Chi tiết tin
Minimize
Ba công nghệ nên sử dụng để bảo quản sản phẩm hải sản sau khai thác trên tàu cá 

vien khcnktts 3/6/2014 9:18:33 AM
Công nghệ vật liệu mới (PU), đá CO2 và hoạt chất sinh học Polyphenol là những công nghệ mới cần nghiên cứu sử dụng trong lĩnh vực khai thác hải sản.

Như bài trước, tác giả đề cập đến 3 nguyên nhân làm suy giảm chất lượng sản phẩm hải sản sau khai thác trên tàu cá. Vì thế tác giả nhận thấy: Để giải quyết những tồn tại trên, đáp ứng mục tiêu tăng thu nhập chuyến biển cần sử dụng 3 công nghệ nổi bậc hiện nay như:

            Công nghệ vật liệu mới Polyurethane (PU), tạo hầm bảo quản sản phẩm hải sản trên tàu cá bền, ít thất thoát nhiệt

- Ứng dụng công nghệ vật liệu mới Polyurethane (PU). PU là vật liệu mới nhưng đã nhanh chóng được sử dụng với số lượng rất lớn trên thế giới. PU được sử dụng rộng rãi vì các tính chất cơ lý của nó thỏa mãn được các yêu cầu vừa phổ biến vừa khắc khe của sản phẩm mà các loại vật liệu tổng hợp khác không có.  

- Với đặc tính của keo dán, bám dính rất tốt, cấu trúc dạng bọt rất kín và ít thấm nước nên dễ sử dụng, chống thấm tốt, trọng lượng nhẹ và bền. Đặc biệt là độ cách nhiệt rất tốt, đáp ứng mọi quy cách, hình dạng, ngõ ngách, khả năng chịu nhiệt tốt, sức bám mạnh với thành khuôn mà không cần sử dụng keo hay hóa chất nào khác. Vật liệu nhẹ, kết cấu vững chắc, cường độ chịu nén cao, thích hợp với việc nâng cao độ bền của hầm bảo quản sản phẩm hải sản sau khai thác trên tàu cá. Không tham gia phản ứng với các sản phẩm dầu và chậm bắt lửa. Các đặc tính trên phù hợp với yêu cầu của loại vật liệu cách nhiệt cần được ứng dụng trong các hầm bảo quản sản phẩm hải sản sau khai thác trên tàu khai thác hải sản xa bờ.

- Sản phẩm PU sau khi pha chế bằng máy được phun trực tiếp vào khuôn được thiết kế sẵn trên tàu cá. Việc ứng dụng vật liệu mới PU đang được ứng dụng rộng rãi trên thế giới và đã thể hiện tính ưu việt của nó (như đã nêu trên). Chính vì thế ứng dụng PU vào xây dựng hầm bảo quản sản phẩm hải sản sau khai thác trên tàu khai thác hải sản xa bờ sẽ góp phần nâng cao chất lượng bảo quản sản phẩm hải sản sau khai thác, giúp kéo dài thời gian bảo quản sản phẩm hải sản được tốt hơn, chất lượng sản phẩm bảo đảm tăng hiệu quả chuyến biển.

            Sử dụng hoạt chất sinh học Polyphenol từ thực vật để bảo quản sản phẩm sau khai thác trên tàu cá thay thế cho các kháng sinh bị cẩm nhằm đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP)

Ngày nay, nhu cầu sản phẩm hải sản đạt chất lượng, đảm bảo VSATTP là nhu cầu cấp thiết. Đặc biệt là các sản phẩm xuất khẩu sang thị trường châu Âu, Bắc Mỹ và Nhật Bản đòi hỏi phải đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe về chất lượng. Với các quy định nghiêm cấm hoặc hạn chế sử dụng các chất bảo quản, phụ gia tổng hợp gây mất an toàn thực phẩm. Xu hướng trên thế giới hiện nay là sử dụng các hoạt chất sinh học trong tự nhiên để thay thế các chất bảo quản, phụ gia tổng hợp trong bảo quản và chế biến thực phẩm vì các hoạt chất sinh học tự nhiên không chỉ đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm mà còn có tác dụng phòng chữa bệnh và nâng cao sức khỏe.

Chất sinh học dùng trong bảo quản hiện nay chủ yếu là dùng loại Polyphenol được sản xuất ra từ các loại rau, củ ăn được như: hành, tỏi, nấm rơm, trà xanh có thông dụng trên mọi miền của tổ quốc với giá thành rất rẻ. Vì thế việc áp dụng hoạt chất sinh học Polyphenol để kéo dài thời hạn bảo quản sản phẩm hải sản sau khai thác trên tàu cá là hoàn toàn khả thi.

