Tin tức sự kiện
Minimize
Gương sáng sinh viên Khoa Kỹ thuật Gao thông 

Le Hoai Nam 3/21/2012 4:26:56 PM
Đặng Trần Quốc Tánh-lớp 52TT, khoa KTGT



                 Được sinh ra và lớn lên trong một gia đình thuần nông, em hiểu rõ những khó khăn, cực khổ của cha mẹ cũng như người nông dân Việt Nam. Chính điều này là động lực vố cùng to lớn thúc đẩy tinh thần ham học của em.

Bố Mẹ

Là học sinh của ngôi trường có tính tryền thống lâu dài và bề dày thành tích như Trung học chuyên ban Hoàng Hoa Thám, Diên Khánh, Khánh Hòa là một niềm vui, niềm tự hào lớn đối với cá nhân em bởi lẽ em là người đầu tiên trong gia đình được học cấp 3. Tính truyền thống và bề dày thành tích ấy buộc học sinh phải có thái độ vô cùng nghiêm túc để làm giàu thêm bảng thành tích ấn tượng của trường.

Được nhà trường xếp vào lớp ban A, học nâng cao các môn: toán, lý,hóa, em tưởng mình không theo kịp các bạn trong lớp bởi đa phần các bạn đều ở thị trấn Diên Khánh nên có điều kiện học tốt hơn. Với sự giúp đỡ tận tình của các thầy cô trong trường cùng với sự nỗ lực không ngừng của bản thân, những kết quả tương đối tốt lần lượt đến với em như lẽ tự nhiên. Để đạt được những điều này, em đã lập ra cho mình một kế hoạch học tập rất khoa học và phù hợp với sức học của bản thân. Lúc đầu do có chút bỡ ngỡ và thái độ học tập chưa nghiêm túc, kết quả những bài khảo sát đầu năm lớp 10 thật sự không tốt. Nhìn thấy được khuôn mặt buồn bã của bố sau khi đi họp phụ huynh về, em buồn và thất vọng về bản thân quá. Nhiều lần đã tìm cho mình một không gian yên tĩnh để suy nghĩa và tự kiểm điểm bản thân. Sau lần vấp ngã ấy, em thấy được giáo viên cấp ba kiểm tra bất cứ lúc nào và không thông báo trước. Kể từ đó không khi nào em chuẩn bị bài sơ sài trước khi đặt chân vào lớp học cả. Trong thời gian còn lại của học kì 1 năm đó, em đã nỗ lự rất nhiều và đạt được 7.4 điểm trung bình học kì đồng thời xếp thứ năm trong lớp. Tinh thần ấy được em duy trì suốt 3 năm phổ thông và chính nó đã góp phần tạo cho em một thói quen tốt trong việc học tập.

Nhóm bạn ở cấp 3 Trung học chuyên ban Hoàng Hoa Thám, Diên Khánh, Khánh Hòa

Nhận ra rằng những kiến thức trong sách giáo khoa chưa đủ để hoàn thành tốt các bài kiểm tra một tiết trên lớp sau những bài kiểm tra đầu năm lớp 10, em quyết định đầu tư thêm thời gian để đào sâu và rộng hơn kiến thức trong sách giáo khoa. Do điều kiện gia đình còn khó khăn, em đến các tiệm sách cũ tìm mua các quyển sách tham khảo giá rẽ và mượn thêm sách của các thầy cô về học. Như diều gặp gió, em trau dồi thêm rất nhiều kiến thức hay, rộng và sâu hơn trong sách giáo khoa. Điều em không nghĩ đến lúc lập ra kế hoạch này là kĩ năng tư duy của em được cải thiện rất nhiều. Tuy nhiên đứng trước những bài tập đòi hỏi tính sáng tạo và tư duy cao độ, em vẫn chưa tìm ra phương pháp giải mang tính hiệu quả. Vấn đề này  tồn đọng khoảng hơn một năm. Năm lớp 11, năm học bản lề cho kì thi đại học, em xin gia đình cho em tham gia các lớp học thêm trên trường do các thầy giỏi trong trường đứng lớp. Biết được hoàn cảnh khó khăn nhưng có tính ham học, các thầy giúp đỡ em rất tận tình, có thầy còn giảm cho em một nữa học phí. Những bài tập thầy cho rất đa dạng và phong phú, có đủ cấp độ từ dễ đến khó. Không thụ động chờ thầy giải, giảng cho hiểu rồi chép, em cùng một vài đứa bạn thân tranh thủ thời gian giải trước ở nhà rồi lên lớp xung phong giải. Những vấn đề nào khó mà cả nhóm chưa đủ khả năng giải quyết thì cuối buổi học ở lại nhờ thầy hướng dẫn. Với tinh thần học tập nghiêm túc như thế nên em đã đạt ĐTB từ 7.8 tới 7.9 các năm 11, 12. Điều này giúp em tốt nghiệp trung học phổ thông với tấm bằng khá và nhận được giấy báo nhập học ngành vật liệu xây dựng trường đại học Bách khoa TPHCM

