Chủ tịch Tôn Ðức Thắng – Tấm gương mẫu mực về đạo đức cách mạng, hết lòng hết sức phụng sự Tổ quốc, phục vụ Nhân dân 

Khoa Khoa học Chính trị 8/14/2018 1:12:35 AM
Kỷ niệm 130 năm Ngày sinh Chủ tịch Tôn Đức Thắng (20/8/1888 – 20/8/2018)

Cuộc đời và sự nghiệp cách mạng cao cả của Chủ tịch Tôn Đức Thắng là những bài học sâu sắc đối với các thế hệ cách mạng, đặc biệt là tấm gương mẫu mực về đạo đức cách mạng, hết lòng hết sức phụng sự Tổ quốc, phục vụ Nhân dân.

 Chủ tịch Tôn Đức Thắng sinh ngày 20 tháng 8 năm 1888, trong một gia đình nông dân ở Cù lao Ông Hổ, làng An Hòa, tổng Định Thành Hạ, hạt Long Xuyên, nay là xã Mỹ Hòa Hưng, thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang. Sinh ra và lớn lên khi đất nước bị thực dân Pháp xâm lược, đô hộ, đồng bào phải sống trong nô lệ lầm than, với lòng yêu nước, thương dân, người thanh niên Nam Bộ Tôn Đức Thắng đã sớm tham gia phong trào đấu tranh yêu nước và trở thành một trong những chiến sỹ lớp đầu tiên của phong trào công nhân và phong trào cách mạng giải phóng dân tộc.

Năm 1907, sau tốt nghiệp tiểu học ở trường tỉnh Long Xuyên, Tôn Đức Thắng lên Sài Gòn học nghề và nhanh chóng hòa mình vào cuộc sống và phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân. Năm 1909, Tôn Đức Thắng tham gia vận động anh em học sinh lính thủy bãi khóa. Năm 1910, tham gia vận động anh chị em công nhân Sở Kiến trúc cầu đường và nhà ở Sài Gòn chống bọn chủ, cai, đánh đập vô lý và đòi tăng lương. Năm 1912, tham gia lãnh đạo cuộc bãi công của công nhân Ba Son và vận động học sinh Trường Cơ khí Á châu (Trường Bá Nghệ Sài Gòn) bãi khoá.

Tháng 8/1925, Tôn Đức Thắng cùng Công hội lãnh đạo cuộc đấu tranh của công nhân Ba Son giành được thắng lợi. Năm 1927, Tôn Đức Thắng được kết nạp vào Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên (một tổ chức tiền thân của Đảng ta); cũng trong năm đó, đồng chí được cử làm Ủy viên Ban Chấp hành Kỳ bộ, Bí thư Thành Bộ Sài Gòn. Tháng 7/1929 đồng chí bị thực dân Pháp bắt giam ở Khánh Lớn (Sài Gòn) sau đó bị kết án 20 năm khổ sai, đến tháng 7/1930 bị đày ra Côn Đảo. Tại đây, đồng chí đã tham gia vận động thành lập chi bộ Cộng sản nhà tù Côn Đảo và là một trong những Chi ủy viên đầu tiên. Năm 1945 từ tù Côn Đảo trở về, đồng chí được bầu vào xứ Nam Kỳ, phụ trách Ủy ban kháng chiến, chỉ huy các lực lượng vũ trang Nam Bộ. Năm 1946, đồng chí được bầu làm đại biểu Quốc hội khóa I. Năm 1947, được đảm nhiệm chức Bộ trưởng Bộ Nội vụ. Tháng 10/1948 Hội nghị Trung ương Đảng mở rộng đã bầu bổ sung đồng chí Tôn Đức Thắng vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng.

