HOÀN CẢNH RA ĐỜI VÀ Ý NGHĨA CỦA NGÀY THƯƠNG BINH - LIỆT SỸ 

Khoa Khoa học Chính trị 7/28/2020 8:00:13 AM
Kỷ niệm 73 năm Ngày Thương binh - Liệt sỹ (27/7/1947 - 27/7/2020)

Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công, nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa (nay là nước CHXHCN Việt Nam) ra đời chưa được bao lâu thì thực dân Pháp quay lại xâm lược nước ta một lần nữa. Với tinh thần “thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ”, quân và dân ta đã anh dũng chiến đấu chống lại quân xâm lược. Trong những năm đầu của cuộc kháng chiến quyết liệt chống thực dân Pháp, nhiều đồng bào, chiến sỹ đã ngã xuống, hy sinh một phần xương máu trên các chiến trường. Với truyền thống đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, “Đền ơn đáp nghĩa”, Đảng, Chính phủ, Bác Hồ và Nhân dân ta đã dành tất cả tình thương yêu cho các chiến sỹ và đồng bào đã vì độc lập, tự do của Tổ quốc mà bị thương hoặc hy sinh.

Đầu năm 1946, Hội giúp binh sỹ bị nạn ra đời ở Thuận Hóa (Bình Trị Thiên), rồi đến Hà Nội và một số địa phương khác... Sau đó ít lâu được đổi thành Hội giúp binh sỹ bị thương. Ở Trung ương có Tổng Hội và Chủ tịch Hồ Chí Minh được bầu là Chủ tịch danh dự của Tổng Hội.

Ngày 28/5/1946, Hội giúp binh sỹ bị nạn tổ chức một cuộc nói chuyện quan trọng tại Nhà hát Lớn Hà Nội để kêu gọi mọi người gia nhập Hội và hăng hái giúp đỡ các chiến sỹ bị thương.

Ngày 17/11/1946, cũng tại Nhà hát Lớn Hà Nội, Hội Liên Hiệp Quốc dân Việt Nam đã tổ chức lễ xung phong “Mùa Đông binh sỹ”, mở đầu cuộc vận động “Mùa Đông binh sỹ” trong cả nước để giúp chiến sỹ trong mùa Đông giá rét. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đến dự buổi lễ và Người đã cởi chiếc áo đang mặc để tặng binh sỹ.

Khi cuộc kháng chiến toàn quốc bùng nổ, ngày 19/12/1946, theo Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Nhân dân cả nước đã nhất tề đứng dậy kháng chiến với tinh thần “Quyết tử để Tổ quốc quyết sinh”. Số người bị thương và hy sinh trong chiến đấu tăng lên, đời sống của chiến sỹ, nhất là những chiến sỹ bị thương gặp nhiều khó khăn, thiếu thốn.

Trước tình hình trên, Đảng và Nhà nước ta đã đưa ra nhiều quyết định với những chính sách quan trọng về công tác thương binh, liệt sỹ, góp phần ổn định đời sống vật chất và tinh thần cho thương binh, gia đình liệt sỹ.

Ngày 16/02/1947, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chính thức ký Sắc lệnh số 20/SL, quy định chế độ hưu bổng, thương tật và tiền tuất tử sĩ. Đây là văn bản pháp quy đầu tiên khẳng định vị trí quan trọng của công tác thương binh, liệt sỹ đối với cuộc kháng chiến và sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, Chính phủ đến thương binh, bệnh binh và gia đình liệt sỹ.

Tháng 6/1947, đại biểu của Tổng bộ Việt Minh, Trung ương Hội phụ nữ Cứu quốc, Trung ương Đoàn thanh niên Cứu quốc, Cục Chính trị quân đội quốc gia Việt Nam, Nha Thông tin Tuyên truyền và một số địa phương đã họp tại Đại Từ (Thái Nguyên) để bàn về công tác thương binh, liệt sỹ và thực hiện Chỉ thị của Hồ Chủ Tịch chọn một ngày nào đó làm ngày Thương binh Liệt sỹ. Tại cuộc họp này các đại biểu đã nhất trí chọn ngày 27 tháng 7 là ngày “Thương binh toàn quốc”. Từ đó hàng năm cứ vào dịp này, Chủ tịch Hồ Chí Minh đều gửi thư, quà thăm hỏi, động viên, nhắc nhở mọi người phải biết ơn và hết lòng giúp đỡ thương binh, gia đình liệt sỹ. Đặc biệt, từ sau Chiến thắng Điện Biên Phủ, Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh càng quan tâm hơn đến công tác thương binh, liệt sỹ.

