Chi tiết tin
Minimize
HỘI THẢO KHOA HỌC “ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐÈN LED” 

vien khcnktts 10/31/2013 8:08:44 PM
Sáng ngày 21 tháng 10 năm 2013, tại Hội trường Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Ninh Thuận, Viện Khoa học và Công nghệ Khai thác Thủy sản phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Ninh Thuận tổ chức hội thảo khoa học “Đánh giá hiệu quả sử dụng đèn LED” thuộc đề tài “Nghiên cứu ứng dụng đèn LED cho nghề lưới vây xa bờ tại tỉnh Ninh Thuận” do ThS Nguyễn Quốc Khánh - Trường Đại học Nha Trang làm chủ nhiệm.

Hội thảo có sự tham gia của Phòng Kinh tế ngành, Văn phòng UBND tỉnh; Sở Khoa học và Công nghệ; Sở Nông nghiệp và PTNT;  Sở Kế hoạch - Đầu tư; Sở Công thương; Chi cục Biển; Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản; Trung tâm Khuyến nông – Khuyến ngư; Viện Vật lý Kỹ thuật – Đại học Bách khoa Hà Nội;  Hội nghề cá tỉnh Ninh Thuận; Hội Nông dân xã Thanh Hải; Một số ngư dân làm nghề lưới vây kết hợp ánh sáng khai thác xa bờ; Trung tâm Ứng dụng và Chuyển giao Công nghệ tỉnh Phú Yên; Báo Ninh Thuận; Đài phát thanh và truyền hình Ninh Thuận.

Kết quả thực nghiệm đèn LED trên tàu lưới vây xa bờ tỉnh Ninh Thuận cho thấy:

- Các chỉ số ánh sáng của đèn LED đều vượt trội so với đèn cao áp và huỳnh quang. Tổng công suất của đèn LED chỉ 1,7 kW, trong khi tổng công suất đèn ngư dân sử dụng là 6,5kW nhưng độ rọi cực đại của đèn LED đo được là 1216 Lux, trong khi đó tàu đối chứng chỉ đạt 780 Lux. Vùng chiếu sáng của đèn LED cũng rộng hơn 1,3 lần so với đèn cao áp và huỳnh quang.

- Về sản lượng khai thác, tàu sử dụng đèn LED khai thác gấp hơn 1,3 – 1,8 lần sản lượng khai thác được bởi tàu sử dụng đèn truyền thống. Trong khi đó, thành phần chủ yếu của các mẻ lưới cả 02 tàu là cá nục chiếm chủ yếu (95,2%), cá ngừ và mực chiếm tỷ lệ rất nhỏ khoảng 5%. Từ các kết quả này cho thấy cùng ngư trường, cùng đối tượng khai thác và cùng thời gian thao tác thì sản lượng cho bởi đèn LED vượt hơn hẳn so với đèn cao áp. Kết quả thử nghiệm cho thấy tính thích nghi của các đối tượng đối với đèn LED là rất cao.

- Về Chi phí nhiên liệu, tàu sử dụng đèn LED mỗi đêm chỉ tiêu tốn trung bình khoảng 22 lít, trong khi đó tàu đối chứng phải tốn ít nhất là 40 lít/đêm và tàu mẹ phải tốn 120 lít/đêm. Như vậy, trong cùng điều kiện động cơ giống nhau (động cơ kéo máy phát điện) đèn LED đã hạn chế được một lượng nhiên liệu đáng kể so với việc sử dụng đèn cao áp.

- Về thời gian khai thác các mẻ lưới của hai tàu cho thấy, đối với tàu chong sử dụng đèn LED, số lượng mẻ lưới khai thác vào khoảng thời gian từ 19 đến 24 giờ chiếm chủ yếu (80%) trong tổng số mẻ lưới được khai thác bởi loại đèn này. Ngược lại, có 100% tổng số mẻ lưới của tàu sử dụng đèn cao áp và huỳnh quang được khai thác vào khoảng thời gian từ 0 đến 4 giờ. Điều này cho thấy lượng cá tập trung vào tàu chong đèn LED nhanh hơn tàu chong đèn truyền thống. Tức là theo thống kê thì thời gian chong dụ cá trung bình của đèn LED là 03 giờ còn đối với tàu chong đèn truyền thống thì lên đến 7 giờ. Đây cũng chính là lý do số mẻ lưới của tàu chong đèn LED nhiều gấp đôi số mẻ lưới của tàu chong đèn truyền thống.

- Trong thời gian thử nghiệm, các đèn LED vẫn hoạt động bình thường, không có dấu hiệu hư hỏng. Tuy nhiên để khẳng định độ bền của nó trong môi trường biển cần có thêm thời gian và nhiều cuộc thử nghiệm nữa mới xác định được.

- Như vậy so với các mục tiêu nghiên cứu thử nghiệm đèn LED đã đặt ra từ ban đầu thì tất cả các chỉ số như độ rọi, phạm vi chiếu sáng, hiệu quả khai thác và khả năng tiết kiệm nhiên liệu đều đạt yêu cầu.

