Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước và bước ngoặt của cách mạng Việt Nam 

Khoa Khoa học Chính trị 6/4/2014 10:32:45 AM
Với sự nhạy cảm chính trị đặc biệt của một lãnh tụ thiên tài, Nguyễn ái Quốc đã tìm cách ra đi, để rồi tìm cách trở về Tổ quốc, trở về trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam trước những bước ngoặt của tình thế đã được Người dự đoán.

    Những năm tháng hoạt động ở nước ngoài  và tìm thấy nguồn sáng tương lai

    Ngày 5/6/1911,  từ Bến Nhà Rồng, Tất Thành đổi tên là Văn Ba và lên đường sang Pháp với nghề phụ bếp trên chiếc tàu buôn Đô đốc Latouche-Tréville, với mong muốn học hỏi những tinh hoa và tiến bộ từ các nước phương Tây. Sau khi ở Hoa kỳ một năm (cuối năm 1912 - cuối năm 1913), Văn Ba quay trở lại nước Anh làm nghề cào tuyết, đốt lò rồi phụ bếp cho khách sạn. Cuối năm 1917, Văn Ba trở lại nước Pháp, sống và hoạt động ở đây cho đến năm 1923.

   Ngày 19/6/1919, thay mặt Hội những người An Nam yêu nước, Nguyễn Tất Thành đã mang tới Hội nghị Hòa bình Vec xây (Versailles) bản Yêu sách của nhân dân An Nam gồm 8 điểm để kêu gọi lãnh đạo các nước Đồng Minh áp dụng lý tưởng của Tổng thống Wilsoc cho các lãnh thổ thuộc địa của Pháp ở Đông Nam Á, và Tất Thành đã trao tận tay Tổng thống Pháp cùng các đoàn đại biểu đến dự hội nghị. Bản yêu sách này do một nhóm các nhà ái quốc Việt Nam sống ở Pháp, trong đó có Phan Châu Trinh, Phan Văn Trường và Nguyễn Tất Thành cùng viết và được ký tên chung một cái tên là Nguyễn Ái Quốc. Từ đây, Nguyễn Tất Thành công khai nhận mình là Nguyễn Ái Quốc và sử dụng tên này trong suốt 30 năm sau đó.

     Năm 1920, Nguyễn Ái Quốc đọc “Luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa” của Lênin, để rồi Nguyễn Ái Quốc giác ngộ và đi theo chủ nghĩa cộng sản. Anh tham dự Đại hội lần thứ 18 của Đảng Xã hội Pháp tại Tua (Tours), được tổ chức từ ngày 25 đến ngày 30 tháng 12 năm 1920 với tư cách là đại biểu Đông Dương của Đảng Xã hội Pháp, đồng thời trở thành một trong những sáng lập viên của Đảng Cộng sản Pháp và tách khỏi Đảng Xã hội. Luận cương của V.I.Lênin đã gây cho Nguyễn Ái Quốc một cảm xúc mạnh mẽ. Sau này Người kể lại: “Luận cương của Lênin làm tôi rất cảm động, phấn khởi, sáng tỏ, tin tưởng biết bao. Tôi vui mừng đến phát khóc lên”.

      Qua Luận cương, Nguyễn Ái Quốc đã tìm thấy sự ủng hộ, tìm thấy chỗ dựa, tìm thấy nguồn sức mạnh để vươn tới cái đích của cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc - đã được chỉ rõ là sự chiến thắng của Chính quyền Xô viết với chủ nghĩa đế quốc thế giới.

   Những điều này đã giải đáp những băn khoăn thắc mắc của Nguyễn Ái Quốc trước câu hỏi: Đứng về Quốc tế nào trong các cuộc tranh luận diễn ra ở các cuộc họp của Đảng Xã hội Pháp ? Và Nguyễn Ái Quốc đã có câu trả lời rõ ràng: Đứng về Quốc tế III của Lênin, bởi vì: “Chúng tôi thấy rằng việc Đảng Xã hội gia nhập Quốc tế III có nghĩa là Đảng hứa một cách cụ thể rằng từ nay Đảng sẽ đánh giá đúng tầm quan trọng của vấn đề thuộc địa”.

     Ngày 30/12/1920, tại Đại hội Tua, Nguyễn Ái Quốc đã trở thành một trong những sáng lập viên của Đảng Cộng sản Pháp và bỏ phiếu tán thành tham gia Quốc tế III. Nguyễn Ái Quốc đã chính thức trở thành một chiến sĩ cộng sản đấu tranh cho lý tưởng của chủ nghĩa Mác - Lênin.