Những tưởng tinh thần sẽ bị suy sụp mạnh sau khi từ bỏ trường Đại học Bách khoa TPHCM vì sức khỏe quá yếu, nhưng nhìn vào khuôn mặt buồn bã, thất vọng của ba mẹ; nhớ lại những lời động viên đầy xúc động của các bạn hồi phổ thông; đặc biệt là cuộc nói chuyện với người bạn thân nhất của mình, em đặt ra rất nhiều câu hỏi nội tâm và tự tìm câu trả lời cho riêng mình.

Suy nghĩ suốt 2 tuần, em quyết định làm lại từ đầu bằng việc nộp đơn thi đại học thêm lần nữa và em đã chọn học ngành đóng tàu Trường Đại học Nha Trang. Sau khi vượt qua được kì thi đại học gay go và căng thẳng, em bắt đầu hành trình mới của mình trên cái ngã rẽ mà mình đã chọn. Đến nay, khi ngồi đây viết những dòng tâm sự này, em vẫn thấy quyết định của mình đúng.

Là sinh viên của một trong những ngành truyền thống và khó nhất của trường, em đặt ra rất nhiều kế hoạch học tập và rèn luyện để trở thành sinh viên giỏi của trường dẫu biết có nhiều khó khăn, gian khổ đang đợi em phía trước. Trở thành giảng viên của trường ĐHNT là ước mơ lớn nhất của em và cũng là mục tiêu cao nhất em phải đạt được khi còn là sinh viên. Nếu ước mơ cao đẹp ấy trở thành hiện thực, em sẽ là người đầu tiên trong gia đình và dòng họ trở thành một cán bộ giảng dạy trong ngành giáo dục của Việt Nam. Hơn thế nữa, em có rất nhiều cơ hội thuận lợi để theo học các chương trình cao học theo đúng chuyên ngành của mình. Không dừng lại ở đó, em còn muốn được nhà trường cử đi học ở các nước có ngành công nghiệp tàu thủy phát triển: Ba Lan, Nga, Hàn Quốc…. Lúc đó, em sẽ được tiếp xúc và học tập trong một môi trường giáo dục tiên tiến và năng động. Với những kiến thức mới bao gồm lý thuyết và thực hành về chuyên ngành có được, em sẽ truyền đạt cho sinh viên của mình đồng thời góp phần sức lực nhỏ bé của mình để vực dậy nền công nghiệp tàu thủy của Việt Nam..

Ước mơ ấy thành công bước đầu khi em đạt danh hiệu sinh viên giỏi cả năm 2010-2011 và xuất sắc hk1 năm thứ 2, luôn được lớp xếp hạnh kiểm loại tốt, xuất sắc. Không những thế em còn nhận được vài học bổng từ nhà trường, doanh nghiệp trong nước: Vietnammobile, STF-PNJ. Để đạt được những kết quả ấy, em đã nổ lực rất nhiều trong học tập cũng như rèn luyện.

