE). The study is also the foundation for future research, especially for the comparison of information disclosure in Vietnam stock exchange in general and Hanoi stock exchange in particular. Additionally, the study also provide resources, materials for education and students’ research.

Nguyen Thanh Cuong and Bui Manh Cuong (2016). The Determinants of Working Capital Requirement and Speed of Adjustment: Evidence from Vietnam’s Seafood Processing Enterprises. International Research Journal of Finance and Economics, Issue 147, pp 88-98. 

Abstract: The purposes of this study are to analyse the determinants of working capital requirement (WCR) and to examine the speed with which firms can adjust toward their target WCR. Based on a sample of 112 Vietnam’s seafood processing enterprises (SEAs) during 2005–2014, a target adjustment model and panel data techniques are employed to examine the significant determinants of the WCR and speed of adjustment. The results, which are robust for endogeneity, show that SEAs pursue the target working capital investment levels and they adjust relatively slowly towards their target levels. Moreover, we present an evidence that the speed of adjustment is not equal across all firms and it depends on access to external capital markets. In addition, the results also show that the WCR increased significantly with increasing in the firm’s sales growth and profitability. In contrast, the WCR decreases significantly with increasing in the size, fixed investment, cost of external finance and sales volatility of the firm. From the results obtained, this research proposes some policies to implications for SEAs in making investment decisions on working capital reasonably in order to maximize the firm's value.

Nguyen Cong Phuong and Vo Thi Thuy Trang (2015). The disclosure in the annual reports by the listed companies on the Ho Chi Minh stock exchange. International Journal of Business and Social Science, Vol. 6 No. 12; pp 117 – 126.

Abstract: This study aims to examine levels of the disclosure in the annual reports of the listed companies on the HOSE. Design/methodology/approach: This paper applies disclosure indexes to measure the amount information that is disclosure in the annual report of companies listed on HOSE in 2013. The disclosure index is designed basing on 94 disclosure items. Findings: The results show that the levels of the voluntary disclosure in the annual report by the listed companies is low, only at 23,9%. Research limitation: Information disclosure is an abstract concept and cannot be measured directly due to researchers’ subjective opinions. Originality/value: This research contributes to the literature by showing that although the existence of regulations and a monitoring system by regulatory authorities, voluntary disclosure by listed companies in a developing country such as Vietnam is low which influences company’s transparency. The results of this research provide useful information for the State agencies to review, modify and develop disclosure regulations in the future. The paper also can be used as an useful materials for teaching.

Nguyen Tuan (2016). Studying the Impact of Internal Control on the Performance and Risk of Vietnamese Commercial Banks. International Research Journal of Finance and Economics, Issue 151, pp 90-101.
Abstract: The goal of the study is to analyze the impacts of Internal Control (IC) to IC objectives of Vietnamese commercial banks. Specifically, it is used to analyze the impacts of IC to two control targets: performance and risk. Statistics were collected from primary information from surveys and secondary information from financial reports of Commercial Banks in the period of 2013-2015. The study utilizes Cronbach Alpha, EFA, Correlation and OLS Regression model as their quantitative methods. The results show that some components of IC impact performance and risk of Vietnam commercial banks.

Tạp chí trong nước

Chu Thị Lê Dung (2016). Mua bán, sáp nhập doanh nghiệp, những lợi ích mang lại. Tạp chí tài chính, số 2.

Tóm tắt: Trước xu hướng toàn cầu hóa buộc nhiều công ty phải sử dụng mua bán và sáp nhập như một cách để tăng cường sự hiện diện trên phạm vi quốc tế và mở rộng thị phần ở các thị trường mới, đặc biệt là các quốc gia đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Bài viết phân tích hoạt động mua bán và sáp nhập và những lợi ích mang lại của nó tại Việt Nam.

Phan Thị Dung (2016). Ảnh hưởng của các ước tính kế toán đến hiệu quả tài chính – Trường hợp công ty cổ phần Nhatrang Seafood – F17. Tạp chí Kế toán và Kiểm Toán, số 9/2016 (156), trang 19-23.

