Tin chi tiết
Chuyển giao công nghệ điện mặt trời 

Khoa Điện -Điện tử 1/12/2018 10:44:51 PM
Trường Đại học Nha Trang, Khoa Điện – Điện tử, hợp tác với Viện Khoa học công nghệ Quảng Tây để phát triển năng lượng mặt trời
Từ năm 2014, Trường Đại học Nha Trang, đại diện là Khoa Điện – Điện tử đã ký kết thỏa thuận hợp tác với Viện Khoa học và công nghệ Quảng Tây, Trung Quốc, đại diện là Phòng nghiên cứu vật lý ứng dụng. Kể từ đó đến nay, cả hai bên đã không ngừng củng cố và tăng cường mối quan hệ hợp tác đó, đặc biệt trong nghiên cứu, chuyển giao công nghệ thuộc lĩnh vực năng lượng tái tạo và chiếu sáng thông minh, tiết kiệm điện.
Từ ngày 4/1/2018 đến ngày 10/1/2018, các chuyên gia của phòng Nghiên cứu vật lý ứng dụng, Viện Khoa học công nghệ Quảng Tây đã phối hợp với các giảng viên Khoa Điện – Điện tử lắp đặt thành công hệ thống điện mặt trời. Đây là hệ thống điện mặt trời thông minh vừa có khả năng tạo ra điện năng hòa vào lưới điện quốc gia, vừa có khả năng tạo ra điện hoạt động độc lập. Toàn bộ các thông số và trạng thái hoạt động của hệ thống được giám sát, điều khiển qua mạng Internet. Hệ thống hiện đang được lắp đặt tại toàn nhà B3, công suất tối đa của hệ thống là 3,5 kW. Khi trời nắng to hệ thống sẽ cho công suất cực đại, mỗi ngày có thể tạo ra từ 20 đến 30 kWh, góp phần tiết kiệm 35 đến 50 nghìn đồng chi phí tiền điện. Hơn nữa, với 20 bình ắc-qui dung lượng 200 Ah, hệ thống có thể tạo điện năng dự phòng đủ để cung cấp cho một phòng học (với đèn, quạt, thiết bị âm thanh, máy chiếu) hoạt động liên tục trong khoảng từ 6 đến 10 giờ.
Trong khi các nguồn năng lượng truyền thống như than đá, dầu mỏ đang dần cạn và nguồn cung không ổn định, nhiều nguồn năng lượng tái tạo đang được nghiên cứu, sử dụng, đặc biệt là nguồn năng lượng mặt trời. Thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hoà, nằm trong khu vực có tỉ lệ nhận được nhiều ánh sáng mặt trời nhất so với các khu vực khác (khoảng 2600 giờ năng trong một năm). Nhà nước và các tổ chức trong và ngoài nước đã và đang có nhiều dự án đầu tư xây dựng nhà máy điện mặt trời tại Cam Ranh, Cam Lâm, Khánh Hòa và một số vùng lân cận. Do vậy, khi xây dựng thành công hệ thống điện mặt trời hiện đại, cũng góp phần quan trọng trong việc đào tạo, nghiên cứu khoa học của cán bộ giảng viên, sinh viên Khoa Điện – Điện tử.  Đón đầu xu hướng phát triển khoa học công nghệ, đào tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cao cho tỉnh Khánh Hòa và khu vực lân cận.
Một số hình ảnh về buổi lễ tiếp nhận hệ thống:




Các tin cùng thể loại
+ Tham dự trại hè quốc tế và tìm kiếm cơ hội hợp tác tại Đài Loan
+ Chế tạo máy rửa tay sát khuẩn tự động giúp phòng chống dịch bệnh
+ Sinh hoạt học thuật cấp Khoa năm 2019
+ Cựu Sinh viên, Giảng viên hướng về trường xưa
+ Hội thảo Nâng cao chất lượng đào tạo lần thứ 7, năm 2018
+ Sinh viên Khoa Điện - Điện tử thăm quan thực tế nhà máy
+ CÔNG NGHỆ CHẾ TẠO LINH KIỆN ĐIỆN TỬ NANÔ
+ Ứng dụng thành công công nghệ hạt nhân trong trồng bưởi
+ Nga sẽ giao công nghệ hạt nhân hiện đại nhất cho Việt Nam
+ Cuba xây dựng nhiều công viên năng lượng mặt trời
+ Thảm cửa thông minh SmartMat
+ Câu lạc bộ Điện - Điện tử tham gia cuộc thi: "Lái xe sinh thái, Tiết kiệm nhiên liệu"
+ Thiết bị cho phép âm thanh chỉ truyền đi theo một chiều
+ Độc đáo công nghệ sạc điện thoại bằng âm thanh và Wi-Fi
+ Hội thảo chuyên đề và kết nối chuyển giao công nghệ: “Công nghệ năng lượng Mặt Trời”
+ Khoa Điện – Điện tử hợp tác với trường Đại học quốc gia Kyungpook, Hàn Quốc
+ GS. Genci Capi thăm và làm việc với Khoa Điện – Điện tử
+ Sinh viên khoa Điện – Điện tử tham gia cuộc thi Minirobocon và Techshow Nha Trang 2016
+ Những hoạt động hợp tác của Khoa Điện – Điện tử, tháng 12 năm 2016
+ Trao tặng 2 hệ thống điện năng lượng mặt trời cho Đồn Biên phòng Đầm Môn, huyện Vạn Ninh
+ Khoa Điện – Điện tử hợp tác với công ty SISTECH đào tạo kỹ thuật tự động hóa cho sinh viên