Cảm xúc Điện Biên  

Khoa Khoa học Chính trị 5/5/2014 3:38:44 PM
Cảm xúc của một cựu chiến binh trong cuộc hành trình về vùng đất lịch sử.

Chúng tôi lên Điện Biên vào một ngày giữa tháng Tư.

Vượt qua đèo Pha Đin và thị trấn Tuần Giáo nổi tiếng, thành phố Điện Biên hiện ra trước mắt. Điện Biên xanh ngắt cây cối như bao thành phố chúng tôi đã đi qua. Rất khó để hình dung ra chiến trường xưa cách đây 60 năm trên mảnh đất này.

Tháng 4, thời tiết Điện Biên bắt đầu nắng nóng. Chỉ còn lác đác mấy bông hoa ban nở muộn bên đường. Sức nóng càng được nâng lên khi nườm nượp những đoàn xe căng biểu ngữ “Về thăm Điện Biên” đổ về thành phố này. Cả nước đang hướng về đây!  

Chúng tôi háo hức muốn đến thăm ngay những địa danh lịch sử đã đi vào tình cảm bao nhiêu thế hệ. Nhưng công việc đầu tiên là phải tới Bảo tàng Điện Biên. 10 cựu chiến binh của Trường ĐHNT đại diện cho số anh em CCB đang công tác, học tập tại Trường mang đến tặng cho Bảo tàng bức tượng đồng bán thân của Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Đây là tấm lòng của tất cả CBVC Nhà trường dâng lên Đại tướng trong dịp lễ trọng đại này. Đây cũng là sản phẩm của làng đúc đồng nổi tiếng ở Ý Yên, Nam Định.


Đoàn công tác của Hội CCB bên tượng Đại tướng Võ Nguyên Giáp tại Bảo tàng Điện Biên

          Sau lễ tiếp nhận trang trọng, đ/c Trần Văn Tải, Chủ tịch Hội CCB Trường đã trả lời phỏng vấn của VTV4 và cùng anh em tham quan bảo tàng. Những hình ảnh, hiện vật nơi đây là bằng chứng cho chiến công oanh liệt của quân đội ta suốt 56 ngày đêm. Ở khu vực sa bàn và chiếu phim, chúng tôi bắt gặp một cặp vợ chồng già người Pháp đang lặng lẽ xem các thước phim tư liệu về trận Điện Biên. Tôi không rõ có phải đó là cựu binh Pháp trước đây hay là con em của họ, nhưng nhìn vào các cặp mắt đang chăm chú ấy, tôi đoán họ rất trân trọng trang sử hào hùng của Việt Nam đang diễn ra trước mắt và lý giải về quan hệ Việt – Pháp sau sự kiện này. Bất giác, những CCB chúng tôi đều cố gắng bước nhẹ.


Đ/c Trần Văn Tải, Chủ tịch Hội CCB Trường trả lời phỏng vấn của VTV4 

Theo chân cô hướng dẫn viên dân tộc Thái trắng, chúng tôi đến đồi A1, địa danh vô cùng nổi tiếng đã diễn ra trận công kích quyết định đêm mùng 6/4/1954 của quân đội ta. Căn hầm cố thủ của địch vẫn còn, hố bộc phá 1000 kg nổ cách đây 60 năm vẫn còn, xác chiếc xe tăng Bazeille vẫn còn đó, nhưng hình ảnh của quả đồi đẫm máu năm xưa không còn nữa. Rừng cây đã phủ kín hố bom đạn ngày nào. Chúng tôi đứng đây tưởng như tiếng hò reo xung phong của quân ta vẫn còn ầm vang khắp thung lũng Mường Thanh sau tiếng nổ phát lệnh tổng công kích của khối bộc phá này. Chúng tôi nghĩ, lên đây mà không đến A1 thì coi như chưa đến Điện Biên.


Tại căn hầm kiên cố nhất của cứ điểm A1

Gần A1 là đồi D1, ngọn đồi xảy ra các cuộc giằng co ác liệt nhằm đánh chiếm và tái chiếm giữa quân ta và quân Pháp trước đây, bây giờ được đặt tượng đài Chiến thắng Điện Biên. Bạn có thể xem trên TV và đọc sách báo nhiều đến đâu cũng không có được cảm giác đặc biệt khi lên đỉnh D1, ngắm tượng đài hùng vĩ dưới ánh nắng chói chang và phóng tầm mắt nhìn ra trung tâm thành phố cùng cánh đồng Mường Thanh xanh ngắt, lộng gió phía xa. Tất cả những người đến đây, kể cả những người đã chiến đấu và những kẻ hậu sinh, đều có cơ hội chiêm nghiệm cảm giác ấy. Nó là một điều gì đó xen kẽ giữa niềm tự hào chiến thắng và đau xót trước cái giá phải trả, giữa bom đạn ác liệt và sự bình yên, giữa tiếng vọng thiêng liêng của đồng đội thuở trước và hơi thở cuộc sống hiện tại ở Điện Biên.