Tóm tắt: Hiệu quả tài chính phản ánh mối quan hệ lợi ích kinh tế mà doanh nghiệp nhận được và chi phí mà doanh nghiệp phải bỏ ra để có được lợi ích kinh tế đó. Để đánh giá hiệu quả tài chính chúng ta sử dụng nhiều cách thức khác nhau với nhiều nguồn dữ liệu: BCTC, các sổ chi tiết, các báo cáo quản trị, doanh nghiệp tương đương, số liệu ngành, môi trường kinh doanh …. Số liệu các báo cáo tài chính (BCTC) chịu ảnh hưởng của các ước tính kế toán. Bài viết này đề cập đến bản chất hiệu quả tài chính, các thức đo lường hiệu quả tài chính, các sai lệch thông tin BCTC ở Việt Nam và nghiên cứu của ACFE, các ước tính kế toán ảnh hưởng đến thông tin trên BCTC và minh họa số liệu cho F17. Thông qua phân đó, tác giả cũng khuyến nghị các nhà đầu tư nên sử dụng chỉ tiệu lợi nhuận thuần thay thế lợi nhuận sau thuế để đánh giá hiệu quả tài chính đồng thời đề ghị bổ sung và hoàn chỉnh các chuẩn mực kế toán Việt Nam theo hướng hội nhập và hội tụ với kế toán quốc tế.

Võ Thị Thùy Trang (2015). Các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin của công ty trên HOSE. Tạp chí Kinh tế và Dự báo, số 11, ISSN 0866-7120, trang 46 – 48.

Tóm tắt: Nghiên cứu này trình bày kết quả nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin (CBTT) trong báo cáo thường niên (BCTN) của các công ty niêm yết (CTNY) trên sở giao dịch chứng khoán TPHCM (HOSE). Kết quả đánh giá cho BCTN năm 2013, được đánh giá trên 94 chỉ mục CBTT. Kết quả có 5 nhân tố ảnh hưởng đến mức độ CBTT: Tỷ lệ Vốn Nhà nước, số lượng thành viên hội đồng quản trị (HĐQT), quy mô công ty, khả năng sinh lời và thời gian niêm yết. Bài viết chỉ trình bày kết quả nghiên cứu mà không trình bày phương pháp nghiên cứu.

Nguyễn Thị Liên Hương và Hoàng Văn Tuấn (2015). Hiệu quả huy động vốn giữa các nhóm ngân hàng thương mại tại tỉnh Khánh Hòa. Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng, số 162, trang 61-66.

Tóm tắt: Bài viết tập trung vào phân tích thực trạng huy động vốn của các nhóm ngân hàng thương mại Nhà nước (NHTMNN) và nhóm ngân hàng thương mại cổ phần (NHTMCP) trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2009-2014. Qua việc phân tích và so sánh qui mô, tốc độ tăng trưởng, hiệu quả huy động vốn của cả hai nhóm ngân hàng trên cho thấy các NHTMNN trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa có ưu thế hơn về thị phần và đạt hiệu quả huy động vốn cao hơn nhóm NHTMCP trong suốt nhiều năm. Tuy nhiên, gần đây nhóm NHTMNN đang phải đối mặt với áp lực cạnh tranh rất gây gắt và vươn lên mạnh mẽ của nhóm NHTMCP. Kết quả nghiên cứu sẽ giúp các nhà quản trị ngân hàng có thêm thông tin trong việc xác định vị thế, năng lực huy động vốn của mình so với hoạt động của toàn hệ thống, từ đó có chiến lược kinh doanh phù hợp.

Nguyễn Tuấn và Đặng Thị Tâm Ngọc (2015). Các sự kiện phát sinh sau ngày khóa sổ kế toán lập Báo cáo tài chính. Tạp chí Kế toán & Kiểm toán, số 142, trang 40-43.

Tóm tắt: Bài viết thực hiện tìm hiểu, so sánh, tìm sự thống nhất về vấn đề liên quan đến “Sự kiện phát sinh sau ngày khóa sổ kế toán lập Báo Cáo Tài Chính” trong hai chuẩn mực Kế toán số 23 (VAS23) và chuẩn mực Kiểm toán số 560 (VSA 560). Kết quả bài viết đưa ra một số tình huống xử lý đối với các sự kiện phát sinh (SKPS) sau ngày khóa sổ kế toán lập Báo Cáo Tài Chính (BCTC) của kế toán doanh nghiệp (KTDN) và kiểm toán viên.

