SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG HƯỞNG ỨNG THAM GIA


CUỘC THI THIẾT KẾ CHIẾN DỊCH GIẢM NHU CẦU SỪNG TÊ GIÁC TẠI VIỆT NAM
  
Nội dung cuội thi và bài tham gia
Nói KHÔNG với sừng tê giác là bạn đang cứu cả một loài khỏi tuyệt!!! 

Nguyễn Công Ngọc 2/18/2014 8:06:29 AM
Đã từng có thời gian, tê giác sống rải rác trên các vùng đồng bằng của châu Phi với số lượng hàng nghìn cá thể. Giờ đây điều đáng buồn là, chúng từng được cứu thoát khỏi bờ vực tuyệt chủng nhưng rồi lại một lần nữa bị đe dọa.

Năm 2012, 668 cá thể  tê giác đã bị giết bất hợp pháp tại Nam Phi, tương đương với trung bình gần hai con mỗi ngày. Mức độ săn trộm đã tăng vọt 5000% so với  13 con tê giác bị giết năm 2007. 
Nhu cầu về sừng tê giác là mối đe dọa lớn nhất đối với sự tồn tại của loài này. Trong đó, châu Á, đặc biệt là Việt Nam là thị trường chính.
Nạn săn trộm tê giác hiện đang leo thang tại Nam Phi có liên quan với nhu cầu sử dụng sừng tê giác làm vị thuốc trong đông y và làm biểu tượng cho sự giàu có và quyền lực.
Nhiều loại thuốc đông y đã được chứng minh có thể chữa trị hiệu quả các bệnh khác nhau và cứu sống hàng triệu sinh mạng. Mặc dù sừng tê giác không phải là một trong các loại thuốc đó, nhưng những lời nói dối, các lời đồn thổi và tin đồn lan rộng đang châm ngòi cho nhu cầu và việc sử dụng sừng tê giác.
Trong đông y, sừng tê giác được sử dụng nhằm điều trị nhiều bệnh bao gồm từ sốt cho tới ảo giác và đau đầu. Trong những năm gần đây, tại Việt Nam, việc tầng lớp trung và thượng lưu sử dụng sừng tê giác đang có dấu hiệu lan rộng. Bột sừng tê giác hòa vào nước được sử dụng làm thức uống giải rượu. Ngoài ra, các phương tiện truyền thông còn cung cấp thông tin về tác dụng chữa trị ung thư của sừng tê giác. Tuy nhiên, không có bằng chứng nào củng cố cho niềm tin này.
Để đáp ứng nhu cầu của thị trường, những kẻ săn trộm đã sử dụng các thiết bị tối tân như súng trường hạng nặng, máy bay trực thăng, các thiết bị định vị dùng trong ban đêm và thuốc gây mê động vật thay vì cung, tên, giáo, mác. Một số kẻ săn trộm còn rải chất độc lên xác tê giác để giết những con kền kền vì sự xuất hiện của chúng gây chú ý của cơ quan chức năng tới khu vực có xác tê giác.
Buôn bán bất hợp pháp động thực vật hoang dã thường có liên hệ với các hoạt động tội phạm khác, bao gồm buôn bán vũ khí và ma túy bất hợp pháp, hối lộ và rửa tiền. Nó cũng được biết đến là hoạt động cung cấp tài chính cho các xung đột khu vực và thậm chí cả khủng bố.

Những vụ việc có dính líu tới người Việt Nam
Tháng 6 năm 2008 – năm chiếc sừng tê giác trắng nặng gần 18kg đã được thu giữ từ một người đàn ông Việt Nam tại Sân bay Quốc tế Tân Sơn Nhất;
Tháng 4 năm 2009 – một người đàn ông Việt Nam bị bắt tại Pretoria, Nam Phi sau khi các bộ phận của tê giác được tìm thấy tại nhà của người này;
Tháng 8 năm 2011 – một người đàn ông Việt Nam bị kết tội sở hữu bất hợp pháp 12 chiếc sừng tê giác và lĩnh án phạt 12 năm tù giam;
Tháng 11 năm 2012 – 23,5 kg sừng tê giác đã được thu giữ từ hai hành khách người Việt Nam tại Sân bay Quốc tế Nội Bài;
Tháng 1 năm 2013 – hai người đàn ông Việt Nam bị bắt giữ cùng ngày tại Thành phố Hồ Chí Minh và Bangkok đều vì tội vận chuyển trái phép sừng tê giác với trọng lượng lần lượt là 16,5 kg và 10,6 kg.

(Nguồn: VIETNAM.PANDA.ORG)

Các tin cùng thể loại
+ Trong đợt phát động cuộc thi "Giảm nhu cầu sử dụng sừng Tê Giác ở Việt Nam" Đoàn trường có 2 bài tham gia dự thi