Hợp tác đối ngoại
Minimize
Hội nghị 5/2012
Minimize

ĐẨY MẠNH VIỆC ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY VÀ ĐÁNH GIÁ NHẰM NÂNG CAO  

CHẤT LƯỢNG GIẢNG DẠY TẠI KHOA KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH  



 (Hội nghị Đổi mới phương pháp giảng dạy và đánh giá Khoa Kế toán – Tài chính)
 

                                                                                                                                             Ths. Võ Văn Cần                                                                                                                                                                          

 Trong xu thế hội nhập giáo dục hiện nay, việc đổi mới  phương pháp giảng dạy và đánh giá kết quả học tập của sinh viên tại các trường đại học là một xu hướng tất yếu, đặc biệt là trong giai đoạn chuyển đổi hình thức đào tạo niên chế sang hình thức đào tạo theo học chế tín chỉ, lấy người học làm trung tâm. Để tạo một môi trường tốt cho các giảng viên trong Khoa trao đổi những trãi nghiệm cũng như đề xuất những giải pháp thúc đẩy việc đổi mới phương pháp giảng dạy và đánh giá kết quả học tập của sinh viên đào tạo theo hệ thống tín chỉ một cách khoa học hơn, ngày 26/05/2012, khoa Kế toán – Tài chính tổ chức hội nghị Đổi mới phương pháp giảng dạy và đánh giá.

Tại Hội nghị, các thầy cô nghe và thảo luận 7 tham luận của các thầy cô sau đây:

STT

Tên giảng viên

Tên bài tham luận

Bộ môn

1

Thái Ninh

Ứng dụng phương pháp dạy học tích cực trong việc dạy và học môn thuế để nâng cao hiệu quả đào tạo chuyên ngành Tài chính – Ngân hàng.

Tài chính – Ngân hàng

2

Nguyễn Tuấn

Bàn luận về việc nâng cao chất lượng giảng dạy

Kiểm toán

3

Lê Thị Thanh Huê

Phương pháp giảng dạy và đánh giá tại trường Đại học Queensland, Úc

Kế toán

4

Nguyễn Thị Thùy Trang

Phương pháp giảng dạy và đánh giá tại trường UTS, Úc

Kế toán

5

Phạm Thị Phương Uyên

Ứng dụng phương pháp giảng dạy tích cực trong môn Tài chính doanh nghiệp 2

Tài chính – Ngân hàng

6

Nguyễn Văn Bảy

Vận dụng phương pháp nghiên cứu tình huống trong giảng dạy học phần “ Tài chính tiền tệ” nhằm nân cao chất lượng giảng dạy

Tài chính – Ngân hàng

7

Ngô Xuân Ban

Một số kinh nghiệm giảng dạy các môn học chuyên ngành cho các lớp hệ trung cấp ngành Kế toán

Kiểm toán

 

Các bài tham luận đã tổng hợp được những kinh nghiệm tổ chức giảng dạy và đánh giá kết quả học tập của sinh viên tại 2 trường Đại học ở Úc, cũng như đúc kết được những kinh nghiệm giảng dạy các môn học chuyên ngành đã được triển khai giảng dạy theo hệ thống tín chỉ cho khóa 52 và 53 tại Trường. Các bài tham luận cũng đã chỉ ra nhiều phương pháp để nâng cao hiệu quả công tác giảng dạy. Tuy nhiên, việc  lựa chọn phương pháp giảng dạy phù hợp không chỉ dựa vào từng chủ đề của môn học, khả năng của người học, người dạy mà còn phải hướng đến yêu cầu của xã hội đối với chất lượng của người học được đào tạo. Trong đó, bản thân người dạy phải luôn cố gắng nỗ lực tìm tòi, nghiên cứu các phương pháp ứng dụng trong giảng dạy. Sự thành công của một phương pháp giảng dạy tích cực sẽ được thể hiện bằng sự thành công của những người học trong công việc sau này, bằng sự công nhận của xã hội về chất lượng đào tạo của mỗi trường cụ thể. Ngoài các yếu tố trên, để nâng chất lượng giảng dạy, nhà trường cũng cần chú trọng hơn trong công tác bồi dưỡng, khuyến khích nâng cao kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm thông qua việc tổ chức các lớp ngắn hạn; cần đầu tư trang thiết bị như hệ thống giảng đường thoáng mát, phương tiện dạy học đầy đủ, sĩ số lớp học không quá đông sinh viên... Đây là các việc làm cụ thể, góp phần không nhỏ trong quá trình đổi mới hoạt động giảng dạy của nhà trường.

Ngoài ra, các bài tham luận này cũng khẳng định, việc đổi mới phương pháp giảng dạy và đánh giá đã phát huy được năng lực tự học, tự nghiên cứu của sinh viên trong học tập, giúp sinh viên tăng cường khả năng tư duy và giải quyết vấn đề tốt hơn, đồng thời các phương pháp này cũng giúp sinh viên phát triển thêm các kỹ năng mềm (như thuyết trình, làm việc nhóm, tổ chức báo cáo trước đám đông, tham gia đánh giá báo cáo…). Những kỹ năng này cũng là những yêu cầu bắt buộc trong hầu hết các đơn vị tuyển dụng lao động.

Như vậy, việc đổi mới phương pháp giảng dạy và đánh giá góp phần phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và tạo ra sự đánh giá công bằng giữa người học, đồng thời vai trò của giáo viên cũng được nâng cao. Đổi mới phương pháp giảng dạy đòi hỏi giáo viên có trình độ chuyên môn vững vàng, đầu tư nhiều thời gian cho việc nghiên cứu, tìm tòi và sáng tạo. Giá trị của người giáo viên được tôn trọng bằng chính năng lực của người giáo viên góp phần vào sự phát triển của sinh viên./.