Phan Thị Dung (2015). Các nhân tố ảnh hưởng đến tổ chức kế toán chi phí sản xuất trong các doanh nghiệp chế biến thủy sản. Tạp chí Kế toán và Kiểm Toán, số 1+2/2016(148+149), trang 32-35.

Tóm tắt: Chi phí là một trong những vấn đề mà nhà quản lý quan tâm trong điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Quản trị tốt chi phí là một trong những yếu tố quyết định thành công của doanh nghiệp. Để thực hiện tốt chức năng hoạch định và kiểm soát chi phí, nhà quản trị cần thiết thông tin từ kế toán chi phí. Thông tin kế toán chi phí được tổ chức tùy thuộc vào đặc thù sản xuất kinh doanh của từng doanh nghiệp và nhu cầu thông tin quản lý của nhà quản trị: Ngành nghề kinh doanh, cơ cấu mặt hàng, tổ chức sản xuất và quản lý trong doanh nghiệp.  Trong bài viết này, chúng tôi trình bày các nhân tố ảnh hưởng đến tổ chức kế toán chi phí trong các doanh nghiệp chế biến thủy sản như: Nhân tố ngành nghề kinh doanh, Nhân tố cơ cấu mặt hàng, Nhân tố kỹ thuật, Nhân tố kỹ thuật.

Chu Thị Lê Dung (2016). Xây dựng hợp đồng tương lai trên chỉ số chứng khoán. Tạp chí tài chính, tháng 7/2016.

Tóm tắt: Xây dựng và phát triển thị trường chứng khoán tại Việt Nam là một mục tiêu quan trọng trong chiến lược phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2011-2020. Theo Quyết định số 366/QĐ-TTg ngày 11/3/2014 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án xây dựng và phát triển thị trường chứng khoán phái sinh Việt Nam, từ năm 2016 sẽ bắt đầu triển khai giao dịch chứng khoán phái sinh hợp đồng tương lai dựa trên các chứng khoán cơ sở là chỉ số chứng khoán và trái phiếu chính phủ. Bài viết giới thiệu về hợp đồng tương lai trên chỉ số chứng khoán và  những yêu cầu đặt ra để việc vận hành công cụ tài chính này tại Việt nam được thuận lợi.

Nguyễn Tuấn và Đường Nguyễn Hưng (2015). Tổng quan lý thuyết về tác động của Kiểm soát nội bộ đến hiệu quả hoạt động và rủi ro các Ngân hàng thương mại Việt Nam. Tạp chí Công nghệ Ngân hàng, số 113. 

Tóm tắt: Bài viết tổng hợp các nghiên cứu lý thuyết và thực nghiệm về tác động của kiểm soát nội bộ (KSNB) đến hiệu quả hoạt động và rủi ro của các ngân hàng thương mại (NHTM). Nghiên cứu sử dụng cách tiếp cận lý thuyết đại diện và lý thuyết đối phó ngẫu nhiên, phương pháp nghiên cứu lịch sử dựa trên tổng quan nghiên cứu thực nghiệm trên thế giới về KSNB và nhận ra được những lỗ hổng trong các nghiên cứu tại Việt Nam. Từ đó bài viết tổng hợp được khái niệm về KSNB; sử dụng khuôn khổ KSNB của COSO, Basel và khung pháp lý Việt Nam về KSNB NHTM để gợi ý hướng nghiên cứu và mô hình thực nghiệm về tác động của KSNB đến hiệu quả hoạt động và rủi ro của các NHTM Việt Nam. Đồng thời, bài viết đã xác định được một số câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu dựa trên hướng nghiên cứu đã đề xuất.

Đặng Thị Tâm Ngọc (2016). Ảnh hưởng của chi phí chìm đến quyết định kinh doanh. Tạp chí Kế toán & Kiểm toán, số 5/2016 (152), trang 57-59.