Đào tạo tín chỉ yêu cầu tính tự học rất cao nên trước khi đến giảng đường, em phải chuẩn bài mới ở nhà. Công việc này tuy đơn giản nhưng rất nhiều sinh viên không làm được thậm chí không quan tâm tới. Làm được điều này tương đối dễ dàng nên em tiếp thu bài khá nhanh trên giảng đường. Do đó em có thêm thời gian để suy nghĩ về các vấn đề khác liên quan tới bài học. Kiến thức của em vững hơn mỗi khi em làm nhiều bài tập ở nhà. Nếu gặp khó khăn mặt dù đã giành nhiều thời gian suy nghĩ mà vẫn chưa tìm ra câu trả lời, em hỏi các bạn khá giỏi trong lớp hoặc trực tiếp gặp thầy, cô để nhờ giúp đỡ. Học nhóm cũng là một công cụ hữu hiệu để em và các bạn khác trang bị cho mình những kiến thức, những kĩ năng…Điều quan trọng là em chọn được những bạn thích hợp để chơi và học với nhau nhằm giúp đỡ nhau trong học tập. Câu nói nỗi tiếng của Lê nin: “Học, học nữa, học mãi” được em khắc sâu trong tâm trí và thức dậy cùng em mỗi buổi sáng.

Học nhóm tại KTX Tự học

Điều quan trọng nhất giúp em có được kết quả học tập như hôm nay chính là động lưc từ gia đình. Người mẹ yêu quí của em đã từng nói:” Con cố gắng ăn học cho tốt để sau này nuôi bố mẹ khi về già”. Ở tuổi 21, em cảm nhận được nỗi niềm và hi vọng của mẹ và gia đình trong câu nói ấy. Bố mẹ hiện nay đã 57 tuổi. Vượt qua tất cả các khó khăn trong cuộc sống để nuôi bốn người con trưởng thành, sức khỏe mẹ em đã giảm đi rất nhiều. Mẹ mang bệnh gai cột sống, thoái vị đĩa đệm đã hơn 6 năm nay. Do đó việc đi lại khá khó khăn và không còn khả năng lao động như trước do lưng bị đau thường xuyên. Bố em thân hình gầy gò, làn da đen sạm đi vì nắng, là lao động chính trong nhà. Hằng ngày phải “ bán mặt cho đất, bán lưng cho trời”  để chèo lái cả nhà qua những khó khăn, giông tố của cuộc đời. Do không học hành nghiêm túc và không có nghề nghiệp ổn định nên anh chị em hiện nay rất vất vả trong việc xây dựng tổ ấm riêng.

Viết những dòng này, những lo lắng về tương lai của em và gia đình  ùa về trong tâm trí khi nào không hay. Mái suy nghĩ về chuyện này mà em đã không biết mình ngủ gục trên bàn khi nào cho tới khi có tiếng mưa rơi nặng hạt ngoài hiên.


