Chi tiết tin
Minimize
Những nguyên nhân chính làm suy giảm chất lượng hải sản sau khai thác trên tàu cá 

vien khcnktts 2/25/2014 8:30:39 AM
Hầm bảo quản không đảm bảo khả năng giữ nhiệt, đá cây (đá xay) không đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm và hóa chất bị cấm được sử dụng trong bảo quản hải sản sau khai thác trên tàu cá đã làm giảm chất lượng hải sản và mất vệ sinh an toàn thực phẩm...

Theo đánh giá của Bộ Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn thì sản phẩm hải sản sau khai thác chưa được ngư dân bảo quản đúng cách dẫn đến sản phẩm không đảm bảo chất lượng tổn thất sau khai thác là khá lớn. Theo số liệu thống kê, nguyên liệu thủy sản sau khai thác hiện nay tổn thất đến 20% sản lượng, thậm chí có khi lên đến 30% đối với tàu lưới kéo (tàu giã cào). Theo Tổng cục Thủy sản, hàng năm, sản lượng khai thác hải sản của cả nước đạt khoảng 2,5 triệu tấn. Riêng 6 tháng đầu năm 2013, sản lượng khai hải sản của cả nước đạt 1,3 triệu tấn, tăng 3,9% so với cùng kỳ năm 2012. Tuy nhiên, sản lượng hải sản đưa vào chế biến chỉ đạt khoảng 40 ¸ 50% tổng sản lượng khai thác.

Cả nước có gần 130.000 tàu cá, với tổn thất như trên thì hàng năm cả nước tổn thất trên dưới 400.000 tấn hải sản, tương đương 8.000 tỷ đồng (bình quân 20.000đ/kg hải sản). Với số lượng lao động nghề cá vào khoảng 900.000 người thì bình quân mỗi năm một người lao động bị tổn thất gần 10 triệu đồng. Đây là con số không nhỏ so với những người có thu nhập thấp.

Nguyên nhân của tổn thất hải sản sau khai thác phải kể đến đó là:

Thứ nhất: Nhiều tàu không có thiết kế hầm bảo quản sản phẩm hải sản sau khai thác (chủ yếu là tàu nhỏ) hoặc có nhưng chỉ là hầm với  những vật liệu đa dạng, không đảm bảo cách nhiệt tốt như gỗ tấm, xốp, miếng ghép. Vì những yếu tố này dẫn đến nhiệt độ bảo quản sản phẩm hải sản trong hầm luôn cao hơn 40C làm cho chất lượng sản phẩm hải sản nhanh chóng giảm chất lượng, phân hủy làm cho doanh thu chuyến biển giảm theo cũng như tốn chi phí (tiền mua đá) để duy trì độ lạnh cho hầm bảo quản. Các chuyến biển thường kéo dài hơn 20 ngày, khi gặp thời tiết xấu, chất lượng hải sản càng bị xuống cấp trầm trọng, hơn 60% lượng cá khi đưa vào bờ bị thương lái chê chất lượng kém. Cá không đạt tiêu chuẩn nên việc tiêu thụ cũng khó khăn, giá bán thấp.

Thứ hai: Một số chủ tàu sử dụng hóa chất kháng sinh bị cấm để bảo quản hải sản như Urê, hàn the, chloramphenicol…để ướp cá vì những hóa chất này gọn nhẹ, ít cồng kềnh, ít tốn nhiên liệu nhưng giữ được cá tươi rất lâu. Những hóa chất này có tác dụng làm cho hải sản được tươi nhưng vô tình hóa chất sẽ ngấm vào hải sản và đi vào cơ thể người nếu ăn phải hải sản có sử dụng những hóa chất kháng sinh nói trên. Đây là  những  hóa chất có thể gây ra các bệnh nguy hiểm cho sức khỏe người tiêu dùng như bị ngộ độc cấp tính với các triệu chứng đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy và tử vong, nếu ăn cá có hàm lượng urê ít nhưng trong một thời gian dài sẽ bị ngộ độc mãn tính, thường xuyên đau đầu không rõ nguyên nhân, giảm trí nhớ và mất ngủ. Đây cũng là những hóa chất tuyệt đối bị cấm nếu bị phát hiện trong các lô hàng thủy sản xuất khẩu. Theo thời gian các lô hàng xuất vẫn thủy sản bị cảnh báo về chất lượng ở những thị trường quen thuộc ngày một tăng lên, cụ thể 10 tháng đầu năm 2012, Việt Nam bị cảnh báo 275 lô hàng từ Nhật, Mỹ, EU. Tháng 10/2012, với 25 lô thủy sản bị cảnh báo, tăng 40% so với tháng 9 (15 lô), riêng thị trường Nhật có 8 lô hàng bị cảnh báo cho sản phẩm tôm, cá hồi và thủy sản phối trộn; thị trường EU tăng 4 lần, Mỹ tăng 2,25 lần số lô hàng bị cảnh báo.

