Chuẩn đầu ra Công nghệ Chế tạo máy
Minimize

CHUẨN ĐẦU RA NGÀNH CÔNG NGHỆ CHẾ TẠO MÁY

Tên ngành đào tạo: 

                     Tiếng Việt: Công nghệ Chế tạo máy

                     Tiếng Anh: Manufacturing Engineering

 Trình độ đào tạo: Đại học

 Mục tiêu chung:  

Chương trình giáo dục đại học ngành Công nghệ Chế tạo máy cung cấp cho sinh viên môi trường và những hoạt động giáo dục để họ hình thành và phát triển nhân cách, đạo đức, tri thức, các kỹ năng cơ bản và cần thiết nhằm đạt được thành công về nghề nghiệp trong lĩnh vực chuyên môn, đáp ứng nhu cầu xã hội.

2. Nội dung chuẩn đầu ra

A. Phẩm chất đạo đức, nhân văn và sức khỏe

A1. Có lập trường chính trị tư tưởng vững vàng, ý thức tổ chức kỷ luật tốt, hiểu biết về các giá trị đạo đức và ý thức trách nhiệm công dân;

A2. Có hiểu biết về văn hóa - xã hội, kinh tế và pháp luật;

A3. Có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp;

A4. Có ý thức học tập để nâng cao năng lực và trình độ;

A5. Có ý thức rèn luyện sức khỏe để làm việc.

B. Kiến thức

B1. Hiểu các nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam;

B2. Hiểu và vận dụng kiến thức toán, khoa học tự nhiên, khoa học xã hội - nhân văn, công nghệ thông tin và kiến thức cơ sở vào ngành đào tạo;

B3. Trình độ ngoại ngữ đạt tối thiểu một trong các ngôn ngữ sau:

Ngôn ngữ Anh: TOEIC 350 điểm hoặc tương đương;

Ngôn ngữ Pháp:  DELF (A1) 75 điểm hoặc tương đương;

Ngôn ngữ Trung:  HSK  130 điểm hoặc tương đương.

B4. Hiểu biết các vấn đề đương đại liên quan đến lĩnh vực chuyên môn;

B5. Hiểu và vận dụng các kiến thức chuyên môn sau:

          B5.1   Cơ học ứng dụng và nhiệt kỹ thuật trong tính toán, thiết kế cơ khí  và gia công vật liệu;

          B5.2   Kỹ thuật điện-điện tử thông dụng, phục vụ cho tính toán thiết kế và vận hành máy móc và thiết bị;

B5.3   Thiết lập và phân tích bản vẽ kỹ thuật cơ khí;

B5.4   Thiết kế sản phẩm cơ khí;

          B5.5   Vật liệu học và nhiệt luyện;

B5.6   Các phương pháp chế tạo cơ khí;

          B5.7   Trang thiết bị gia công cơ khí;

          B5.8   Công nghệ CAD/CAM/CAE/CNC;

          B5.9   Kiểm tra và đánh giá chất lượng sản phẩm cơ khí;

          B5.10 Bảo trì, sửa chữa máy và thiết bị cơ khí;

          B5.11 Tổ chức và điều hành sản xuất cơ khí.

 C. Kỹ năng  

C1. Kỹ năng nghề nghiệp:

C1.1 Có khả năng áp dụng kiến thức về toán, khoa học và kỹ thuật vào thiết kế và chế tạo sản phẩm cơ khí;

C1.2 Thiết kế và thực hiện các thí nghiệm phù hợp liên quan đến ngành đào tạo cũng như phân tích, giải thích và làm sáng tỏ dữ liệu;

C1.3 Thành thạo trong việc lựa chọn vật liệu;

C1.4 Thiết kế và phát triển sản phẩm cơ khí;

C1.5 Thành thạo trong việc lựa chọn các quá trình chế tạo;

C1.6 Thành thạo trong việc lập quy trình gia công, lắp ráp và kiểm tra chất lượng sản phẩm cơ khí;

C1.7 Thành thạo trong vận hành và bảo dưỡng máy công cụ và thiết bị cơ khí thông dụng;

C1.8 Sử dụng các số liệu thống kê và tính toán để phân tích và điều khiển các quá trình chế tạo;

C1.9 Sử dụng thành thạo một số phần mềm chuyên dụng phục vụ cho công việc phân tích, tính toán, thiết kế và chế tạo.

C2. Kỹ năng mềm:

C2.1. Làm việc độc lập

C2.2. Làm việc theo nhóm và với cộng đồng.

C2.3. Giao tiếp và truyền đạt thông tin hiệu quả trong lĩnh vực chuyên môn.

C2.4. Thu thập và xử lý thông tin để giải quyết vấn đề trong lĩnh vực chuyên môn.

C2.5. Sử dụng công nghệ thông tin và ngoại ngữ phục vụ công việc chuyên môn và quản lý.

C2.6 Tự học, nghiên cứu và nâng cao trình độ trên nền tảng kiến thức đã tích lũy.

C2.7. Quản lý và lãnh đạo

Nơi làm việc

1. Cơ sở sản xuất và kinh doanh sản phẩm và thiết bị cơ khí.

2. Các cơ sở đào tạo cán bộ kỹ thuật trong lĩnh vực chế tạo máy.

3. Các cơ quan quản lý có liên quan đến lĩnh vực chế tạo máy.