Người ra đi tìm đường giải phóng dân tộc 

Khoa Khoa học Chính trị 5/18/2017 11:56:47 PM
Kỷ niệm 127 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2017).

Cách đây 105 năm, ngày 5/6/1911, tại Bến cảng Nhà Rồng, thành phố Sài Gòn - Gia Định (nay là thành phố Hồ Chí Minh) người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành khi đó mới vừa tròn 21 tuổi đã lên chiếc tàu mang tên Amiral La Touche De Tréville, ra đi tìm đường cứu nước.

 Và ngày 5/6/1911, trên con tàu Amiral La Touche De Tréville từ cảng Sài Gòn, tự giới thiệu là Văn Ba xin làm phụ bếp, Nguyễn Tất Thành đã rời Tổ quốc, bắt đầu cuộc hành trình 30 năm tìm con đường giải phóng dân tộc, giải phóng đất nước. Vào thời điểm đó, không ai biết rằng vận mệnh của dân tộc Việt Nam đã gắn liền với quyết định ra đi của một con người mà lịch sử đã chứng tỏ là sáng suốt phi thường.

Trong vòng 10 năm, từ năm 1911 đến năm 1920, Người đã tận dụng mọi cơ hội để được đến nhiều nơi trên thế giới. Bàn chân của Người đã từng in dấu trên nhiều nước thuộc các đại lục Âu, Á, Phi, Mỹ. Đặc biệt Người đã dừng chân khảo sát khá lâu ở 3 nước đế quốc lớn nhất thời đó là Mỹ, Anh và Pháp.

Với những chuyến đi, Người tranh thủ mọi thời cơ để học hỏi, nghiên cứu các học thuyết cách mạng, hòa mình vào thực tiễn đấu tranh của giai cấp công nhân và nhân dân lao động ở các nước tư bản và thuộc địa, từ đó Người đã bổ sung được cho mình những kiến thức vô cùng phong phú với một tầm nhìn hết sức rộng lớn và bao quát. Từ đó Người đã rút ra kết luận là chủ nghĩa đế quốc, thực dân là cội nguồn của mọi đau khổ cho giai cấp công nhân và nhân dân ở các nước chính quốc cũng như thuộc địa.

Chính chủ nghĩa yêu nước cùng với những năm tháng tìm tòi không mệt mỏi về lý luận và hoạt động trong phong trào công nhân quốc tế, người thanh niên Việt Nam Nguyễn Tất Thành bất chấp mọi hiểm nguy, đến với chủ nghĩa Mác Lênin, tham gia thành lập Đảng Cộng sản Pháp cuối năm 1920, trở thành nhà hoạt động quốc tế xuất sắc Nguyễn Ái Quốc.

Sớm nhận thức được xu thế phát triển tất yếu của lịch sử và tính chất của thời đại mới mà Cách mạng Tháng Mười mở ra, Người xác định con đường cứu nước, con đường giải phóng dân tộc đúng đắn, khám phá ra chân lý lịch sử: “Chỉ có chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản mới giải phóng được các dân tộc bị áp bức và những người lao động trên thế giới khỏi ách nô lệ”.

Từ năm 1921 đến năm 1930, Nguyễn Ái Quốc ra sức truyền bá Chủ nghĩa Mác -Lênin vào phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam, chuẩn bị về lý luận cho sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam. Với tác phẩm “Bản án chế độ thực dân Pháp” và “Đường Kách mệnh”, đặc biệt là việc xuất bản tờ báo Thanh niên ra ngày 21/6/1925, Người đã chuẩn bị về đường lối chính trị để tiến tới thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.

Trong thời gian này, Người cũng tập trung cho việc chuẩn bị về tổ chức và cán bộ với việc Người lập ra Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên (1925), tổ chức nhiều lớp đào tạo cán bộ và gửi đi học ở Liên Xô ... Khi điều kiện thành lập Đảng đã chín muồi, ngày 03/02/1930, dưới sự chủ trì của Đồng chí Nguyễn Ái Quốc tại Hương Cảng (Trung Quốc), Hội nghị hợp nhất 3 tổ chức Cộng sản đã nhất trí thành lập một đảng thống nhất là Đảng Cộng sản Việt Nam.