Thứ ba: Hầu hết tàu cá đều sử dụng đá cây, sau đó xay ra để ướp lạnh hải sản bởi đá cây rẻ, thuận lợi. Tuy nhiên từ khâu sản xuất đến khâu dùng đá để ướp hải sản đều gây ra ô nhiễm. Chẳng hạn như nhà máy nước đá gần cảng cá nồng nặc mùi hôi thối, hệ thống lọc nước để làm đá bị rỉ sét, các khung sắt tạo hình đá bị rỉ sắt, nguồn nước làm đá bị ô nhiễm. Chúng ta dễ dàng nhận thấy những cây đá ra lò bị ô nhiễm bằng cảm quan như đá bẩn về mặt vật lý có màu sắc khác lạ, thường là màu vàng, chứa cặn, rỉ sắt do sự kết tinh của nước trong quá trình đông đá, các tinh thể nước liên kết chặc chẽ nhau loại những tạp chất này ra ngoài. Hầu hết công nhân làm việc, vận chuyển đá ăn mặt sộc sệch, không có giấy chứng nhận đảm bảo sức khỏe. Đá thường bỏ lăng lóc trên nền cảng cá giơ bẩn trước khi chuyển lên tàu. Khi xay đá để đưa vào ướp lạnh hải sản, người lao động cũng không mặc đồ bảo hộ lao động, máy xay đa hen rỉ, không được vệ sinh hoặc lấy nước tại cảng để vệ sinh máy xay.

Những hóa chất gây ô nhiễm, mất vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP) từ đá sẽ ngấm vào hải sản và đi vào cơ thể người khi ăn phải. Chẳng hạn đá bẩn nhiễm vi sinh, các loại vi khuẩn dễ dàng xâm nhập và gây bệnh đường tiêu hóa như sự xuất hiện của vi khuẩn E.Coli. Nguy cơ dẫn đến viêm đường ruột cũng rất cao, từ tiêu chảy; viêm ruột hoại tử; khuẩn tả gây tiêu chảy tả hoặc vùng nước nhiễm khuẩn Salmonella gây tiêu chảy thương hàn hoặc thương hàn. Một điều khá quan trọng là vi khuẩn bị kiềm hãm sự phát triển khi nước đông thành đá nhưng khi xâm nhập vào cơ thể thì chúng lại phát triển, sinh sôi nảy nở rất nhanh chóng.

Với ba nguyên nhân trên đã làm giảm chất lượng sản phẩm hải sản sau khai thác trên tàu cá và mất VSATTP vì thế doanh thu chuyến biển bị giảm sút, khó khăn trong việc xuất khẩu hải sản. Chính vì thế việc nâng cao chất lượng sản phẩm hải sản sau khai thác trên tàu cá và đảm bảo VSATTP là hết sức cần thiết góp phần tăng thu nhập cho người có thu nhập thấp cũng như thúc đẩy xuất khẩu hải sản. Bài viết sau sẽ giới thiệu những giải pháp nhằm khắc phục 3 nguyên nhân đang tồn tại trên.

PVT


Các tin cùng thể loại
+ Ứng dụng GIS tạo khu vực bảo vệ và bảo vệ đàn cá
+ HỘI THẢO KHOA HỌC CẤP TỈNH TẠI NINH THUẬN
+ TỌA ĐÀM KHOA HỌC ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CÁ NGỪ ĐẠI DƯƠNG CÂU TAY
+ HỘI THẢO KHOA HỌC
+ HỘI THẢO KHOA HỌC “ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐÈN LED”
+ Đưa công nghệ đá khô (đá CO2) vào lĩnh vực khai thác thủy hải sản
+ Ba công nghệ nên sử dụng để bảo quản sản phẩm hải sản sau khai thác trên tàu cá
+ Hiện trạng khai thác, nuôi trồng thủy sản ở Việt Nam và đề xuất giải pháp xử lý nước thải
+ Ứng dụng công nghệ hiện đại cho tàu đánh cá xa bờ
+ Thiết bị kết nối vệ tinh "vô dụng"
+ Giải pháp lựa chọn mô hình hồi quy đơn biến
+ Bảo vệ thành công dự án chuyển giao công nghệ cấp tỉnh Khánh Hòa
+ Phương pháp thu thập số liệu trong Nghiên cứu khoa học
+ Hướng dẫn chi tiết sử dụng phần mềm Who sample size 2.0 tính toán cỡ mẫu
+ Các công cụ hỗ trợ tính cỡ mẫu trong NCKH
+ Kết quả họp hội đồng nghiệm thu cấp cơ sở dự án sản xuất thử nghiệm