            Bảo quản sản phẩm hải sản sau khai thác trên tàu cá bằng đá khô (đá CO2) thay cho đá cây thông thường giúp tăng chất lượng sản phẩm hải sản, đảm bảo VSATTP

Công nghệ đá khô được làm từ carbon dioxide sạch (CO2), trước tiên làm lạnh để tạo khí CO2 lỏng, sau đó đi qua các bồn nén áp lực để tạo ra khí đóng băng (dạng tuyết) CO2 rắn và dạng khí (hơi) của CO2. Các "tuyết" sẽ được thủy lực ép thành khối đá khô và bột viên. Đá khô có độ lạnh nhanh và sâu (tới gần -800C) nên giữ cho sản phẩm hải sản vừa đánh bắt lên được tươi. Đá khô nhỏ, gọn nên việc vận chuyển thuận lợi, kinh tế.

Thời gian giữ lạnh của đá khô lâu: ở nhiệt độ thường (25¸350C) thì đá khô sẽ tan hoàn toàn trong khoảng thời gian từ 18¸20giờ. Khi bảo quản trong thùng xốp giữ nhiệt thì với 50kg đá khô sẽ có mức tiêu hao tương đương 10%/ngày; với 20kg đá khô sẽ có mức tiêu hao tương đương 30%/ngày (lượng đã khô càng nhiều thì mức tiêu hao càng chậm).

Khi gặp nhiệt độ cao, đá khô sẽ thăng hoa thành khí CO2 mà không tan chảy ra nước như đá nước thông thường. Khí CO2 có tác dụng chính trong việc ức chế vi khuẩn gram âm. Đây là loại vi khuẩn gây hư hỏng ở nhiệt độ thấp. Ngược lại vi khuẩn gram dương ít bị ức chế và vi khuẩn lactic ít nhạy cảm nhất. Nấm mốc và nấm men cũng bị ức chế nên sản phẩm hải sản sau khai thác trên tàu cá sẽ được bảo quản lâu hơn.

Việc sử dụng đá khô để bảo quản sản phẩm hải sản sau khai thác trên tàu cá đã khắc phục được những nhược điểm của đá cây. Bên cạnh đó, việc tận dụng các khí thải CO2 tạo thành sản phẩm có giá trị kính tế và tránh được ô nhiễm tập trung cũng là một vấn đề cần được quan tâm cho một nền kinh tế phát triển theo hướng thân thiện môi trường.

Năm 1990, Việt Nam phát thải 21,4 triệu tấn CO2, năm 2004, phát thải 98,6 triệu tấn CO2, tăng gần 5 lần. Phát thải các khí CO2 của Việt Nam tăng khá nhanh trong nhiều năm qua. Dự tính tổng lượng phát thải các khí nhà kính của Việt Nam sẽ đạt 233,3 triệu tấn CO2 tương đương vào năm 2020, tăng 93% so với năm 1998. Mặc dù, bình quân đầu người về lượng khí thải CO2 hiện nay chưa cao tuy nhiên với tốc độ phát triển công nghiệp hóa như hiện nay cùng với sự gia tăng mạnh mẽ các phương tiên giao thông cơ giới cá nhân…, đây là nguồn khí dồi dào để tạo ra sản phẩm đá khô phục vụ cho lĩnh vực khai thác hải sản.

PVT


Các tin cùng thể loại
+ Ứng dụng GIS tạo khu vực bảo vệ và bảo vệ đàn cá
+ HỘI THẢO KHOA HỌC CẤP TỈNH TẠI NINH THUẬN
+ TỌA ĐÀM KHOA HỌC ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CÁ NGỪ ĐẠI DƯƠNG CÂU TAY
+ HỘI THẢO KHOA HỌC
+ HỘI THẢO KHOA HỌC “ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐÈN LED”
+ Đưa công nghệ đá khô (đá CO2) vào lĩnh vực khai thác thủy hải sản
+ Hiện trạng khai thác, nuôi trồng thủy sản ở Việt Nam và đề xuất giải pháp xử lý nước thải
+ Ứng dụng công nghệ hiện đại cho tàu đánh cá xa bờ
+ Thiết bị kết nối vệ tinh "vô dụng"
+ Những nguyên nhân chính làm suy giảm chất lượng hải sản sau khai thác trên tàu cá
+ Giải pháp lựa chọn mô hình hồi quy đơn biến
+ Bảo vệ thành công dự án chuyển giao công nghệ cấp tỉnh Khánh Hòa
+ Phương pháp thu thập số liệu trong Nghiên cứu khoa học
+ Hướng dẫn chi tiết sử dụng phần mềm Who sample size 2.0 tính toán cỡ mẫu
+ Các công cụ hỗ trợ tính cỡ mẫu trong NCKH
+ Kết quả họp hội đồng nghiệm thu cấp cơ sở dự án sản xuất thử nghiệm