Chuẩn đầu ra
Minimize

CHUẨN ĐẦU RA NGÀNH KHAI THÁC THỦY SẢN

1. Giới thiệu

1.1 Tên ngành đào tạo: Khai thác Thủy sản

1.2 Trình độ đào tạo: Đại học

1.3 Mục tiêu chung:

Chương trình giáo dục đại học ngành Khai thác thủy sản cung cấp cho sinh viên môi trường hoạt động giáo dục và đào tạo để họ hình thành và phát triển nhân cách, đạo đức, tri thức, các kỹ năng cơ bản và cần thiết nhằm đạt được thành công về nghề nghiệp trong lĩnh vực chuyên môn, đáp ứng nhu cầu xã hội.

2. Nội dung chuẩn đầu ra

A. Phẩm chất đạo đức,nhân văn và sức khỏe

A1. Có lập trường chính trị tư tưởng vững vàng, ý thức tổ chức kỷ luật tốt, hiểu biết về các giá trị đạo đức và ý thức trách nhiệm công dân;

A2. Có hiểu biết về văn hóa - xã hội, kinh tế và pháp luật;

A3. Có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp;

A4. Có ý thức học tập để nâng cao năng lực và trình độ;

A5. Có đủ sức khỏe để làm việc.

B. Kiến thức

B1. Hiểu các nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam;

B2. Hiểu và có khả năng vận dụng kiến thức toán, khoa học tự nhiên, khoa học xã hội - nhân văn và công nghệ thông tin vào ngành Khai thác thủy sản;

B3. Có trình độ ngoại ngữ (ngôn ngữ Anh) tối thiểu đạt 350 theo chuẩn TOEIC hoặc tương đương;

B4. Hiểu biết các vấn đề đương đại liên quan đến lĩnh vực chuyên môn (Khai thác cá có trách nhiệm, thái độ ứng xử của con người với tài nguyên và môi trường, …);

B5. Hiểu và có khả năng vận dụng các kiến thức chuyên môn sau:

B5.1. Vật liệu và công nghệ chế tạo ngư cụ; nguyên lý tính toán thiết kế ngư cụ;

B5.2. Kỹ thuật hàng hải và các vấn đề pháp luật có liên quan như: xác định vị trí trên biển, điều động tàu cá, đảm bảo an toàn trên biển, thực thi pháp luật hàng hải;

B5.3. Cơ giới hóa – hiện đại hóa công nghệ khai thác cá;

B5.4. Nghiên cứu thăm dò, dự báo đàn cá, bảo vệ môi trường, nguồn lợi thủy sản;

B5.5. Quản lý - khai thác cảng cá, cơ sở hậu cần nghề cá;

B5.6. Sơ chế và bảo quản sản phẩm trên tàu cá;

B5.7. Các nghề khai thác thủy sản phổ biến ở Việt Nam và trên thế giới;

B5.8. Công tác khuyến ngư;

B5.9. Quản lý khai thác và vấn đề phát triển bền vững.

C. Kỹ năng

C1. Kỹ năng nghề nghiệp:

C1.1. Nghiên cứu thăm dò, điều tra, đánh giá nguồn lợi thủy sản;

C1.2. Tham gia xây dựng các tiêu chuẩn ngành trong lĩnh vực khai thác cá (TCN, TCVN);

C1.3. Khai thác và vận hành tốt các trang thiết bị phục vụ khai thác thủy sản;

C1.4. Đảm nhận các công việc của một sĩ quan tàu cá, chuyên gia khai thác cá, thanh tra thủy sản;

C1.5. Tư vấn, dịch vụ nghề cá và chuyển giao công nghệ khai thác thủy sản;

C1.6. Thiết kế chế tạo dụng cụ đánh cá và nuôi cá trên biển;

C1.7. Tham gia xây dựng kế hoạch quản lý và giám sát hoạt động khai thác thủy sản.

C2. Kỹ năng mềm:

C2.1. Làm việc độc lập, tự chủ.

C2.2. Làm việc nhóm và giao tiếp cộng đồng.

C2.3. Quảng bá và truyền đạt thông tin trong lĩnh vực chuyên môn.

C2.4. Sử dụng các phương pháp thu thập, xử lý thông tin để giải quyết vấn đề chuyên môn.

C2.5. Sử dụng công nghệ thông tin và ngoại ngữ phục vụ công việc chuyên môn và quản lý.

C2.6. Quản lý và lãnh đạo nhóm

3. Nơi làm việc

3.1 Cơ quan quản lý nghề cá Trung ương và địa phương;

3.2 Cơ sở nghiên cứu nghề cá;

3.3 Doanh nghiệp khai thác thủy sản;

3.4 Tàu cá;

3.5 Cơ quan khuyến ngư;

3.6 Cơ sở đào tạo nghề cá;

3.7 Cơ sở hậu cần dịch vụ nghề cá;


CHUẨN ĐẦU RA NGÀNH QUẢN LÝ THỦY SẢN

1. Giới thiệu

1.1. Tên ngành đào tạo: QUẢN LÝ THỦY SẢN

1.2. Trình độ đào tạo:              Đại học

1.3. Mục tiêu chung:

            Chương trình đào tạo đại học Quản lý thủy sản cung cấp cho sinh viên môi trường và những hoạt động giáo dục để họ hình thành và phát triển nhân cách, đạo đức, tri thức, các kỹ năng cơ bản và cần thiết nhằm đạt được thành công về nghề nghiệp trong lĩnh vực      quản lý thủy sản, đáp ứng nhu cầu xã hội.