Bác Hồ thăm các thương binh nặng ở trại điều dưỡng Bắc Ninh.

Từ tháng 7/1955, Đảng và Nhà nước ta quyết định đổi “Ngày Thương binh toàn quốc” thành “Ngày Thương binh, Liệt sỹ” để ghi nhận những hy sinh lớn lao của đồng bào, chiến sỹ cả nước cho chiến thắng vẻ vang của toàn dân tộc.

Sau ngày giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc, theo Chỉ thị 223/CT-TW ngày 08/7/1975 của Ban Bí thư Trung ương Đảng, từ năm 1975, ngày 27 tháng 7 hằng năm chính thức trở thành “Ngày Thương binh, Liệt sỹ” của cả nước.

Mỗi năm cứ đến “Ngày Thương binh, Liệt sỹ” nhất là vào dịp kỷ niệm năm tròn, toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta lại tổ chức nhiều hoạt động thiết thực, đầy tình nghĩa chăm sóc thương binh, gia đình liệt sỹ, người có công với cách mạng.

Ngày Thương binh Liệt sỹ có ý nghĩa lịch sử, chính trị, xã hội sâu sắc, thể hiện truyền thống “hiếu nghĩa bác ái”, lòng quý trọng và biết ơn của Đảng, Nhà nước và Nhân dân ta đối với những người đã hy sinh, cống hiến vì độc lập, tự do và thống nhất của Tổ quốc, vì hạnh phúc của Nhân dân; qua đó phát huy tinh thần yêu nước, củng cố và bồi đắp niềm tin vào sự nghiệp cách mạng mà Đảng, Bác Hồ và Nhân dân ta đã lựa chọn.

Tôn vinh các anh hùng, liệt sỹ, thương binh và người có công; khẳng định sự cống hiến, hy sinh của họ cho độc lập, tự do của dân tộc, cho hạnh phúc của Nhân dân là vô giá. Việc chăm sóc thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sỹ và người có công là vinh dự, là trách nhiệm của các cấp, các ngành, tổ chức chính trị - xã hội và của mọi tầng lớp nhân dân, của thế hệ hôm nay và mai sau.

Đảng, Nhà nước và Nhân dân ta trân trọng đánh giá cao những cống hiến, hy sinh to lớn của đồng bào, chiến sỹ đối với Tổ quốc; đồng thời cũng luôn chú trọng giáo dục ý thức trách nhiệm, nghĩa vụ công dân và lòng biết ơn sâu sắc của các tầng lớp nhân dân, của các thế hệ cách mạng đối với thương binh, liệt sỹ và người có công với cách mạng.

Bác Hồ thăm hỏi các chiến sỹ thi đua đã có nhiều thành tích đóng góp.

Trong suốt 73 năm qua, nhất là trong gần 35 năm tiến hành công cuộc đổi mới, Đảng và Nhà nước ta đã luôn quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo làm tốt công tác thương binh, liệt sĩ, người có công với cách mạng và tổ chức vận động toàn dân tích cực tham gia các phong trào “Đền ơn đáp nghĩa”, “Toàn dân chăm sóc các gia đình thương binh, liệt sĩ và người có công với cách mạng”. Nhiều chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về ưu đãi đối với người có công đã được ban hành; đối tượng hưởng chính sách ưu đãi được mở rộng, các chế độ ưu đãi từng bước được bổ sung, hoàn thiện, thể hiện sự trân trọng, biết ơn, chăm lo của Đảng, Nhà nước và Nhân dân ta.

Kỷ niệm 73 năm Ngày Thương binh, Liệt sỹ (27/7/1947 – 27/7/2020) là dịp để toàn thể CBVC và sinh viên Trường Đại học Nha Trang tưởng nhớ, tri ân đối với sự hy sinh, cống hiến to lớn của các Anh hùng liệt sỹ, thương binh, bệnh binh và những người có công với cách mạng. Đồng thời nêu cao tinh thần trách nhiệm, không ngừng học tập, thi đua, rèn luyện, góp phần tích cực vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Ngô Văn An – Khoa KH Xã hội và Nhân văn

(Trích lược:Tài liệu tuyên truyền Kỷ niệm 73 năm Ngày Thương binh - Liệt sỹ của Ban Tuyên giáo tỉnh ủy Khánh Hòa).