Hầm sở chỉ huy quân Pháp được trùng tu và bảo quản cẩn thận. Những đường cong đặc trưng của căn hầm này đã xuất hiện quá nhiều trên sách báo. Chỉ có điều, nó nằm trong một vị trí thấp, khác với hình ảnh ta vẫn thấy. Đó là hình ảnh các chiến sĩ ta phất cờ trên nóc căn hầm này sáng mùng 7/5/1954. Trận chiến đã lùi xa 60 năm, vật đổi sao dời làm nó thấp đi chăng? Hay hình ảnh phất cờ chiến thắng kỳ vĩ đã tạo ra cảm giác đó? Có thể là cả hai. Nhưng khi đi vào bên trong, ngồi trên ghế của ĐờCátxtơri mới cảm thấy giá trị của ngày toàn thắng! Trước mắt chúng tôi như hiện lên hình ảnh 5 chiến sĩ của đại đội 360 gồm đại trưởng Tạ Quốc Luật, các chiến sĩ Nguyễn Lam, Đào Văn Hiếu, Hoàng Đăng Vinh, Bùi Văn Nhỏ xông vào nơi đây. Tưởng như tiếng quát dõng dạc bằng tiếng Pháp của đại trưởng Tạ Quốc Luật: “Bỏ súng xuống! Giơ tay lên! Các ông đã thua rồi, hãy đầu hàng đi và điện về Hà Nội ngừng ngay máy bay ném bom xuống Điện Biên Phủ!” vẫn còn vang vọng trong căn hầm này. Tiếng quát ấy và tiếng quát yêu cầu nội các Dương Văn Minh đầu hàng của trung đoàn phó Phạm Xuân Thệ tại Dinh Độc Lập trưa 30/4/1975: “Các ông đã bị bắt làm tù binh. Các ông phải tuyên bố đầu hàng vô điều kiện chứ không có gì để bàn giao!” chỉ là một. Đó là tiếng hào sảng của người chiến thắng trước những kẻ xâm lược bại trận!

Mường Phăng đón chúng tôi bằng tiếng chào chưa sõi của các em bé dân tộc Thái. Trên lối vào, các sản vật mộc mạc nơi đây được bà con mang ra bán cho du khách làm quà.

Men theo những con đường nhỏ trong rừng, chúng tôi đi qua các khu vực lán, hầm của bộ đội thông tin, hậu cần để đến nơi chỉ huy của Đại tướng. Đại bản doanh của chiến dịch nằm trong một khu rừng lặng lẽ, nhưng cách đây 60 năm chắc chắn là nơi diễn ra các cuộc đấu trí căng thẳng giữa ta và Pháp. Chiến trường ác liệt ngay bên kia của ngọn núi. Chúng tôi đi qua hầm ngầm chỉ huy và bỗng so sánh với căn hầm chỉ huy của đối phương. Đất mẹ mát lạnh trong căn hầm này khác xa với không khí ngột ngạt, nóng nực trong hầm Đờ Cát. Hơi đất cũng tham gia đánh giặc. Chỉ vậy thôi cũng đủ thấy vì sao chúng ta chiến thắng!


Bên tượng đài Chiến thắng Điện Biên

Điện Biên đang gấp rút chuẩn bị cho ngày lễ lớn. Chỉ tiếc một điều là không còn thời gian đến những địa danh nổi tiếng khác như sân bay Mường Thanh, Him Lam, Bản Kéo…Cô hướng dẫn viên cho chúng tôi biết Điện Biên đang có kế hoạch trùng tu để một ngày không xa du khách sẽ được đến thăm.

Tạm biệt Điện Biên. Đường đèo quanh co, ngắm nhìn núi non hùng vĩ vùng Tây Bắc đẹp như tranh vẽ, mới biết giá trị của chiến thắng và xương máu dân tộc đã đổ xuống. Khắp nơi trên chặng đường chúng tôi đã đi qua và ghé thăm, giá trị ấy tồn tại ở khắp mọi nơi trên Tổ quốc Việt Nam: linh thiêng như đỉnh non cao Yên Tử hay lưu luyến như tiếng hát chị Hai Quan họ; hùng vĩ tôn nghiêm khi đứng trước biển trời Vũng Chùa hay xúc động khi đến Ngã Ba Đồng Lộc, Hang Tám cô; lắng nghiêm trong khói hương Nghĩa trang Liệt sĩ Trường Sơn hay lãng mạn khi đắm mình giữa non nước Tràng An… Đâu đâu cũng dày đặc những địa danh mang hồn thiêng của núi sông đất Việt…

Điều đó cắt nghĩa vì sao chúng ta có tầm vóc Điện Biên, 30/4 và có ngày hôm nay.