Các tin cùng thể loại
+ Gương sáng sinh viên học giỏi Đặng Văn Mến lớp 52XD-2 báo cáo kinh nghiệm về phương pháp học tập theo hệ thống tin chỉ cho tân sinh viên khoá 54
+ Phát biểu của tân cử nhân Hồ Yến Nhi, sinh viên lớp 51TAPDnhân lễ phát bằng tốt nghiệp ra trường năm 2013
+ NGUYỄN ĐÌNH THI – TẤM GƯƠNG SÁNG TRONG HỌC TẬP VÀ CÔNG TÁC ĐOÀN, HỘI.
+ BÀI PHÁT BIỂU CỦA SINH VIÊN NHẬN HỌC BÔNG DÀI HẠN QUỸ THỜI BÁO KINH TẾ SG VÀ KFC VIỆT NAM
+ Tân sinh viên khóa 53DDT cái nhìn thật mới về ngành điện qua chuyến thăm quan
+ Thái Thị Thủy - SV K51KTDN - Trường Sa trong tôi
+ Phát biểu kỹ sư Vũ Đình Thuân - lớp 51ĐT1 nhân lễ phát bằng tốt nghiệp ra trường năm 2013
+ Tân cử nhân Phan Hữu Dản tốt nghiệp năm 2012 loại giỏi phát biểu
+ Phát biểu của tân kỷ sư Trần Minh Huy- lớp 51XD-1 nhân lễ phát bằng tốt nghiệp ra trường năm 2013
+ Phát biểu của Tân kỹ sư Đỗ Phúc Hảo - lớp 51TH-1 nhân lễ phát bằng tốt nghiệp ra trường năm 2013
+ Phát biểu của tân kỹ sư Trần Thị Hồng đến từ lớp 51NTTS nhân lễ phát bằng tốt nghiệp ra trường năm 2013
+ NGUYỄN THỊ HOÀNG HIẾU- TẤM GƯƠNG SÁNG VƯƠN LÊN TRONG HỌC TẬP
+ Sinh viên Nguyễn Duy Lan, lớp 51TADL Khoa Ngoại ngữ - vươn lên từ chính sức mình
+ SINH VIÊN LÊ THỊ ÁI LY “TUỔI TRẺ SỐNG LÀ ĐỂ HỌC TẬP VÀ CỐNG HIẾN HẾT MÌNH CHO XÃ HỘI”
+ ĐẶNG TRUNG NGHĨA – CHÀNG SINH VIÊN KHOA KINH TẾ CÓ NHIỀU THÀNH TÍCH NỔI BẬT TRONG PHONG TRÀO THỂ DỤC THỂ THAO
+ CHU SƠN KIỆT – GƯƠNG MẶT ĐIỂN HÌNH CỦA NHỮNG HOẠT ĐỘNG PHONG TRÀO ĐOÀN, HỘI
+ Thay đổi là do chính ta
+ VÕ LỆNH – CHÀNG SINH VIÊN NĂNG ĐỘNG, NHIỆT HUYẾT
+ Phát biểu của tân kỹ sư Phan Thị Bé 51-TP-1 nhân Lễ phát bằng tốt nghiệp tra trường năm 2013
+ Phát biểu của tân kỹ sư Võ Thị Mến - sinh viên lớp 51CNMT nhân lễ tốt nghiệp ra trường năm 2013
+ Phát biểu của tân cử nhân Trần Vũ Hoàng Anh - lớp 51KD1 nhân lễ phát bằng tốt nghiệp ra trường năm 2013
+ Phát biểu của cử nhân Đỗ Thị Hải Trang đến từ lớp 51TC3 nhân lễ phát bằng tốt nghiệp ra trường năm 2013
+ Sinh viên Lê Văn Tư và Sinh viên Lương Bình Chơn làm đồ án tốt nghiệp xuất sắc của sinh viên ngành Công nghệ kỹ thuật điện, điện tử
+ Bài phát biểu của tân kỹ sư Lương Tâm Trạng lớp 51NL nhân lễ Tốt nghiệp ra trường năm 2013
+ Phát biểu của tân kỹ sư Lê Văn Tư -lớp 51DDT nhân lễ phát bằng tốt nghiệp ra trường năm 2013
+ PHẠM VĂN DƯƠNG – GƯƠNG SÁNG TRONG HỌC TẬP VÀ CÔNG TÁC ĐOÀN - HỘI
+ TRẦN PHƯƠNG NGỌC TÚ LIÊN TỤC LÀ NGỌN CỜ ĐẦU TRONG CÔNG TÁC ĐOÀN VÀ PHONG TRÀO SINH VIÊN
+ Phạm Thị Thùy Linh - 53NTTS một trong những tấm gương biết vươn lên trong cuộc sống
+ Nhiệt huyết của tuổi trẻ: Vươn tới ước mơ (SV Ngô Thành Sơn - lớp K52 Kinh tế thủy sản, Khoa Kinh tế Trường Đại học Nha Trang)
+ SINH VIÊN TRƯƠNG TẤT ĐẠT- KHÔNG GẶP KHÓ KHĂN THÌ SẼ KHÔNG HỌC ĐƯỢC GÌ
+ CHÀNG SINH VIÊN TÀI NĂNG, ĐAM MÊ VỚI HOẠT ĐỘNG TÌNH NGUYỆN
+ Một sinh viên năng động, sáng tạo