Mùa Xuân năm 1941, sau hơn 30 năm bôn ba nước ngoài, rời xa Tổ quốc, ngày 28/1/1941, Người về nước trực tiếp lãnh đạo cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, Người chỉ ra rằng, trong điều kiện cụ thể của Việt Nam, con đường duy nhất phải theo là con đường cách mạng dân tộc dân chủ do Đảng tiên phong của giai cấp công nhân lãnh đạo đánh đổ đế quốc, thực dân, giành độc lập dân tộc, sau đó tiến lên thực hiện cách mạng xã hội chủ nghĩa. Ngày 19/5/1941, giữa vùng núi rừng Pắc Bó, theo sáng kiến của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc, Mặt trận Việt Minh ra đời giữa lúc nhân dân Việt Nam đang rên xiết trong cảnh một cổ hai tròng, vận mệnh dân tộc đang trong cảnh nước sôi lửa nóng.

Với một quyết tâm được xác định rõ trong chương trình của mình “làm cho nước Việt Nam được hoàn toàn độc lập, làm cho dân Việt Nam được sung sướng tự do”, Mặt trận Việt Minh đã giương cao ngọn cờ giải phóng dân tộc, tập hợp, đoàn kết mọi tầng lớp nhân dân trong cuộc đấu tranh giành độc lập tự do cho Tổ quốc. Sự thành lập và hoạt động của Việt Minh đã trở thành nhân tố cơ bản quyết định thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám 1945. Cách mạng Tháng Tám thành công, ngày 2/9/1945, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời, Nhà nước Công Nông đầu tiên ở Đông Nam Á, đánh dấu một mốc son chói lọi trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam; Chứng minh sự lãnh đạo tài tình, đúng đắn của Đảng Cộng sản Việt Nam, mà Chủ tịch Hồ Chí Minh là người sáng lập, rèn luyện. Tuy nhiên, nền độc lập của nước ta một lần nữa bị thực dân Pháp chà đạp, tháng 12/1946, Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh phát động toàn quốc kháng chiến với quyết tâm: Chúng ta thà hy sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, không chịu làm nô lệ. Với ý chí quyết tâm đó, quân và dân ta lần lượt đánh bại các kế hoạch chiến tranh của thực dân Pháp, đỉnh cao là chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu ngày 07/5/1954. Thắng lợi chiến dịch Điện Biên Phủ chấm dứt sự thống trị của thực dân Pháp ở nước ta, đưa miền Bắc tiến lên chủ nghĩa xã hội, làm hậu phương vững chắc cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Trong suốt 21 năm kiên trì đấu tranh kết thúc với cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975, đỉnh cao là Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc. Thắng lợi vĩ đại này, là một trong những trang chói lọi nhất của lịch sử dân tộc, là sự kiện có tầm quốc tế và có tính chất thời đại sâu sắc, mở ra một kỷ nguyên mới - kỷ nguyên của nước Việt Nam độc lập, thống nhất và đi lên chủ nghĩa xã hội.

Nhắc lại hành trình cứu nước 105 năm về trước của Chủ tịch Hồ Chí Minh, mỗi chúng ta đều khắc ghi sâu trong tim lòng biết ơn vô hạn đối với những hi sinh lớn lao mà Bác đã trải qua trong suốt 30 năm bôn ba tìm đường cứu nước. Đó là dấu mốc lịch sử quan trọng và thiêng liêng trong lịch sử dân tộc Việt Nam. Nay đất nước ta bước vào một thời đại mới, một kỷ nguyên mới, đang khoác trên mình diện mạo mới, đổi thay, hội nhập và ngày càng phát triển, toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta nguyện vững bước trên con đường cách mạng mà Đảng, Bác Hồ đã lựa chọn, xây dựng một nước Việt Nam giàu mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, “sánh vai với các cường quốc năm châu” như ước mong giản dị của Người!