Các tin cùng thể loại
+ Kỷ niệm 75 năm ngày thành lập QĐNDVN (22/12/1944 – 22/12/2019) và 30 năm ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 – 22/12/2019)
+ ĐẢNG BỘ TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG QUA CÁC KỲ ĐẠI HỘI (II)
+ KẾT LUẬN CỦA BAN BÍ THƯ Về việc tiếp tục chấn chỉnh công tác cán bộ để chuẩn bị tốt nhân sự đại hội đảng bộ các cấp và Đại hội XIII của Đảng
+ NHỮNG MỐC SON CHÓI LỌI TRÊN CHẶNG ĐƯỜNG 90 NĂM VINH QUANG CỦA ĐẢNG
+ Sinh hoạt chi bộ thường kỳ tháng 10 năm 2019
+ V.I LÊNIN - LÃNH TỤ VĨ ĐẠI CỦA GIAI CẤP CÔNG NHÂN VÀ NHÂN DÂN LAO ĐỘNG
+ Cơ chế phối hợp hoạt động giữa Đảng, chính quyền và các đoàn thể trong Khoa
+ Nghị quyết công tác tháng 11.2013
+ Báo cáo về kết quả triển khai thực hiện nghị quyết của cấp trên quý IV - 2013
+ Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội Chi bộ nhiệm kỳ 2012 - 2015
+ Chương trình hành động Phòng, chống tội phạm trong tình hình mới năm 2013
+ Kế hoạch học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh năm 2014
+ Ý nghĩa lịch sử vĩ đại của đại thắng mùa xuân năm 1975
+ Phân công nhiệm vụ cho các thành viên Hội đồng Thi đua khen thưởng Khoa nhiệm kỳ 2011 - 2016
+ Báo cáo về kết quả triển khai thực hiện nghị quyết của cấp trên quý III/2013
+ Nghị quyết công tác tháng 9/2013 gắn với việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
+ Chương trình hành động phòng, chống tội phạm trong tình hình mới năm 2014
+ Khai mạc lớp đối tượng kết nạp Đảng và đảng viên mới năm 2014
+ Hội nghị phổ biến, quán triệt Nghị quyết Trung ương 9, khóa XI
+ Hội nghị triển khai Đại hội Đảng các cấp nhiệm kỳ 2015 - 2020
+ Hội thảo khoa học 45 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh
+ Kế hoạch học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh năm 2015
+ Đại hội Chi bộ Khoa Khoa học Xã hội và Nhân văn nhiệm kỳ 2017 - 2020
+ Chặng đường 85 năm Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo cách mạng giành thắng lợi vĩ đại
+ Kỷ niệm 131 năm Ngày Quốc tế lao động (01/5/1886 - 01/5/2017)
+ Thông báo tham gia cuộc thi tìm hiểu truyền thống “55 năm Ngày mở đường Hồ Chí Minh trên biển”
+ Đảng bộ tỉnh Khánh Hòa thời kỳ đầu lành lập
+ Đảng bộ trường Đại học Nha Trang đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh
+ PGS.TS Nguyễn Thị Kim Anh - một tấm gương tiêu biểu trong giảng dạy và nghiên cứu khoa học
+ Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương - truyền thống văn hóa dân tộc
+ Vai trò của đảng viên sinh viên trong việc nâng cao chất lượng sinh hoạt chi đoàn
+ Vai trò của đảng viên sinh viên trong việc phát triển Đảng trong sinh viên
+ Người ra đi tìm đường giải phóng dân tộc
+ Chiến thắng biên giới phía Bắc bảo vệ độc lập, chủ quyền của dân tộc
+ Tỉnh Khánh Hòa phát huy truyền thống vẻ vang trong chiến đấu vào sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ tổ quốc
+ ĐẢNG BỘ TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG QUA CÁC KỲ ĐẠI HỘI (III)
+ ĐẢNG BỘ TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG QUA CÁC KỲ ĐẠI HỘI (I)
+ Tổ chức lễ kết nạp đảng viên mới