2. Nội dung chuẩn đầu ra:

A. Phẩm chất đạo đức, nhân văn và sức khỏe

A1. Có lập trường chính trị tư tưởng vững vàng, ý thức tổ chức kỷ luật tốt, hiểu biết về các giá trị đạo đức và ý thức trách nhiệm công dân;

A2. Có hiểu biết về văn hóa - xã hội, kinh tế và pháp luật;

A3. Có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp;

A4. Có ý thức học tập để nâng cao năng lực và trình độ;

A5. Có đủ sức khỏe để làm việc.

B. Kiến thức

B1. Hiểu các nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam;

B2. Hiểu và có khả năng vận dụng kiến thức khoa học tự nhiên, khoa học xã hội - nhân văn và công nghệ thông tin vào ngành thủy sản/nghề cá;

B3. Có trình độ ngôn ngữ Anh tối thiểu 400 điểm theo chuẩn TOEIC hoặc tương đương;

B4. Hiểu biết các vấn đề về khai thác thủy sản và nghề cá bền vững; chế biến và vệ sinh an toàn thực phẩm thủy sản; nuôi trồng và dịch bệnh thủy sản; qui hoạch và chính sách quản lý nghề cá; bảo vệ môi trường và nguồn lợi thủy sản,…

B5. Hiểu và có khả năng ứng dụng các kiến thức chuyên môn sau:

B5.1. Pháp luật về hàng hải và thủy sản;

B5.2. Tàu thuyền nghề cá;

B5.3. Khai thác thủy sản;

B5.3. Nuôi trồng thủy sản;

B5.4. Công nghệ sau thu hoạch và vệ sinh an toàn thực phẩm thủy sản;

B5.5. Thống kê nghề cá và đánh giá nguồn lợi thủy sản;

B5.7. Quản lý khai thác thủy sản và nghề cá bền vững;

B5.8. Kinh tế nghề cá;

B5.9. Quản lý cơ sở và dịch vụ hậu cần nghề cá;

B5.10. Quy hoạch và chính sách nghề cá.

C. Kỹ năng

C1. Kỹ năng nghề nghiệp:

C1.1. Điều tra, đánh giá nguồn lợi thủy sản, thống kê nghề cá;

C1.2. Kiểm tra, giám sát an toàn cho người và phương tiện hoạt động trên các vùng nước;

C1.3. Lập kế hoạch quản lý và giám sát hoạt động thủy sản;

C1.4. Xây dựng các chính sách trong lĩnh vực quản lý thủy sản;

C1.5. Quản lý tàu cá (qui hoạch, đăng ký, đăng kiểm tàu cá..);

C1.6. Thanh tra thủy sản (kiểm ngư, an toàn vệ sinh thực phẩm thủy sản, ô nhiễm môi trường, vùng nuôi, dịch vụ và cơ sở hậu cần phục vụ nghề cá; bảo vệ nguồn lợi thủy sản);

C1.7. Quản lý chuỗi cung ứng dịch vụ hậu cần nghề cá;

C1.8. Khuyến ngư, tư vấn dịch vụ nghề cá;

C2. Kỹ năng mềm:

C2.1. Làm việc độc lập.

C2.2. Làm việc nhóm và giao tiếp cộng đồng.

C2.3. Quảng bá thông tin trong lĩnh vực chuyên môn.

C2.4. Xử lý thông tin để giải quyết vấn đề chuyên môn.

C2.5. Quản lý và lãnh đạo nhóm.

3. Nơi làm việc

- Bộ NN&PTNT, Tổng cục thủy sản, Cục kiểm ngư, Cục Khai thác & BVNL thủy sản, Sở NN&PTNT các tỉnh, Chi cục Khai thác &BVNL thủy sản, Chi cục kiểm ngư, Chi cục Thủy sản, Chi cục Biển đảo, Phòng NN&PTNT huyện thị, UBND các phường, xã;…;

- Cơ sở đào tạo, nghiên cứu và quy hoạch nghề cá;

- Cơ quan khuyến nông – khuyến ngư;

- Cảng cá, cơ sở và dịch vụ hậu cần nghề cá;

- Tổ chức bảo tồn biển, bảo tồn thiên nhiên;

- Doanh nghiệp Thủy sản;

- Tổ chức, Hiệp hội trong nước và quốc tế về quản lý thủy sản, tài nguyên môi trường biển.

4. Các bộ tiêu chuẩn kiểm định và chương trình tham khảo.

4.1. Các bộ tiêu chuẩn  kiểm định

• Bộ Tiêu chuẩn ABET

- Tên tổ chức xây dựng: Accreditation Board for Engineering and Technology

- Địa chỉ/tài liệu tham khảo: www.abet.org

4.2. Các chương trình đào tạo

- Chương trình đào tạo ngành Quản lý nghề cá của Đại học Kasetsart - Thailand

- Chương trình đào tạo ngành Quản lý nghề cá – Đại học Cần Thơ