VXQ


Các tin cùng thể loại
+ CHIẾN THẮNG ĐIỆN BIÊN PHỦ - MỐC SON CỦA NGHỆ THUẬT QUÂN SỰ VIỆT NAM
+ Truyền thống vẻ vang của Hội Cựu chiến binh Việt Nam
+ Giải Futsal HDBank Vô địch Quốc gia 2020 và Futsal sinh viên đồng hành 2020 diễn ra tại Trường ĐH Nha Trang
+ Đại sứ sinh viên NTU: Tuổi trẻ "Cho đi để nhận lại"
+ Trường Đại học Nha Trang đăng cai tổ chức Hội thảo Câu lạc bộ Khoa học – Công nghệ các trường ĐH Kỹ thuật năm 2020
+ Thúc đẩy hợp tác về đào tạo và nghiên cứu với Trường Đại học Kỹ thuật Liberec
+ Tăng cường biện pháp phòng chống dịch bệnh khi quay lại với các hoạt động dạy và học
+ Trở lại biên giới
+ Cuộc thi Ý tưởng khởi nghiệp NTU 2020 nhận hồ sơ tham gia đến hết 30/07/2020
+ Giảng viên, sinh viên quốc tế hưởng ứng tinh thần phòng chống dịch Covid - 19
+ Hội cựu chiến binh Trường Đại học Nha Trang thăm và tặng quà cho các Cựu chiến binh có hoàn cảnh khó khăn
+ Công dân tích cực – những đại sứ hành động vì cộng đồng
+ Kỷ niệm 110 năm Ngày sinh đồng chí Hoàng Văn Thụ (4/11/1909 - 4/11/2019), lãnh đạo tiền bối tiêu biểu của Đảng.
+ Sinh viên hào hứng với những thử thách rèn luyện phòng chống dịch bệnh
+ Trường ĐH Nha Trang ủng hộ hơn 2 tấn gạo cho người dân gặp khó khăn vì dịch bệnh Covid-19
+ Nghị quyết của Đảng về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường.
+ 6 dự án đạt giải cuộc thi Ý tưởng Khởi nghiệp NTU 2019
+ Con đường cứu nước của Hồ Chí Minh
+ Đại thắng Mùa xuân 1975 – nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử
+ Cuộc tổng tuyển cử đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (6-1-1946)
+ Huỳnh Thúc Kháng - Người chí sĩ yêu nước cương trực
+ Tìm hiểu cuộc đời và sự nghiệp cách mạng anh hùng Lý Tự Trọng
+ Lịch sử Ngày Quốc tế Lao động 1-5
+ Giỗ Tổ Hùng Vương "Uống nước nhớ nguồn"
+ Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh là học tập những giá trị, tinh hoa văn hóa dân tộc
+ Nguyễn Văn Chính - Chàng sinh viên Khoa Cơ khí năng động và giàu nghị lực
+ Sinh viên Lê Thị Ái Ly “Tuổi trẻ sống là để học tập và cống hiến hết mình cho xã hội”.
+ Những bài học sau 54 năm xây dựng và phát triển Trường Đại học Nha Trang
+ Mãi ghi nhớ lời căn dặn của Đại tướng với Nhà trường cách đây 30 năm
+ Cách mạng Tháng Mười Nga - ngọn cờ hiệu triệu hòa bình cho nhân loại
+ Ý nghĩa lịch sử sự ra đời Đảng Cộng sản Việt Nam
+ Lịch sử ra đời của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh
+ Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước và bước ngoặt của cách mạng Việt Nam
+ Những bài học sau 55 năm xây dựng và phát triển Trường Đại học Nha Trang
+ Đại học Nha Trang - 55 năm thực hiện sứ mệnh đào tạo nhân lực trình độ cao
+ Thư viện Đại học Nha Trang đưa vào sử dụng hệ thống giao dịch và an ninh hiện đại
+ Thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, không ngừng nâng cao đời sống của nhân dân
+ Cuộc Tổng tuyển cử đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
+ Di chúc của Bác Hồ về thực hành tiết kiệm chống lãng phí
+ Hiệp định Paris - Thắng lợi có ý nghĩa lịch sử của nhân dân Việt Nam
+ Kỷ niệm 74 năm ngày Bác Hồ về nước trực tiếp lãnh đạo cách mạng (28/1/1941 - 28/1/2015)
+ Giáo sư Phan Văn Trường chia sẻ về Nghệ thuật quản trị Trường Đại học
+ Nội dung cơ bản của học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh
+ Hòa nhập để học tập hiệu quả từ những hoạt động ngoại khóa của sinh viên quốc tế
+ Đo thân nhiệt và khảo sát dịch tễ sinh viên khi quay lại Trường học