  Đến năm 1950, Hội hữu nghị Việt – Xô được thành lập, đồng chí Tôn Đức Thắng được bầu làm Chủ tịch Hội. Tháng 2/1950, tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng, đồng chí được bầu vào ban chấp hành Trung ương. Tháng 3/1951, tiếp tục được bầu làm Chủ tịch mặt trận Liên Hiệp quốc dân vận Việt Nam. Tháng 5/1955 đồng chí được phân công giữ chức vụ Trưởng Ban Thường trực Quốc hội, tại Đại hội Mặt trận Dân tộc thống nhất toàn quốc, đồng chí được bầu làm Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Ngày 17/2/1957, đồng chí được cử làm Trưởng ban chỉ đạo thanh toán nạn mù chữ Trung ương...Ngày 2/9/1969, tại kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa III, đồng chí được bầu là Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa (nay là nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam).

Bác Hồ thay mặt Đảng, Nhà nước, Quốc hội gắn Huân chương Sao vàng cho đồng chí Tôn Đức Thắng

Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, đồng chí Tôn Đức Thắng đã có nhiều cống hiến to lớn cho cách mạng Việt Nam và thế giới:

Thứ nhất: Đồng chí Tôn Đức Thắng là người thành lập Công hội bí mật - tổ chức công hội đầu tiên của giai cấp công nhân Việt Nam; góp phần quan trọng vào quá trình truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin và vận động thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam

Năm 1920, trở về Sài Gòn, bằng tình cảm yêu mến, sự giác ngộ về Cách mạng Tháng Mười Nga và Nhà nước Xô Viết cùng với những kinh nghiệm trong tổ chức đấu tranh của giai cấp công nhân ở các nước tư bản, đồng chí Tôn Đức Thắng đã cùng với những người bạn chiến đấu, thành lập và lãnh đạo Công hội bí mật Sài Gòn. Đây là tổ chức công hội đầu tiên của giai cấp công nhân Việt Nam. Sự kiện này đánh dấu sự chuyển biến mới của giai cấp công nhân nước ta từ thời kỳ chưa có tổ chức sang thời kỳ có tổ chức.

Từ khi thành lập, Công hội đã liên tục lãnh đạo phong trào đấu tranh của công nhân ở Sài Gòn – Chợ lớn, mà điển hình là cuộc đấu tranh của công nhân Ba Son (8/1925). Trong những năm 1926- 1927, Công hội Sài Gòn là cơ sở vững chắc cho sự hình thành và phát triển tổ chức Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên.

Sự ra đời của Đảng Cộng Sản Việt Nam (3/2/1930) đã khẳng định hoạt động tích cực của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc và những học trò của Người trong sự kết hợp chủ nghĩa Mác - Lênin, phong trào yêu nước và phong trào công nhân. Tại Sài Gòn, quá trình đó diễn ra thuận lợi vì có sự hoạt động tích cực của Công hội do đồng chí Tôn Đức Thắng sáng lập. Công hội của đồng chí đã bắc nhịp cầu đưa chủ nghĩa Mác - Lênin đến với giai cấp công nhân Việt Nam.

Thứ hai: Đồng chí là một chiến sĩ cộng sản kiên cường, bất khuất, sáng ngời đạo đức cách mạng

