Hoạt Động Đào Tạo
Minimize
ĐỊNH HƯỚNG ĐÀO TẠO

      Điều chỉnh mục tiêu đào tạo kỹ sư Khai thác Thủy sản cho sát thực với nền kinh tế xã hội của đất nước, hội nhập khu vực và thế giới. 

     Chuyển biến cơ bản về đào tạo kỹ năng và an toàn đi biển, sản xuất trên biển cho sinh viên. Nâng cao chất lượng bồi dưỡng, huấn luyện đội ngũ thuyền trưởng tàu cá, bồi dưỡng công nghệ kỹ thuật và an toàn cho những người lao động nghề cá trên cả nước.

     Nghiên cứu khoa học, triển khai ứng dụng tiến bộ kỹ thuật công nghệ khai thác Thủy sản theo hướng phát triển bền vững. Nghiên cứu các biện pháp bảo vệ môi trường, nguồn lợi biển, quy trình an toàn hàng hải và cứu nạn trên biển. 

     Liên kết với các trường đại học của khu vực và một số nước có cùng chuyên ngành đào tạo, trao đổi thông tin, học thuật, tài liệu... hỗ trợ cho công tác đào tạo và nghiên cứu khoa học. 

     Mở thêm một số ngành mới phù hợp với nhu cầu thực tế của xã hội, tạo điều kiện cho Sinh viên có cơ hội tìm kiếm việc làm khi hoàn thành khóa học.


QUI MÔ ĐÀO TẠO 

     Mục tiêu đào tạo của Viện là đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao cho ngành khai thác thủy sản, an toàn tàu cá trên phạm vi cả nước. Nhằm mở rộng thêm một số chuyên ngành mới đáp ứng kịp thời nhu cầu kinh tế của cả nước và khu vực Nam Trung Bộ. Vì vậy, quy mô đào tạo của Viện sẽ tăng thêm một số ngành nghề và số lượng sinh viên từ 500 – 1.000SV.

CÁC CHUYÊN NGÀNH ĐANG ĐÀO TẠO VÀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

1. BẬC SAU ĐẠI HỌC 

     Được Bộ Giáo dục & Đào tạo cho phép mở đào tạo sau đại học. Từ năm 1995 đến nay Viện đã và đang đào tạo hai bậc: Tiến sĩ và Thạc sĩ ngành Kỹ thuật khai thác Thủy sản (Riêng bậc Tiến sĩ được đào tạo từ năm 2000). Hàng năm Viện chiêu sinh được hàng chục học viên cao học và khoảng 5 nghiên cứu sinh.

2. BẬC ĐẠI HỌC
 

     Khai thác Thủy sản 

     Quản lý thủy sản

     An toàn Hàng hải

3. CAO ĐẲNG
 

   Điều khiển tàu biển

4. DẠY NGHỀ

     Bồi dưỡng nghiệp vụ và cấp bằng thuyền trưởng, máy trưởng tàu cá các hạng 

     Bồi dưỡng kỹ thuật sử dụng máy hàng hải cho ngư dân 

     Bồi dưỡng nghiệp vụ Thuyền viên tàu cá
     .....

Đào tạo bậc Trung cấp và Sơ cấp

 

TT

Tên nghề

Mã nghề

Trình độ 
đào tạo



1.           

Khai thác, đánh bắt hải sản

40620303

Trung cấp nghề


2.           

Bảo vệ môi trường biển

40850103

Trung cấp nghề


3.           

Khuyến ngư

40620305

Trung cấp nghề


4.           

Chế biến và bảo quản thủy sản

40540104

Trung cấp nghề


5.           

Điều khiển tàu biển

40840102

Trung cấp nghề


6.           

Điều khiển tàu thủy nội địa

40840101

Trung cấp nghề


7.           

Bảo đảm an toàn hàng hải

40840105

Trung cấp nghề


8.           

Điện tàu thủy

40510303

Trung cấp nghề


9.           

Điện công nghiệp

40510302

Trung cấp nghề


10.       

Điện dân dụng

40510301

Trung cấp nghề


11.       

Cơ điện tử

40510343

Trung cấp nghề


12.       

Đo lường điện

40510333

Trung cấp nghề


13.       

Gia công, lắp ráp nội thất tàu thủy

40520102

Trung cấp nghề


14.       

Thuyền trưởng tàu cá hạng nhỏ, hạng 5 và hạng 4

 

Sơ cấp nghề


15.       

Máy trưởng tàu cá hạng nhỏ, hạng 5 và hạng 4

 

Sơ cấp nghề


16.       

Nghiệp vụ thuyền viên tàu cá

 

Sơ cấp nghề


17.       

Thợ máy tàu cá

 

Sơ cấp nghề


18.       

Vận hành máy tàu thủy

 

Sơ cấp nghề


19.       

Cơ khí thủy sản

 

Sơ cấp nghề


20.       

Kỹ thuật khai thác thủy sản (nghề lưới kéo, nghề câu, nghề lưới rê, lưới vây)

 

Sơ cấp nghề


21.       

Bảo quản và vệ sinh an toàn sản phẩm thủy sản trên tàu cá.

 

Sơ cấp nghề


22.       

Công nghệ chế tạo ngư cụ khai thác thủy sản.

 

Sơ cấp nghề


23.       

An toàn lao động trong khai thác thủy sản và phương pháp xử lý các sự cố hàng hải

 

Sơ cấp nghề


24.       

Máy điện – vô tuyến điện hàng hải

 

Sơ cấp nghề


25.       

Sửa chữa máy tàu thủy

 

Sơ cấp nghề


26.       

Điện tàu thủy

 

Sơ cấp nghề