    Sự gặp gỡ tư tưởng Nguyễn Ái Quốc - Lênin này phản ánh những nhu cầu đang đặt ra của lịch sử là xác định một con đường đúng đắn cho cuộc đấu tranh giải phóng của dân tộc Việt Nam nói riêng và các dân tộc thuộc địa nói chung.

     Năm 1921, Nguyễn Ái Quốc cùng một số nhà cách mạng thuộc địa Pháp lập ra Hội Liên hiệp Thuộc địa (Union intercoloniale - Association des indigènes de toutes les colonies) nhằm tập hợp các dân tộc bị áp bức đứng lên chống chủ nghĩa đế quốc.

     Năm 1922, Nguyễn Ái Quốc cùng một số nhà cách mạng thuộc địa lập ra báo Le Paria (Người cùng khổ). Anh trực tiếp làm chủ nhiệm, kiêm chủ bút, nhằm tố cáo chính sách đàn áp, bóc lột của chủ nghĩa đế quốc nói chung và thực dân Pháp nói riêng. Tác phẩm “ Bản án chế độ thực dân Pháp” bằng tiếng Pháp (Procès de la colonisation française) do Nguyễn Ái Quốc viết được xuất bản năm 1925, đã tố cáo chính sách thực dân tàn bạo của thực dân Pháp và đề cập đến phong trào đấu tranh của các dân tộc thuộc địa.

     Tháng 6/1923, Nguyễn Ái Quốc đến Moskva học tập tại Trường Đại học Phương Đông. Tại đây, Nguyễn Ái Quốc đã được mời tham dự Hội nghị lần thứ nhất Quốc tế Nông dân (họp từ ngày 12 đến ngày 15 tháng 10 năm 1923) và được bầu vào Ban chấp hành và Đoàn Chủ tịch Quốc tế Nông dân. Tại Đại hội lần thứ 5 Đệ Tam Quốc tế (họp từ ngày 17 tháng 6 đến ngày 8 tháng 7 năm 1924), Nguyễn Ái Quốc được cử làm Ủy viên Ban Phương Đông, phụ trách Cục Phương Nam.

     Năm 1924, tại thành phố Moskva, Nguyễn Ái Quốc viết và nộp cho tổ chức Đệ Tam Quốc tế một bản Báo cáo về tình hình Bắc Kỳ, Trung Kỳ và Nam Kỳ. Nhận thấy phong trào đấu tranh giai cấp tại Việt Nam có sự khác biệt với phong trào đấu tranh giai cấp bên Tây phương đương thời, Nguyễn Ái Quốc có nhận xét về các tầng lớp địa chủ, tăng lữ,... của Việt Nam như sau:

“Những địa chủ ở đây chỉ là những tên lùn tịt bên cạnh những người trùng tên với họ ở châu Âu và châu Mỹ (…). Không có vốn liếng gì lớn…, đời sống của địa chủ cũng chẳng có gì là xa hoa”, “An Nam chưa bao giờ có tăng lữ…”.

     Cuối năm 1924, Nguyễn Ái Quốc rời  Liên Xô tới Quảng Châu, lấy tên là Lý Thụy, làm phiên dịch trong phái đoàn cố vấn của Chính phủ Liên Xô, bên cạnh Chính phủ Trung Hoa Dân quốc, do Mikhail Markovich Borodin làm Trưởng đoàn.

     Năm 1925, Nguyễn Ái Quốc thành lập Tổ chức Việt Nam Thanh niên Cách mạng Đồng chí Hội ở Quảng Châu (Trung Quốc) để truyền bá chủ nghĩa Marx - Lênin (thường được phiên âm là Mác–Lê-nin) vào Việt Nam. Cuốn Đường Kách mệnh, mà Nguyễn Ái Quốc là tác giả, tập hợp các bài giảng tại các lớp huấn luyện chính trị của Việt Nam Thanh niên Cách mạng Đồng chí Hội, được xuất bản năm 1927.

    Cùng năm 1925, Nguyễn Ái Quốc tham gia thành lập Hội Liên hiệp các dân tộc bị áp bức ở Á Đông, do Liêu Trọng Khải, một cộng sự thân tín của Tôn Dật Tiên, làm Hội trưởng và Nguyễn Ái Quốc làm Bí thư. Song, do Tưởng Giới Thạch khủng bố các nhà Cách mạng Cộng sản Trung Quốc và Việt Nam, Nguyễn Ái Quốc rời Quảng Châu đi Hương Cảng, rồi sang Liên Xô.