Tháng 7/1929, đồng chí Tôn Đức Thắng bị thực dân Pháp bắt giam tại Khám Lớn (Sài Gòn) và một năm sau bị đày ra Côn Đảo. Gần mười bảy năm bị giam ở ngục tù đế quốc, đồng chí Tôn Đức Thắng luôn tỏ rõ là một nhà yêu nước vĩ đại, một chiến sỹ cộng sản kiên cường, bất khuất, đấu tranh không khoan nhượng với kẻ thù, thương yêu đồng chí và những người cùng cảnh ngộ. Đồng chí đã đề xướng việc thành lập Chi bộ cộng sản đầu tiên ở nhà tù Côn Đảo đầu tiên; góp phần quan trọng vào việc thành lập Chi bộ đầu tiên ở nhà tù Côn Đảo, mở ra thời kỳ đấu tranh mới của tù nhân Côn Đảo, thời kỳ đấu tranh có tổ chức, có phương pháp, với mục tiêu cụ thể trước mắt và lâu dài. Đặc biệt khi Chi bộ thực hiện chủ trương biến “nhà tù thành trường học cộng sản", đồng chí Tôn Đức Thắng tích cực hưởng ứng, gương mẫu học tập và tham gia vào truyền bá những kiến thức về lý luận cơ bản và nội dung huấn luyện cho các tù nhân. Nhờ sự bí mật, khôn khéo, đồng chí Tôn Đức Thắng đã giúp Chi bộ vừa chuyển được thư từ, tài liệu ở Côn Đảo về Sài Gòn, vừa nhận được nhiều sách lý luận gồm những tác phẩm kinh điển Mác, Ăngghen, Lê nin... dùng làm tài liệu học tập trong tù.

Chiến tranh thế giới thứ 2 bùng nổ (năm 1939) dưới sự lãnh đạo của Chi bộ, Hội tù nhân do đồng chí Tôn Đức Thắng chỉ huy đã có nhiều hình thức và tổ chức hoạt động phong phú phù hợp với hoàn cảnh mới. Ngày 15/8/1945, Nhật đầu hàng Đồng minh không điều kiện; chớp thời cơ, Đảng ta đã lãnh đạo nhân dân vùng lên tổng khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân. Theo tinh thần đó, Đảng ủy Côn Đảo chủ trương đoàn kết các lực lượng tù chính trị trên đảo giành chính quyền bằng phương pháp hòa bình. Đồng chí Tôn Đức Thắng được cử vào đoàn đại biểu đến gặp quản đốc Lê Văn Trà, buộc Trà phải đồng ý một số vấn đề như: Tổ chức chính quyền liên hiệp trên đảo, sửa chữa vô tuyến điện, sửa chữa radio để nghe tin tức, sửa chữa ca nô để đưa đại biểu về đất liền xin ý kiến Chính phủ... Hình ảnh người chiến sỹ cộng sản Tôn Đức Thắng kiên cường, sáng ngời bản lĩnh và niềm tin tất thắng vào sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc để vượt qua sự khốc liệt của ngục tù đế quốc đã làm các đồng chí Đảng viên tù Côn Đảo ngưỡng mộ và kẻ thù khiếp sợ.

Thứ ba: Đồng chí Tôn Đức Thắng là một nhà lãnh đạo mẫu mực của CM Việt Nam ở thời đại Hồ Chí Minh

Năm 1945, Cách mạng tháng 8 thành công, từ Côn Đảo trở về đất liền, đồng chí Tôn Đức Thắng được Đảng và Nhà nước ta tin tưởng giao nhiều trọng trách: phụ trách Ủy ban kháng chiến kiêm Chỉ huy trưởng lực lượng vũ trang Nam Bộ, Phó Hội trưởng và Hội trưởng Liên Việt, Bộ trưởng Bộ nội vụ, Ủy viên Trung ương Đảng, Trưởng Ban vận động thi đua ái quốc, Chủ tịch mặt trận Liên Việt, Trưởng Ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Phó Chủ tịch nước... Đồng chí là ủy viên Hội đồng hòa bình thế giới, Chủ tịch Hội hữu nghị Việt – Xô. Ở cương vị công tác nào, đồng chí cũng luôn nêu cao ý thức, tổ chức kỷ luật của người Đảng viên Đảng cộng sản; gương mẫu đi đầu, sẵn sàng gánh vác nhiệm vụ khó khăn nhất; có tinh thần đứng mũi, chịu sào, ý thức trách nhiệm cao với công việc; không màng danh lợi cho bản thân, sống bình dị, nêu gương sáng về sự trung thành, lòng tận tụy phục vụ nhân dân. Đồng chí là một mẫu mực về đạo đức cách mạng, cần, kiệm, liêm, chính, khiêm tốn, giản dị.

