Giới thiệu
Minimize
Đề tại nghiên cứu
Minimize

TT

Tên đề tài nghiên cứu

Mã số

Chủ nhiệm đề tài

Năm TH

1


Nghiên cứu, thiết kế và chế tạo mô hình thực hành khí nén – điện khí nén phục vụ đào tạo tại Trường Đại học Nha Trang

TR2017-13-05

Nguyễn Văn Định

2017  

    2  
"Nghiên cứu thiết kế và chế tạo rô bốt Delta phục vụ đào tạo", mã số: TR2017-13-07

 TR2017-13-07
 Vũ Thăng Long
     2018
    3  
Nghiên cứu thiết kế chế tạo bộ điều khiển máy khảo nghiệm ma sat điều khiển bằng máy tính phục vụ công tác giảng dạy tại trường Đại học Nha Trang

 TR2012-13-06  Trần Văn Hùng
    2013
Bài báo - Vũ Thăng Long
Minimize

NGHIÊN CỨU THIẾT KẾ VÀ CHẾ TẠO ROBOT LẶN PHỤC VỤ CÔNG NGHỆ NUÔI TÔM TRONG LỒNG TRÊN BIỂN

DESIGN AND FABRICATION OF DIVING ROBOT USED FOR CULTURING CAGE SHRIMP

Vũ Thăng Long

Khoa cơ khí – Trường Đại học Nha Trang

            
        Bài báo này tóm tắt kết quả thiết kế và chế tạo robot lặn phục vụ công nghệ nuôi tôm trong lồng trên biển, robot có khả năng đo đạc các thông số môi trường như độ pH, nồng độ ô xy trong nước, mang camera quan sát và ống mềm hút chất thải, giúp ngư dân trên bờ quan sát hình ảnh thủy sản trong lồng nuôi, đồng thời robot có thể đưa ống mềm hút chất thải đến các vị trí cần thiết để hút thức ăn thừa và các chất cặn bã lên bờ. Robot thiết kế có khả năng tự cân bằng và duy trì độ sâu nhờ sử dụng cảm biến áp suất và trọng tâm thấp. Bằng cách sử dụng 2 motor bố trí theo chiều dọc và 3 motor bố trí theo chiều thẳng đứng và sử dụng giải thuật PID để điều khiển tốc độ động cơ và độ sâu nên robot có tính năng động lực học tốt, có khả năng di chuyển theo các phương và đến bất kỳ vị trí mong muốn nào.   


  Xem nội dung đầy đủ


Bài báo - Trần Văn Hùng
Minimize

NGHIÊN CỨU THIẾT KẾ VÀ CHẾ TẠO BỘ ĐIỀU KHIỂN MÁY KHẢO NGHỆM MA SÁT ĐIỀU KHIỂN BẰNG MÁY TÍNH PHỤC VỤ CÔNG TÁC GIẢNG DẠY VÀ NGHIÊN CỨU TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG

DESIGN AND FABRICATION OF TRIBOLOGY TESTING MACHINE CONTROLLER USED FOR TEACHING AND RESEACHING AT NHA TRANG UNIVERSITY

Trần Văn Hùng
Khoa Cơ khí – Trường Đại học Nha Trang


Ma sát ngoài (khô) giữa các bề mặt tiếp xúc là hiện tượng cực kỳ phức tạp, nó bị chi phối bởi nhiều yếu tố như sự tác động của các yếu tố sử dụng: tải trọng, tốc độ trượt và đặc biệt là tính chất của vật liệu cũng như đặc tính hình học của bề mặt tiếp xúc ([1]).

Mặc dù đã có nhiều công trình nghiên cứu của các nhà khoa học trong và ngoài nước đưa ra các mô hình toán để mô tả hiện tượng ma sát, nhưng cho đến nay chưa có mô hình nào có thể mô tả một cách đầy đủ các mối quan hệ trong quá trình ma sát. Các mô hình đưa ra chỉ có thể giúp ta hiểu phần nào bản chất của hiện tượng, quan hệ về lượng, còn nhiều vấn đề phải bàn vì các thông số đưa ra trong các phương trình rất khó xác định và lựa chọn chính xác cho mỗi trường hợp. Bản thân các thông số này cũng thay đổi trong quá trình ma sát do sự tương tác qua lại giữa các thông số cơ nhiệt động học và tác động của môi trường hóa học.

Chính vì lẽ đó, trong kỹ nghệ hiện nay công cụ tốt nhất để xác định được hệ số ma sát của cặp lắp ghép là thực nghiệm. Với phương pháp và tiêu chuẩn thực nghiệm khác nhau giá trị của hệ số ma sát của cùng một cặp lắp ghép cũng có thể có có các giá trị khác nhau. 
 

Xem nội dung đầy đủ