Các Bộ môn
Minimize
Hoạt động hướng tới
Minimize
 

   Kỷ Kỷ niệm 90 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam

Video Trường ĐHNT
Minimize
 
Minimize

MECHANICAL

ENGINEERING

 
Minimize
         
Cơ khí là một trong những ngành được tổ chức đào tạo ngay từ những ngày đầu thành lập trường Thủy sản – tiền thân của trường Đại học Nha Trang hiện nay. Trong suốt chặn đường gần 55 năm tồn tại và phát triển, phạm vi và qui mô đào tạo ngành Cơ khí không ngừng được mở rộng nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao và đa dạng của xã hội . Hàng ngàn sinh viên tốt nghiệp tại khoa Cơ khí đã và đang có những đóng góp đáng kể cho sự nghiệp hiện đại hóa và công nghiệp hóa đất nước. Các công trình nghiên cứu khoa học của các giáo sư, tiến sĩ, kỹ sư ngành Cơ khí đang được ứng dụng tại nhiều cơ sở sản xuất, kinh doanh trong cả nước. Những thành tựu trong lĩnh vực đào tạo, nghiên cứu và chuyển giao khoa học công nghệ đã minh chứng cho sự phấn đấu không ngừng của đội ngũ cán bộ viên chức khoa Cơ khí trong suốt chặn đường xây dựng và phát triển gần 55 năm qua.
 
        Tiền thân của khoa Cơ khí hiện nay là bộ môn Cơ khí tàu thuyền được tách ra từ bộ môn Khai thác thuộc khoa Thủy sản ở trường Đại học Nông Lâm (Hà Nội). Lớp Cơ khí đầu tiên gồm 14 sinh viên được tách ra từ lớp Khai thác thủy sản khóa 3 vào năm 1966 với mục tiêu đào tạo kỹ sư làm việc trong lĩnh vực sửa chữa, đóng mới và quản lí kỹ thuật tàu thuyền thủy sản.

        Mặc dù gặp muôn vàn khó khăn, gian khổ, nhưng sự nghiệp đào tạo của ngành Cơ khí chưa bao giờ bị gián đoạn, kể cả trong những năm chống chiến tranh chống phá ác liệt của Đế quốc Mỹ, biết bao thế hệ cán bộ và sinh viên Cơ khí đã trưởng thành và có những trọng trách lãnh đạo trọng yếu trong các cơ quan Nhà nước, các cơ sở sản xuất kinh doanh, đào tạo và NCKH, đã để lại dấu ấn sâu đậm trong lịch sử phát triển của ngành Cơ khí như: Thầy Nguyễn Trọng Nhuận, TS Phan Lương Tâm, PGS,TS Quách Đình Liên, PGS TS Dương Đình Đối, PGS TS Nguyễn Quang Minh, PGS TS Nguyễn Hữu Dũng... các giám đốc các Sở thủy sản như các anh Phạm Ngọc Anh, Đảo Văn Bảo, Phạm Hữu Thế, Võ Thiên Lăng, Nguyễn Chiến Thắng, v.v… Song song với nhiệm vụ trọng tâm là đào tạo, ngành cơ khí đã triển khai nhiều đề tài nghiên cứu khoa học, trong đó có những đề tài được ứng dụng có hiệu quả trong thực tiễn hoặc đã để lại dấu ấn với tính sáng tạo, sự táo bạo trong khoa học của thầy và trò cơ khí.