 Khi Chủ tịch Hồ Chí Minh từ trần, đồng chí Tôn Đức Thắng được tín nhiệm bầu giữ chức Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa (nay là nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam), đồng chí đã cùng toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta đưa cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của dân tộc đến thắng lợi, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước và ra sức xây dựng thành công Chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Mặc dù tuổi cao, đồng chí luôn luôn phấn đấu quên mình để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước giao phó.

Chủ tịch Tôn Đức Thắng đến dự và khai mạc Đại hội Ba sẵn sàng toàn miền Bắc

Thứ tư: Đồng chí Tôn Đức Thắng là người tiêu biểu nhất cho chính sách đại đoàn kết toàn dân tộc của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh

Hơn 30 năm liên tục trực tiếp lãnh đạo tổ chức xây dựng, mở rộng, phát triển Mặt trận đoàn kết dân tộc ở nước ta, đồng chí Tôn Đức Thắng đã đóng góp quan trọng và đặc biệt xuất sắc trong việc bồi đắp, phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết dân tộc; là người tiêu biểu nhất cho chính sách đại đoàn kết của Đảng và của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Trong khối đại đoàn kết toàn dân tộc, hình ảnh đồng chí Tôn Đức Thắng sâu đậm về uy tín và đức độ. Đồng chí đã có những đóng góp quý giá về lý luận, làm sáng tỏ và phong phú tư tưởng Hồ Chí Minh, nhất là trong xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc ở nước ta. Trên cơ sở nắm vững những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đồng chí Tôn Đức Thắng đã góp phần xử lý và giải quyết thành công trong cả lý luận và thực tiễn mối quan hệ giữa dân tộc - giai cấp, mối quan hệ giữa quyền lợi của dân tộc với lợi ích của bộ phận để xây dựng Mặt trận đoàn kết dân tộc trong cách mạng giải phóng dân tộc cũng như trong cách mạng xã hội chủ nghĩa ở nước ta.

Thứ năm : Đồng chí Tôn Đức Thắng là một chiến sĩ quốc tế trong sự nghiệp đấu tranh vì hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội

Đồng chí Tôn Đức Thắng là một trong những công nhân Việt Nam đầu tiên hoạt động trong phong trào công nhân Pháp. Đồng chí đã tham gia cuộc nổi dậy của hải quân Pháp ở Biển Đen, kéo lá cờ đỏ trên một chiến hạm Pháp (tháng 4/1919), ủng hộ nước Nga (Xô Viết) - nước xã hội chủ nghĩa đầu tiên trên thế giới, chống sự can thiệp vũ trang của bọn đế quốc đối với Nhà nước Xô Viết non trẻ. Với những việc đó, đồng chí Tôn Đức Thắng đã trở thành một gạch nối của Cách mạng Nga với Cách mạng Việt Nam, nối liền Cách mạng Việt Nam với cách mạng thế giới.

Trên 60 năm hoạt động cách mạng, với nhiều cống hiến trọn vẹn, liên tục, có hiệu quả cho phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, đồng chí Tôn Đức Thắng là một trong những nhà lãnh đạo tiêu biểu cho tinh thần quốc tế cao cả, trong sáng, thủy chung, được bạn bè thế giới ghi nhận và tôn vinh. Đồng chí được bầu làm Chủ tịch danh dự Ủy ban bảo vệ hoà bình thế giới của Việt Nam; ủy viên Hội đồng hoà bình thế giới; Chủ tịch Hội hữu nghị Việt - Xô. Trên cương vị nào, đồng chí cũng luôn chăm lo đến tình đoàn kết quốc tế, thắt chặt mối quan hệ giữa nhân dân ta với bầu bạn trên thế giới. Trong các hoạt động của mình, đồng chí luôn tranh thủ mọi điều kiện, mọi thời điểm lịch sử để giúp nhân dân tiến bộ trên thế giới thấy rõ bản chất xâm lược của chủ nghĩa đế quốc, đồng thời bày tỏ khát vọng hòa bình, hạnh phúc của nhân dân Việt Nam, kêu gọi nhân dân thế giới giúp đỡ Việt Nam trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.  

