Đào tạo
Minimize
Đề cương ôn thi TN ĐH Kế toán
Minimize
  
Môn CN KT
Minimize

ĐỀ CƯƠNG ÔN THI TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

MÔN CHUYÊN NGÀNH KẾ TOÁN

HỆ CHÍNH QUY VÀ HỆ VỪA HỌC VỪA LÀM

(Áp dụng đối với các lớp học Kế toán tài chính 1,2,3,4; Kế toán chi phí; Kế toán quản trị)

 

PHẦN 1: KẾ TOÁN TÀI CHÍNH 1, 2, 3, 4

1.        Kế toán các khoản phải trả người lao động và các khoản trích theo lương (Khái niệm đặc điểm phân loại lao động, các hình thức tiền lương, nguyên tắc, chứng từ, tài khoản sử dụng, sơ đồ phương pháp hạch toán, trình bày báo cáo tài chính và bài tập tương ứng).

2.        Kế toán hàng tồn kho (khái niệm đặc điểm phân loại, nguyên tắc kế toán hàng tồn kho, tính giá hàng tồn kho, chứng từ, tài khoản sử dụng, sơ đồ phương pháp hạch toán, trình bày báo cáo tài chính và bài tập tương ứng).

3.        Kế toán tài sản cố định và bất động sản đầu tư (khái niệm đặc điểm phân loại, nguyên tắc kế toán, điều kiện ghi nhận tài sản cố định, phân biệt tài sản cố định, bất động sản đầu tư và hàng hóa bấ động sản, cách xác định nguyên giá tài sản cố định, chi phí phát sinh sau khi ghi nhận ban đầu, chứng từ, tài khoản sử dụng, sơ đồ phương pháp hạch toán tài sản cố định và bất động sản đầu tư, kế toán khấu hao tài sản cố định, kế toán sữa chữa tài sản cố định, trình bày báo cáo tài chính và bài tập tương ứng).

4.        Kế toán chủ đầu tư (khái niệm, nguyên tắc hạc toán, chứng từ, tài khoản sử dụng, sơ đồ phương pháp hạch toán, trình bày BCTC và bài tập tương ứng).

5.        Kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh (khái niệm , điều kiện ghi nhận doanh thu, nguyên tắc ghi nhận doanh thu, chứng từ, tài khoản sử dụng, sơ đồ phương pháp hạch toán doanh thu, chi phí và xác định kế toán kinh doanh, trình bày BCTC và bài tập tương ứng).

6.        Kế toán vốn bằng tiền và các khoản thanh toán (khái niệm, nguyên tắc, phương pháp hạch toán ngoại tệ, chi phí đi vay, phát hành trái phiếu công ty, chứng từ, tài khoản sử dụng, sơ đồ phương pháp hạch toán và bài tập tương ứng).

7.        Kế toán thuế (khái niệm, nguyên tắc, trình tự thủ tục kê khai và nộp các khoản thuế, phương pháp xác định từng loại thuế, chứng từ, tài khoản sử dụng, sơ đồ phương pháp hạch toán, trình bày BCTC và bài tập tương tứng).

8.        Kế toán các khoản đầu tư tài chính (khái niệm, phân loại, nguyên tắc hạch toán, cách xác định giá gốc các khoản đầu tư tài chính, chứng từ, tài khoản sử dụng, sơ đồ phương pháp hạch toán, trình bày BCTC và  bài tập tương ứng).

9.        Kế toán nguồn vốn chủ sở hữu (khái niệm, nguyên tắc, chứng từ, tài khoản sử dụng, sơ đồ phương pháp hạch toán, kế toán phân phối lợi nhuận, trình bày BCTC và bài tập tương ứng).

10.     Kế toán hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu (đặc điểm hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu, trình tự thủ tục trong từng hoạt động xuất nhập khẩu: trực tiếp, ủy thác; bài tập tương ứng)

11.     Kế toán trong doanh nghiệp xây lắp (đặc điểm doanh nghiệp xây lắp, kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành trong trường hợp không có giao khoán nội bộ và trường hợp có giao khoán nội bộ, kế toán doanh thu và chi phí của hợp đồng xây dựng; bài tập tương ứng)

12.     Báo cáo tài chính (khái niệm, ý nghĩa và vai trò của BCTC, nguyên tắc, yêu cầu, thời hạn và nơi nộp BCTC. Phương pháp và nguyên tắc lập của từng chỉ tiêu trên từng báo cáo tài chính).

13.     Chứng từ kế toán: nội dung, nguyên tắc lập, chứng từ kế toán cho từng đối tượng kế toán

 

PHẦN 2: KẾ TOÁN CHI PHÍ

1.        Chức năng của Kế toán chi phí; Quá trình vận động của chi phí trong doanh nghiệp sản xuất; So sánh kế toán chi phí và kế toán tài chính, các bài tập tương ứng.

2.        Phân loại chi phí (Khái niệm, đặc điểm chi phí, phân loại chi phí)? Phân loại giá thành (Khái niệm, Ý nghĩa, Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm, phân loại giá thành sản phẩm, các bài tập tương ứng).

3.        Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm theo chi phí thực tế:

a.        Khái niệm, đặc điểm, mục tiêu của kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm theo chi phí thực tế.

b.        Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất, đối tượng tính giá thành, kỳ tính giá thành ( Khái niệm; Xác định đối tượng tập họp chi phí sản xuất, đối tượng tính giá thành; Xác định kỳ tính giá thành).

c.        Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm công nghiệp và các bài tập tương ứng.

                                                   i.      Đặc điểm sản xuất công nghiệp; Quy trình kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm theo chi phí thực tế.