Tóm tắt: Trong kinh tế học, chi phí chìm là một khoản chi phí đã được thanh toán và không thể phục hồi. Theo mô hình thông tin thích hợp cho việc ra quyết định được đề cập trong kế toán quản trị thì chi phí chìm là thông tin không thích hợp nên không được sử dụng khi ra quyết định. Tuy nhiên, trong thực tế rất nhiều nhà quản lý vẫn rơi vào bẫy của chi phí chìm, tức là vẫn xem xét chi phí chìm của một hoạt động thay vì các chi phí và lợi ích trong tương lai khi quyết định có nên tiếp tục một hoạt động nào đó. Mục đích của bài viết này nhằm cung cấp những hiểu biết sâu sắc hơn về ảnh hưởng của chi phí chìm đến việc ra quyết định, lý giải vì sao chi phí chìm lại có tác động mạnh mẽ như vậy và từ đó giới thiệu các chiến lược nhằm giúp nhà quản lý tránh rơi vào bẫy của chi phí chìm.

Phan Thị Dung (2015). Chỉ tiêu giá vốn hàng bán trên báo cáo tài chính của các doanh nghiệp. Tạp chí Kế toán và Kiểm Toán, số 05/2015(133), trang 20-23.

Tóm tắt: Chỉ tiêu giá vốn hàng bán trên báo cáo tài chính có ý nghĩa quan trọng trong việc tính toán các tỷ số khi phân tích báo cáo tài chính. Tuy nhiên, việc thuyết minh về chỉ tiêu này trên báo cáo tài chính dẫn đến việc sử dụng chúng trong các tỷ số tài chính có thể gây hiểu nhầm. Việc khảo sát báo cáo tài chính của một số doanh nghiệp niêm yết so sánh với quy định hiện hành, kết quả cho thấy việc thuyết minh chưa đầy đủ. Việc phân tích ảnh hưởng của giá vốn hàng bán đến các tỷ số tài chính cũng lưu ý khả năng đánh giá sai khi chỉ tiêu này không được loại trừ các khoản tổn thất như nguyên vật liệu mất mát, sử dụng vượt định mức hoặc dự phòng giảm giá hàng tồn kho. Trên cơ sở đó, tác giả đề nghị tách các khoản tổn thất trên thành một mục riêng trên báo cáo tài chính để thông tin thích hợp hơn cho việc phân tích.

Nguyễn Tuấn và Đường Nguyễn Hưng (2016). Ảnh hưởng Kiểm soát nội bộ đến mục tiêu kiểm soát Ngân hàng thương mại Việt Nam. Tạp chí Kế toán & Kiểm toán, ISSN: 1859-1914, số 157, tháng 10/2016.
Tóm tắt: Mục tiêu của nghiên cứu là phân tích những ảnh hưởng của Kiểm soát nội bộ (KSNB) đến mục tiêu kiểm soát các Ngân hàng thương mại (NHTM) Việt Nam. Cụ thể, phân tích tác động của 5 thành phần KSNB đến 3 mục tiêu kiểm soát gồm: mục tiêu hữu hiệu và hiệu quả hoạt động, mục tiêu tin cậy của báo cáo, mục tiêu tuân thủ quy định. Số liệu nghiên cứu được thu thập từ dữ liệu sơ cấp thông qua bảng câu hỏi điều tra. Nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích nhân tố khám phá (EFA), phân tích hệ số Cronbach Alpha, phân tích nhân tố khẳng định (CFA) và phương pháp mô hình hóa cấu trúc tuyến tính (SEM). Kết quả nghiên cứu cho thấy, có mối liên hệ tích cực giữa 5 thành phần của KSNB theo báo cáo COSO và Basel với các mục tiêu kiểm soát tại các NHTM Việt Nam.

Huỳnh Thị Thanh Thúy (2015). Quản lý doanh nghiệp nhỏ và vừa khi gia nhập TPP. Tạp chí Kinh tế và Dự báo, số 17, trang 28-29.

Tóm tắt: Hiệp định đối tác kinh tế xuyên thái bình dương (TPP) giữa 12 quốc gia khu vực châu Á – Thái Bình Dương là hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới với nhiều yêu cầu rất cao. Việc tiếp cận và tham gia TPP sẽ mang lại nhiều thời cơ, nhưng cũng đặt ra những thách thức lớn đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam, nhất là trong vấn đề phi thương mại như lao động – một nội dung rất mới mẻ so với các FTA thế hệ cũ.