Với công lao, đóng góp to lớn cho phong trào hoà bình thế giới, đồng chí vinh dự là người Việt Nam đầu tiên được Ủy ban Giải thưởng hoà bình quốc tế Stalin của Liên Xô trao tặng Giải thưởng Stalin “Về sự nghiệp củng cố hoà bình và tình hữu nghị giữa các dân tộc” vào tháng 12/1955 (sau này mang tên Giải thưởng Lênin); được Đoàn Chủ tịch Xô Viết Tối cao Liên Xô trao tặng Huân chương Lênin nhân dịp kỷ niệm 50 năm Cách mạng Tháng Mười Nga vĩ đại và Huân chương Hữu nghị của nhiều nước.

Chủ tịch Hồ Chí Minh và Phó Chủ tịch Tôn Đức Thắng tiếp Tổng thống nước Cộng hòa Ghi-nê sang thăm Việt Nam

Cuộc đời và sự nghiệp cách mạng cao cả của Chủ tịch Tôn Đức Thắng là tấm gương mẫu mực về đạo đức cách mạng, hết lòng hết sức phụng sự Tổ quốc, phục vụ Nhân dân. Trong sự nghiệp đổi mới, đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước hiện nay, học tập và noi theo tấm gương đạo đức cách mạng của Chủ tịch Tôn Đức Thắng, mỗi cán bộ, đảng viên, tuổi trẻ và nhân dân ta cần ra sức phấn đấu, nêu cao tinh thần yêu n­ước, yêu CNXH,  tích cực  học tập, lao động sáng  tạo để góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