                                                  ii.      Kế toán tập hợp và phân bổ chi phí nguyên vật liệu trực tiếp; Kế toán tập hợp và phân bổ chi phí nhân công trực tiếp; Kế toán tập hợp và phân bổ chi phí sản xuât chung; Kế toán khoản chi phí thiệt hại trong sản xuất; Kế toán tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất phụ; Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất.

                                                iii.      Tính giá thành sản phẩm (Đánh giá giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ; Giá thành theo phương pháp giản đơn; Giá thành theo phương pháp hệ số; Giá thành theo phương pháp tỷ lệ; Giá thành theo phương pháp loại trừ giá trị sản phẩm phụ; Giá thành theo phương pháp đơn đặt hàng; Giá thành theo phương pháp phân bước).

d.        Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp và các bài tập tương ứng (Đặc điểm hoạt động xây lắp; Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất; Đối tượng tính giá thành; Kỳ tính giá thành; Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ; Phương pháp tính giá thành sản phẩm; Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm).

e.        Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nông nghiệp (Đặc điểm hoạt động nông nghiệp; Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất; Đối tượng tính giá thành; Kỳ tính giá thành; Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ; Phương pháp tính giá thành sản phẩm; Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm).

f.         Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm dịch vụ và các bài tập tương ứng (Đặc điểm hoạt động dịch vụ; Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành dịch vụ du lịch; Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành dịch vụ bưu điện; Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành dịch vụ vận tải).

4.        Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm theo chi phí thực tế kết hợp với chi phí ước tính:

a.        Mục tiêu của kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm theo chi phí thực tế kết hợp với chi phí ước tính.

b.        Đặc điểm của kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm theo chi phí thực tế kết hợp với chi phí ước tính (Đặc điểm của kết cấu giá thành sản phẩm; Đặc điểm của Kế toán tập hợp chi phí sản xuất; Đặc điểm của kế toán tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm; Xử lý chênh lệch giữa chi phí sản xuất chung thực tế và chi phí sản xuất chung ước tính).

c.        Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm theo chi phí thực tế kết hợp với chi phí  ước tính (Tính giá thành theo phương pháp đơn đặc hàng; Tính giá thành theo quy trình sản xuất).

d.        Các bài tập tương ứng.

5.        Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm theo chi phí định mức:

a.        Chi phí sản xuất định mức và giá thành định mức ( Khái niệm; so sánh các mô hình tính giá thành); Mục tiêu của kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm theo định mức; Xây dựng chi phí san xuất định mức và giá thành định mức.

b.        Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm theo chi phí định mức (Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp; Kế toán chi phí nhân công trực tiếp; Kế toán chi phí sản xuất chung; Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành; Xử lý chênh lệch giữa chi phí sản xuất thực tế và chi phí sản xuất định mức).

c.        Các bài tập tương ứng.

 

PHẦN 3: KẾ TOÁN QUẢN TRỊ

1.        Khái niệm Kế toán quản trị? Phân biệt Kế toán quản trị và Kế toán tài chính?

2.        Trình bày cách phân loại chi phí theo cách ứng xử của chi phí?

3.                 Nêu các khái niệm: Chi phí trực tiếp và chi phí gián tiếp? Chi phí kiểm soát được và chi phí không kiểm soát được? Chi phí chênh lệch? Chi phí chìm? Chi phí cơ hội? Ý nghĩa của các cách phân loại này?

4.        Nêu nội dung của phương pháp xác định chi phí theo công việc?

5.        Nêu nội dung của phương pháp xác định chi phí theo qui trình sản xuất?

6.        Khái niệm và công thức xác định Số dư đảm phí, Tỷ lệ số dư đảm phí, Độ lớn đòn bẩy kinh doanh?...

7.        Cách xác định Sản lượng hoà vốn, Doanh thu hoà vốn, Doanh thu an toàn, Tỷ lệ doanh thu an toàn, Công suất hoà vốn và Thời gian đạt điểm hoà vốn? Vẽ đồ thị hoà vốn?

8.        Nội dung và nguyên tắc phân bổ chi phí của các bộ phận phục vụ theo hình thức trực tiếp?

9.        Nội dung và nguyên tắc phân bổ chi phí của các bộ phận phục vụ theo hình thức bậc thang?

10.     Nội dung và nguyên tắc phân bổ chi phí của các bộ phận phục vụ theo cách ứng xử của chi phí?

11.     Phương pháp lập các bảng dự toán SXKD?

12.     Khái niệm các trung tâm trách nhiệm và các chỉ tiêu đánh giá các trung tâm trách nhiệm?

13.     Công thức xác định Tỷ lệ hoàn vốn đầu tư (ROI) và thu nhập thặng dư (RI)?

14.     Định giá bán sản phẩm thông thường theo phương pháp trực tiếp và phương pháp toàn bộ?

15.     Định giá bán sản phẩm theo thời gian lao động và nguyên vật liệu sử dụng?

16.     Thông tin thích hợp để ra các quyết định kinh doanh.

17.     Ôn lại các bài tập liên quan đến các nội dung sau:

-          Các phương pháp phân tích chi phí hỗn hợp.

-          Lập báo cáo sản xuất theo phương pháp trung bình trọng và phương pháp FIFO.

-          Phân tích mối quan hệ giữa chi phí - khối lượng - lợi nhuận (CVP).

-          Phân bổ chi phí của các bộ phận phục vụ.

-          Lập báo cáo KQKD theo phương pháp toàn bộ và phương pháp trực tiếp.

-          Lập các bảng dự toán SXKD.

-          Đánh giá hoàn vốn và định giá sản phẩm.

-          Thông tin thích hợp để ra các quyết định kinh doanh.

-          Các dạng bài tập tổng hợp khác.