Tuy nhiên đèn LED cũng có một số nhược điểm như sau:

- Giá thành của đèn LED còn khá cao.

- Ngư dân chưa quen với quy trình sử dụng đèn LED.

- Kiểu dáng, kết cấu máng đèn chưa thật sự phù hợp với điều kiện sử dụng trên tàu khai thác thủy sản.

Hướng nghiên cứu tiếp theo:

Mặc dù kết quả thử nghiệm ban đầu rất thành công về phương diện độ sáng, hiệu quả khai thác và khả năng tiết kiệm nhiên liệu nhưng trong thời gian tới cần phải nghiên cứu tiếp các thông số kỹ thuật của đèn LED để việc triển khai ứng dụng trong ngư dân được thuận lợi hơn. Trên cơ sở phát huy những ưu điểm và khắc phục nhược điểm của đèn LED, Viện Khoa học và Công nghệ Khai thác Thủy sản xác định hướng nghiên cứu tiếp theo như sau:

- Nghiên cứu thử nghiệm để lựa chọn chủng loại đèn có giá thành hợp lý để ngư dân có thể dễ dàng trang bị. Trước mắt, chế tạo hệ thống LED tuýp (Giống với hệ thống đèn huỳnh quang).

- Xây dựng quy trình lắp đặt, sử dụng và bảo trì hệ thống đèn LED có hiệu quả cao nhất.

- Nghiên cứu kiểu dáng đèn để hiệu quả chiếu sáng cao nhất.

- Xác định góc treo, phương pháp bố trí đèn để ánh sáng hấp thụ xuống nước nhiều nhất, tăng khả năng tập trung cá.

- Nghiên cứu thử nghiệm để lựa chọn máy phát điện phù hợp với hệ thống đèn LED.

- Đối tượng nghiên cứu chính trong 3 đợt thực nghiệm vừa qua là cá nục, vì vậy hướng nghiên cứu tiếp theo là thử nghiệm khả năng tập trung các đối tượng khai thác khác như cá ngừ, cá thu,….của đèn LED.

- Nghiên cứu và xây dựng cơ chế triển khai rộng rãi việc sử dụng đèn LED trên các tàu cá của Ninh Thuận và các tỉnh Nam Trung Bộ.

MỘT SỐ HÌNH ẢNH

Ông Lê Kim Hùng – Giám đốc Sở KH&CN chỉ đạo hội thảo

Nội dung hội thảo

Lắp đặt đèn LED

Lắp đặt hệ thống điện

Kiểm tra khi kết nối điện

Hoàn thành hệ thống đèn LED

Đo độ rọi

Đo độ rọi

Ánh sáng của đèn LED

Ánh sáng của đèn ngư dân đang sử dụng

Ánh sáng đèn ngầm

Ánh sáng đèn ngầm

Cá theo đèn LED

Sản phẩm khai thác

BÁO CHÍ NINH THUẬN ĐƯA TIN

http://www.baoninhthuan.com.vn/news/51172p1c154/tiep-tuc-nghien-cuu-thu-nghiem-ung-dung-hieu-qua-den-led-trong-khai-thac-thuy-san.htm

http://ninhthuantv.vn/Tintuc/544_221_1_N%E1%BB%99i%20dung%20tin%20t%E1%BB%A9c.aspx

Tin và ảnh: Nguyễn Quốc Khánh

Các tin cùng thể loại
+ Ứng dụng GIS tạo khu vực bảo vệ và bảo vệ đàn cá
+ HỘI THẢO KHOA HỌC CẤP TỈNH TẠI NINH THUẬN
+ TỌA ĐÀM KHOA HỌC ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CÁ NGỪ ĐẠI DƯƠNG CÂU TAY
+ HỘI THẢO KHOA HỌC
+ Đưa công nghệ đá khô (đá CO2) vào lĩnh vực khai thác thủy hải sản
+ Ba công nghệ nên sử dụng để bảo quản sản phẩm hải sản sau khai thác trên tàu cá
+ Hiện trạng khai thác, nuôi trồng thủy sản ở Việt Nam và đề xuất giải pháp xử lý nước thải
+ Ứng dụng công nghệ hiện đại cho tàu đánh cá xa bờ
+ Thiết bị kết nối vệ tinh "vô dụng"
+ Những nguyên nhân chính làm suy giảm chất lượng hải sản sau khai thác trên tàu cá
+ Giải pháp lựa chọn mô hình hồi quy đơn biến
+ Bảo vệ thành công dự án chuyển giao công nghệ cấp tỉnh Khánh Hòa
+ Phương pháp thu thập số liệu trong Nghiên cứu khoa học
+ Hướng dẫn chi tiết sử dụng phần mềm Who sample size 2.0 tính toán cỡ mẫu
+ Các công cụ hỗ trợ tính cỡ mẫu trong NCKH
+ Kết quả họp hội đồng nghiệm thu cấp cơ sở dự án sản xuất thử nghiệm