                                                                                                  Ngô Văn An – Khoa KH Xã hội và Nhân văn


Các tin cùng thể loại
+ Báo cáo tháng 2 & 3/2018 và Kế hoạch công tác tháng 04/2018
+ Tiếp tục áp dụng một số biện pháp phòng chống dịch bệnh khi thực hiện đào tạo tập trung
+ Hoàn thiện và đưa vào sử dụng phòng thực hành diễn án cho sinh viên ngành Luật
+ Bài viết của Chủ tịch Quốc hội kỷ niệm ngày Tổng tuyển cử đầu tiên
+ Cuộc tiến công Tết Mậu Thân tại Khánh Hòa
+ TỔ CHỨC CUỘC THI TIẾNG ANH PHÁP LÝ CHO SINH VIÊN NGÀNH LUẬT
+
+ Trường ĐH Nha Trang tuyển sinh 3500 chỉ tiêu
+ Khai giảng khóa Bồi dưỡng cán bộ quản lý tại Trường ĐH Nha Trang
+ Tổ chức "Lễ hội thiếu nhi" cho học sinh có hoàn cảnh khó khắn
+ Gặp mặt tri ân nhân Nhà giáo Việt Nam 20/11
+ Sinh viên Luật tham dự buổi đối thoại với lãnh đạo Trường Đại học Nha Trang
+ Đại thắng Mùa xuân 1975 – Mốc son chói lọi trong lịch sử cách mạng của dân tộc Việt Nam
+ Khoa KHXH-NV gặp mặt sinh viên ngành Luật năm học 2019-2020
+ Nâng cao sự tương thích giữa chuẩn đầu ra đào tạo đại học với yêu cầu về nguồn nhân lực của xã hội
+ Tổ chức thi "Rung chuông vàng" tìm hiểu Luật dân sự và Luật hình sự
+ Triển khai thực hiện đồng bộ và hiệu quả việc đào tạo trực tuyến
+ Những giá trị cốt lõi của Di chúc Hồ Chí Minh
+ Thẩm định chương trình đào tạo ngành Luật Trường Đại học Nha Trang
+ Tổ chức tập huấn kỹ năng mềm cho sinh viên ngành Luật
+ TỔ CHỨC THÀNH CÔNG HỘI NGHỊ CÁN BỘ VIÊN CHỨC NĂM HỌC 2020 – 2021
+ Trồng người không biên giới
+ Bài Viết Tri Ân Thầy Cô 2019
+ Tập huấn "Thiết kế và sử dụng Rubric trong đánh giá" cho giảng viên
+ Thư ngỏ của Hiệu trưởng gửi tới sinh viên Trường Đại học Nha Trang về việc học tập trực tuyến trong thời điểm phòng chống dịch Covid-19
+ Sinh viên nên làm gì để học trực tuyến hiệu quả?
+ Thăm hỏi và tặng quà gia đình sinh viên có hoàn cảnh khó khăn nhân dịp Tết Nguyên đán Canh Tý 2020
+ Chuyến xe “Xuân yêu thương” đưa gần 400 sinh viên về quê ăn Tết
+ Chuẩn bị đầy đủ cơ sở vật chất và nền tảng nhân lực để đào tạo trực tuyến hiệu quả
+ Hội nghị học tốt ngành Luật chia sẻ kinh nghiệm hướng tới thành công
+ CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH VỚI NHỮNG DỰ BÁO THIÊN TÀI VỀ THẮNG LỢI CUỐI CÙNG TRONG CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ CỨU NƯỚC
+ Thăm hỏi và tặng quà Tết cho đồng bào dân tộc thiểu số ở huyện Khánh Vĩnh
+ Chuyến đi thực tế ngày 29/10 của sinh viên Luật Trường ĐH Nha Trang
+ Đào tạo chuyên sâu về Sở hữu trí tuệ dành cho giảng viên Trường Đại học
+ Hội nghị cán bộ viên chức Khoa năm học 2017 - 2018
+ Kế hoạch về việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh đến 2015
+ Kế hoạch tuần sinh hoạt công dân-HSSV đầu khóa 53 (đợt II) năm học 2011-2012 và điều chỉnh lịch học chính trị khóa 50,51,52.
+ Kế hoạch viết lại bài thu hoạch chính trị đầu năm học 2011 - 2012 của học sinh, sinh viên
+ Báo cáo công tác tháng 5/2014 và kế hoạch công tác tháng 6/2014
+ Báo cáo công tác tháng 12/2013 và dự kiến kế hoạch công tác tháng 1, 2/2014
+ Kế hoạch công tác tuyên truyền, giáo dục chính trị tư tưởng tháng 1, 2
+ Hành trình Hồ Chí Minh tìm thấy con đường cứu nước, giải phóng dân tộc
+ Báo cáo công tác tháng 4/2014 và dự kiến kế hoạch công tác tháng 5/2014
