Chi tiết tin
Minimize
Đưa công nghệ đá khô (đá CO2) vào lĩnh vực khai thác thủy hải sản 

vien khcnktts 2/13/2014 8:05:33 AM
Trong buổi làm việc với Trung tâm Khuyến nông Quốc gia ngày 3/8/2012 tại Hà Nội, thứ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Thị Xuân Thu đã chỉ đạo nhanh chóng đưa công nghệ đá khô CO2 vào khai thác thủy sản
Theo báo cáo kết quả hoạt động khuyến ngư 6 tháng đầu năm 2012 của Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, trong 18 dự án khuyến ngư được phê duyệt từ năm 2011 và tiếp tục triển khai trong năm 2012, dự án “Sơ chế và bảo quản sản phẩm trên biển” thu được những kết quả rất khả quan.

Đơn vị chủ trì dự án là trường Đại học Nha Trang đã xây dựng thí điểm trên 5 tàu đánh cá xa bờ thuộc các tỉnh Cà Mau, Khánh Hòa, Bình Định, Hà Tĩnh, Nghệ An. Với việc lắp đặt hầm bảo quản đúng tiêu chuẩn và tập huấn kiến thức kỹ lưỡng cho các ngư dân, sản phẩm khai thác đạt chất lượng cao, đảm bảo VSATTP, không gây ô nhiễm môi trường.

Theo đánh giá của ngư dân, hầm bảo quản giữ lạnh lâu, tiết kiệm đá, đủ thời gian khai khác dài ngày trên biển. Do đó giá bán sản phẩm tăng từ 5.000 - 10.000 đồng/kg. Bên cạnh đó, việc lắp các hầm bảo quản bằng vật liệu mới PU giúp tăng độ bền của tàu, tăng tuổi thọ của vỏ tàu do công nghệ PU bám chặt vào mặt trong vỏ tàu, giảm thiểu các tai nạn trên biển.

Theo Thứ trưởng Nguyễn Thị Xuân Thu, để chống tổn thất sau khai thác trên biển hiệu quả hơn nữa, các chuyên gia Trung tâm Khuyến nông Quốc gia cần nghiên cứu đưa công nghệ làm đá khô bằng khí CO2 vào hoạt động khai thác thủy sản.

Công nghệ đá khô được làm từ carbon dioxide sạch (CO2), trước tiên làm lạnh để tạokhí CO2 lỏng, sau đó đi qua các bồn nén áp lực để tạo ra khí đóng băng (dạng tuyết) CO2 rắn và dạng khí (hơi) của CO2. Các "tuyết" sẽ được thủy lực ép thành khối đá khô và bột viên. Đá khô có độ lạnh nhanh và sâu (tới gần -70 độ C) nên giữ cho sản phẩm tươi như vừa đánh bắt lên. Đá khô nhỏ, gọn nên việc vận chuyển thuận lợi, kinh tế. Chắc chắn mang lại hiệu quả cao cho ngư dân.

Tuy nhiên, công nghệ này đòi hỏi sự vận hành đồng bộ, hiện đại và tốn kém. Nhưng theo Thứ trưởng, đã có đối tác CHLB Đức muốn triển khai dự án lắp đặt công nghệ làm đá khô cho các tàu xa bờ, đồng thời nhận bao tiêu sản phẩm đánh bắt từ các tàu này. Bộ sẽ cân nhắc để chuyển cho Trung tâm Khuyến nông Quốc gia nghiên cứu, tiếp cận, triển khai sớm.



Các tin cùng thể loại
+ Ứng dụng GIS tạo khu vực bảo vệ và bảo vệ đàn cá
+ HỘI THẢO KHOA HỌC CẤP TỈNH TẠI NINH THUẬN
+ TỌA ĐÀM KHOA HỌC ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CÁ NGỪ ĐẠI DƯƠNG CÂU TAY
+ HỘI THẢO KHOA HỌC
+ HỘI THẢO KHOA HỌC “ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐÈN LED”
+ Ba công nghệ nên sử dụng để bảo quản sản phẩm hải sản sau khai thác trên tàu cá
+ Hiện trạng khai thác, nuôi trồng thủy sản ở Việt Nam và đề xuất giải pháp xử lý nước thải
+ Ứng dụng công nghệ hiện đại cho tàu đánh cá xa bờ
+ Thiết bị kết nối vệ tinh "vô dụng"
+ Những nguyên nhân chính làm suy giảm chất lượng hải sản sau khai thác trên tàu cá
+ Giải pháp lựa chọn mô hình hồi quy đơn biến
+ Bảo vệ thành công dự án chuyển giao công nghệ cấp tỉnh Khánh Hòa
+ Phương pháp thu thập số liệu trong Nghiên cứu khoa học
+ Hướng dẫn chi tiết sử dụng phần mềm Who sample size 2.0 tính toán cỡ mẫu
+ Các công cụ hỗ trợ tính cỡ mẫu trong NCKH
+ Kết quả họp hội đồng nghiệm thu cấp cơ sở dự án sản xuất thử nghiệm