       Nhờ sự lớn mạnh của Khoa Cơ khí và để đáp ứng sự phát triển đa ngành và nhu cầu của xã hội, Khoa Cơ khí được tách ra thành Khoa Cơ khí và Khoa Kỹ thuật tàu thủy năm 2007.  Khoa Kỹ thuật tàu thủy được thành lập với các bộ môn đóng tàu. Động lực, Cơ học- Vật liệu. Khoa cơ khí hiện được chia thành 5 bộ môn và xưởng: BM chế tạo máy, BM kỹ thuật Ô-tô, BM Cơ điện tử, BM Kỹ thuật Xây dựng và Xưởng thực tập cơ khí, quản lý và tổ chức đào tạo 4 ngành: Công nghệ chế tạo máy, Công nghệ kỹ thuật Ô-tô, Công nghệ cơ điện tử và Công nghệ kỹ thuật xây dựng. Năm 2011, Nhà trường tiếp tục tái cơ cấu các Khoa và Bộ môn cho phù hợp với tình hình mới. Khoa Kỹ thuật tàu thủy được đổi tên thành Khoa Kỹ thuật giao thông. Bộ môn Kỹ thuật Ô-tô được chuyển từ Khoa cơ khí sang Khoa Kỹ thuật Giao thông. BM Kỹ thuật Xây dựng  và Cơ học - Vật liệu được tách ra thành Khoa Kỹ thuật xây dựng. BM Nhiệt lạnh  của Khoa Công nghệ thực phẩm được chuyển về Khoa Cơ khí. Năm 2013 khoa Cơ khí mở thêm chuyên ngành đào tạo chuyên ngành Công nghệ kỹ thuật Cơ khí do bộ môn Chế tạo máy phụ trách. Như vậy, từ năm 2011, Khoa Cơ khí có 3 bộ môn tham gia đào tạo bốn chuyên ngành trình độ đại học, đó là:

      1.
Công nghệ chế tạo máy,
      2. Công nghệ kỹ thuật cơ điện tử
      3. Công nghệ kỹ thuật nhiệt lạnh.
      4. Công nghệ kỹ thuật cơ khí


        Hàng năm, Khoa Cơ khí đào tạo ra hàng trăm kỹ sư của 4 chuyên ngành trên để cung cấp thêm vào nguồn nhân lực của đất nước.
        Từ năm 2013, Khoa Cơ khí tổ chức đào tạo thạc sĩ Kỹ thuật cơ khí. Hiện nay, đang xin phép Bộ GD&ĐT mở thêm đào tạo cấp tiến sĩ ngành kỹ thuật cơ khí.

         Đội ngũ cán bộ cơ hữu của Khoa Cơ khí hiện tại gồm 30 người, trong đó 2 PGS.TS, 7 TS. Được đào tạo tại Nga, Anh, Cộng hòa Séc, Hàn Quốc, Đài Loan; 7 nghiên cứu sinh trong nước và nước ngoài (Cộng hòa Séc, Đài Loan), 12 cán bộ giảng dạy có trình độ từ thạc sĩ trở lên.

         Thực hiện chủ trương đổi mới của nhà nước trong lĩnh vực giáo dục, ngành cơ khí nói riêng, trường Đại Học Nha Trang nói chung đã chủ động hợp tác với nhiều tổ chức quốc tế, trường viện thế giới như; Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, cộng hòa Liên Bang Nga, Na Uy, Cộng Hòa Séc vv.., nhằm mục tiêu trao đổi sinh viên, giảng viên, trao đổi nghiên cứu học thuật, tiếp thu công nghệ đào tạo tiên tiến của các nước phát triển, tạo điều kiện cho sinh viên, giảng viên, các nhà nghiên cứu của trường trao đổi kinh nghiệm và nâng cao chất năng lực giảng dạy, nghiên cứu của mình.
     
  
   Khoa Cơ khí nói riêng và Trường ĐH Nha Trang nói chung đã có gần 55 năm kinh nghiệm tổ chức đào tạo và nghiên cứu khoa  học phục vụ nhu cầu phát triển ngành kinh tế Thủy sản cũng như các lĩnh vực kinh tế  xã  hội khác.
Hòa chung vào công cuộc đổi mới toàn  diện đất nước, khoa Cơ khí đã và đang có  những thay đổi căn bản, từng bước vươn  lên  đáp ứng nhu cầu phục vụ công nghiệp  hóa, hiện đại hóa đất nước. Mặt dù trước mắt còn rất nhiều khó khăn, thử thách, nhưng con đường  phát triển khoa Cơ khí  thành trung  tâm  đào tạo nguồn nhân lực kỹ  thuật chất lượng cao và điểm tựa tin cậy cho sự phát triển khoa học – công nghệ tại khu vực Nam Trung Bộ - Tây Nguyên đã  và đang được khẳng định một cách vững  chắc.
 
Minimize