+ ĐẠI HỘI CHI BỘ KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN NHIỆM KỲ 2020 - 2022 THÀNH CÔNG TỐT ĐẸP
+ Báo cáo công tác tháng 9, kế hoạch công tác tháng 10/2016
+ Báo cáo công tác tháng 5/2013 và dự kiến kế hoạch công tác tháng 6/2013
+ Quyết định v/v thành lập Hội đồng khoa học và đào tạo cấp Ngành
+ Báo cáo công tác tháng 3/2013 và dự kiến kế hoạch công tác tháng 4/2013
+ Báo cáo công tác tháng 4/2013 và dự kiến kế hoạch công tác tháng 5/2013
+ Báo cáo công tác tháng 7, 8/2013 và kế hoạch công tác tháng 9/2013
+ Kế hoạch công tác tuyên truyền, giáo dục chính trị tư tưởng tháng 9, năm học 2013 - 2014
+ Thông báo cuộc thi ý tưởng kiến trúc mang tính biểu tượng ĐHNT
+ Kế hoạch công tác tuyên truyền, giáo dục chính trị tư tưởng tháng 11, năm học 2013 - 2014
+ Báo cáo công tác tháng 10/2013 và dự kiến kế hoạch công tác tháng 11/2013
+ Quà Tết Xuân Giáp Ngọ
+ Báo cáo công tác tháng 1,2/2014 và dự kiến kế hoạch công tác tháng 3/2014
+ Kế hoạch công tác tuyên truyền, giáo dục chính trị tư tưởng tháng 3/2014
+ Báo cáo công tác tháng 3, kế hoạch công tác tháng 4/2017
+ Quy trình viết bài, đưa tin về các hoạt động của Nhà trường
+ Báo cáo công tác tháng 32014 và dự kiến kế hoạch công tác tháng 4/2014
+ Kế hoạch công tác tuyên truyền, giáo dục chính trị tư tưởng tháng 4/2014
+ Các biểu mẫu tiếp nhận thông tin
+ Mít tinh phản đối Trung Quốc hạ đặt giàn khoan trái phép trong vùng biển Việt Nam
+ Lễ kỷ niệm 55 năm Truyền thống Trường Đại học Nha Trang và khai giảng khóa học 2014 - 2018
+ Lễ kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11
+ Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đến thăm Trường Đại học Nha Trang
+ Báo cáo công tác tháng 01/2015 và kế hoạch công tác tháng 02, 3/2015
+ HỌC LUẬT KINH TẾ- CƠ HỘI THÀNH CÔNG CHO SỰ NGHIỆP CỦA BẠN
+ LỊCH SỬ NGÀY GIỖ TỔ HÙNG VƯƠNG (10/3 ÂM LỊCH)
+ Báo cáo công tác tháng 5 và kế hoạch công tác tháng 6/2016
+ Báo cáo công tác tháng 7, 8 và kế hoạch công tác tháng 9-2016
+ Báo cáo công tác tháng 10, kế hoạch công tác tháng 11/2016
+ Báo cáo công tác tháng 11, kế hoạch công việc tháng 12/2016
+ ĐẠI HỌC NHA TRANG THỰC HIỆN DI CHÚC CỦA CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH VỀ SỰ NGHIỆP “TRỒNG NGƯỜI”
+ Báo cáo công tác tháng 12/2016, kế hoạch công tác tháng 1,2/2017
+ Hội thảo nâng cao chất lượng đào tạo
+ Báo cáo công tác tháng 9, kế hoạch công tác tháng 10/2017
+ Hội thảo nâng cao chất lượng đào tạo lần II năm 2017
+ LỊCH SỬ NGÀY QUỐC TẾ LAO ĐỘNG 1/5
+ Báo cáo công tác tháng 5, kế hoạch công tác tháng 6/2017
+ Thư ngỏ của Hiệu trưởng Trường ĐH Nha Trang gửi cán bộ, giảng viên về việc triển khai đào tạo trực tuyến
+ Báo cáo công tác tháng 4 và kế hoạch công tác tháng 5/2017
+ Báo cáo công tác tháng 6, kế hoạch công tác tháng 7,8/2017
+ LỊCH SỬ, Ý NGHĨA NGÀY GIẢI PHÓNG MIỀN NAM, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯỚC 30/4/1975
+ Hội nghị công bố và trao Quyết định bổ nhiệm các Trưởng Bộ môn và Phó trưởng Khoa nhiệm kỳ 2016 - 2021
+ Báo cáo công tác tháng 11, kế hoạch công tác tháng 12/2017
+ Cách mạng tháng 8/1945 - Bước ngoặt vĩ đại của lịch sử dân tộc Việt Nam
+ Chủ tịch Hồ Chí Minh - Anh hùng giải phóng dân tộc, Danh nhân văn hóa thế giới
+ Báo cáo tháng 12/2017 và Kế hoạch công tác tháng 01, 02/2018