Sinh viên Huỳnh Thị Kim Thoa


Các tin cùng thể loại
+ HOÀN CẢNH RA ĐỜI VÀ Ý NGHĨA CỦA NGÀY THƯƠNG BINH - LIỆT SỸ
+ Kỷ niệm 75 năm ngày thành lập QĐNDVN (22/12/1944 – 22/12/2019) và 30 năm ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 – 22/12/2019)
+ ĐẢNG BỘ TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG QUA CÁC KỲ ĐẠI HỘI (II)
+ KẾT LUẬN CỦA BAN BÍ THƯ Về việc tiếp tục chấn chỉnh công tác cán bộ để chuẩn bị tốt nhân sự đại hội đảng bộ các cấp và Đại hội XIII của Đảng
+ NHỮNG MỐC SON CHÓI LỌI TRÊN CHẶNG ĐƯỜNG 90 NĂM VINH QUANG CỦA ĐẢNG
+ Sinh hoạt chi bộ thường kỳ tháng 10 năm 2019
+ V.I LÊNIN - LÃNH TỤ VĨ ĐẠI CỦA GIAI CẤP CÔNG NHÂN VÀ NHÂN DÂN LAO ĐỘNG
+ Cơ chế phối hợp hoạt động giữa Đảng, chính quyền và các đoàn thể trong Khoa
+ Nghị quyết công tác tháng 11.2013
+ Báo cáo về kết quả triển khai thực hiện nghị quyết của cấp trên quý IV - 2013
+ Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội Chi bộ nhiệm kỳ 2012 - 2015
+ Chương trình hành động Phòng, chống tội phạm trong tình hình mới năm 2013
+ Kế hoạch học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh năm 2014
+ Ý nghĩa lịch sử vĩ đại của đại thắng mùa xuân năm 1975
+ Phân công nhiệm vụ cho các thành viên Hội đồng Thi đua khen thưởng Khoa nhiệm kỳ 2011 - 2016
+ Báo cáo về kết quả triển khai thực hiện nghị quyết của cấp trên quý III/2013
+ Nghị quyết công tác tháng 9/2013 gắn với việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
+ Chương trình hành động phòng, chống tội phạm trong tình hình mới năm 2014
+ Khai mạc lớp đối tượng kết nạp Đảng và đảng viên mới năm 2014
+ Hội nghị phổ biến, quán triệt Nghị quyết Trung ương 9, khóa XI
+ Hội nghị triển khai Đại hội Đảng các cấp nhiệm kỳ 2015 - 2020
+ Hội thảo khoa học 45 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh
+ Kế hoạch học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh năm 2015
+ Đại hội Chi bộ Khoa Khoa học Xã hội và Nhân văn nhiệm kỳ 2017 - 2020
+ Chặng đường 85 năm Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo cách mạng giành thắng lợi vĩ đại
+ Kỷ niệm 131 năm Ngày Quốc tế lao động (01/5/1886 - 01/5/2017)
+ Thông báo tham gia cuộc thi tìm hiểu truyền thống “55 năm Ngày mở đường Hồ Chí Minh trên biển”
+ Đảng bộ tỉnh Khánh Hòa thời kỳ đầu lành lập
+ Đảng bộ trường Đại học Nha Trang đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh
+ PGS.TS Nguyễn Thị Kim Anh - một tấm gương tiêu biểu trong giảng dạy và nghiên cứu khoa học
+ Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương - truyền thống văn hóa dân tộc
+ Vai trò của đảng viên sinh viên trong việc nâng cao chất lượng sinh hoạt chi đoàn
+ Vai trò của đảng viên sinh viên trong việc phát triển Đảng trong sinh viên
+ Chiến thắng biên giới phía Bắc bảo vệ độc lập, chủ quyền của dân tộc
+ Tỉnh Khánh Hòa phát huy truyền thống vẻ vang trong chiến đấu vào sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ tổ quốc
+ ĐẢNG BỘ TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG QUA CÁC KỲ ĐẠI HỘI (III)
+ ĐẢNG BỘ TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG QUA CÁC KỲ ĐẠI HỘI (I)
+ Tổ chức lễ kết nạp đảng viên mới