Tin chi tiết
Thảm cửa thông minh SmartMat 

Khoa Điện -Điện tử 4/9/2014 6:05:14 AM
Tiến sĩ Andrew Clark vừa giới thiệu một sản phẩm mới do mình chế tạo có tên gọi là SmartMat. Được thiết kế để đặt bên dưới tấm thảm chân ở cửa thông thường, SmartMat hoạt động như một cảm biến áp lực và tích hợp kết nối Wi-Fi cho phép kích hoạt một hành động nào đó khi có người bước lên thảm.

Thảm cửa SmartMat có kích thước 46 x 69 cm, được chế tạo từ một tấm film dẻo cảm ứng áp lực đặt giữa 2 lớp film polymer dẫn điện. Tất cả thành phần này được bọc kín bằng một lớp bảo vệ chống nước, bụi bẩn. Ngoài ra, một bộ điều khiển micro của Electric Imp đã được tích hợp vào SmartMat để thu thập, xử lý dữ liệu và cho phép tấm thảm kết nối với một mạng Wi-Fi trong nhà.

 Khi đã kết nối vào mạng Wi-Fi, dữ liệu được thu thập bởi tấm thảm được gởi đến một máy chủ nền đám mây để thực hiện các hành động như gửi email hoặc nhắn tin thông báo dựa theo các trường hợp nhất định. Thông qua một giao diện trình duyệt web trên điện thoại hoặc máy tính, người dùng có thể thiết lập hành động tương ứng với các kích hoạt trên thảm.

 Không giống như các loại cảm biến sàn thông thường hoạt động như một công tắc điện tử: bật khi có áp lực đặt lên và tắt khi không có áp lực, SmartMat có thể phát hiện độ lớn của lực đè xuống và tính toán trọng lượng xấp xỉ của người nào đó hoặc thứ gì đang đặt lên thảm trong bao lâu. Điều này cho phép các hành động khác nhau được kích hoạt bởi những người khác nhau, động vật hoặc vật thể tùy theo sự khác biệt về trọng lượng.

 Với pin 9V tích hợp, SmartMat có thể kết nối Wi-Fi và liên tục gửi dữ liệu trong vòng 3 ngày. Ở chế độ tiết kiệm điện, tấm thảm sẽ tự động trở về trạng thái nghỉ sau 60 giây, ngưng hoạt động cảm ứng để kéo dài thời lượng pin.

Tiến sĩ Clark cho biết: "Ở chế độ này SmartMat có thể duy trì hoạt động đến 100 ngày với điều kiện mỗi ngày phải có trọng lượng đặt lên tấm thảm trung bình 15 phút".

Một nhược điểm của thiết bị là độ trễ tín hiệu, thường từ 3 đến 5 giây để tấm thảm thiết lập kết nối trở lại với mạng Wi-Fi sau khi được tái kích hoạt. Ngoài pin tích hợp, tấm thảm cũng có thể được kết nối với ổ điện trên tường bằng một đầu cắm AC để sử dụng cố định tại một vị trí. 

Đ.T.V (Theo (www.kickstarter.com, 31/3/2014)


Các tin cùng thể loại
+ Chuyển giao công nghệ điện mặt trời
+ Tham dự trại hè quốc tế và tìm kiếm cơ hội hợp tác tại Đài Loan
+ Chế tạo máy rửa tay sát khuẩn tự động giúp phòng chống dịch bệnh
+ Sinh hoạt học thuật cấp Khoa năm 2019
+ Cựu Sinh viên, Giảng viên hướng về trường xưa
+ Hội thảo Nâng cao chất lượng đào tạo lần thứ 7, năm 2018
+ Sinh viên Khoa Điện - Điện tử thăm quan thực tế nhà máy
+ CÔNG NGHỆ CHẾ TẠO LINH KIỆN ĐIỆN TỬ NANÔ
+ Ứng dụng thành công công nghệ hạt nhân trong trồng bưởi
+ Nga sẽ giao công nghệ hạt nhân hiện đại nhất cho Việt Nam
+ Cuba xây dựng nhiều công viên năng lượng mặt trời
+ Câu lạc bộ Điện - Điện tử tham gia cuộc thi: "Lái xe sinh thái, Tiết kiệm nhiên liệu"
+ Thiết bị cho phép âm thanh chỉ truyền đi theo một chiều
+ Độc đáo công nghệ sạc điện thoại bằng âm thanh và Wi-Fi
+ Hội thảo chuyên đề và kết nối chuyển giao công nghệ: “Công nghệ năng lượng Mặt Trời”
+ Khoa Điện – Điện tử hợp tác với trường Đại học quốc gia Kyungpook, Hàn Quốc
+ GS. Genci Capi thăm và làm việc với Khoa Điện – Điện tử
+ Sinh viên khoa Điện – Điện tử tham gia cuộc thi Minirobocon và Techshow Nha Trang 2016
+ Những hoạt động hợp tác của Khoa Điện – Điện tử, tháng 12 năm 2016
+ Trao tặng 2 hệ thống điện năng lượng mặt trời cho Đồn Biên phòng Đầm Môn, huyện Vạn Ninh
+ Khoa Điện – Điện tử hợp tác với công ty SISTECH đào tạo kỹ thuật tự động hóa cho sinh viên