     Tháng 11/1927, Nguyễn Ái Quốc được cử đi Pháp, rồi từ đó đi dự cuộc họp Đại hội đồng của Liên đoàn chống đế quốc từ ngày 9 đến ngày 12/12/1927 tại Brussel, Bỉ.

    Mùa thu 1928, Nguyễn Ái Quốc từ Châu Âu đến Xiêm La (Thái Lan), với bí danh Thầu Chín để tuyên truyền và huấn luyện cho Việt kiều tại Xiêm.

     Cuối năm 1929, Người rời khỏi Thái Lan và sang Trung Quốc.

    Ngày 3/2/1930, tại Cửu Long, thuộc Hương Cảng, Trung Quốc, Nguyễn Ái Quốc thống nhất ba tổ chức đảng cộng sản thành Đảng Cộng sản Việt Nam (sau đó đổi tên là “Đảng Cộng sản Đông Dương”, rồi đổi thành “Đảng Lao Động Việt Nam” và nay là “Đảng Cộng sản Việt Nam”).

    Tháng 3/1930, Nguyễn Ái Quốc trở lại Thái Lan trong một thời gian ngắn, sau đó quay lại Trung Hoa.

    Năm 1931, dưới tên giả là Tống Văn Sơ (Sung Man Ch'o), Nguyễn Ái Quốc bị nhà cầm quyền Hương Cảng bắt giam với ý định trao cho Chính quyền Pháp ở Đông Dương. Nhưng sau đó nhờ có sự biện hộ và giúp đỡ tận tình của luật sư Lo giơ bai (Frank Loseby), Tống Văn Sơ được thả ngày 28 tháng 12 năm 1932. Sau đó, Nguyễn Ái Quốc đi Thượng Hải rồi bí mật quay trở lại Liên Xô.

     Nguyễn Ái Quốc đến Moskva vào mùa xuân năm 1934. Với bí danh Lin và được bố trí học tập ở Trường Quốc tế Lênin (1934-1935). Thời gian này Nguyễn Ái Quốc đã tham dự Đại hội lần thứ 7 Đệ Tam Quốc tế (tổ chức từ ngày 25 tháng 7 đến ngày 20/8/1935) với vai trò Quan sát viên của Ban Thư ký Dalburo với tên Linov.

    Năm 1938, Nguyễn Ái Quốc trở lại Trung Quốc. Trong vai thiếu tá Bát Lộ quân, tên gọi Hồ Quang. Nguyễn Ái Quốc được bố trí công tác tại Văn phòng Bát Lộ quân Quế Lâm, sau đó chuyển đi Quý Dương, Côn Minh rồi đến Diên An, căn cứ đầu não của Đảng Cộng sản Trung Quốc và Hồng quân Trung Quốc mùa đông 1938.

     Nguyễn Ái Quốc chính là người đảm nhận nhiệm vụ lịch sử đó. Ánh sáng của tư tưởng Lênin đã soi rọi cho Nguyễn Ái Quốc con đường đấu tranh giải phóng, không chỉ cho dân tộc Việt Nam mà còn cho tất cả các dân tộc còn đang bị áp bức. Luận cương của V.I.Lênin chính là tia sáng đầu tiên của dòng ánh sáng đó.

    Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc cùng Đảng ta lãnh đạo công cuộc cách mạng của nhân dân ta thực hiện thắng lợi quan điểm: Bạo lực cách mạng chống bạo lực phản cách mạng, giành chính quyền và bảo vệ chính quyền

   Từ những chặng đầu tiên trong sự nghiệp cách mạng vĩ đại của mình, Nguyễn Ái Quốc đã nhận thức rõ con đường tiến lên của Cách mạng Việt Nam là con đường bạo lực cách mạng vô sản. Bởi, độc lập tự do không thể cầu xin mà có... Trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân cần phải dùng bạo lực cách mạng chống lại bạo lực phản cách mạng, giành lấy chính quyền và bảo vệ chính quyền. Quan điểm đó xuyên suốt trong cả quá trình Hồ Chí Minh lãnh đạo Cách mạng Việt Nam.

     Hội nghị Trung ương lần thứ 8 cũng là mốc lịch sử đánh dấu bước phát triển hoàn thiện tư tưởng Hồ Chí Minh về vũ trang khởi nghĩa ở Việt Nam. Đó là cuộc khởi nghĩa vũ trang giành độc lập dân tộc do toàn thể dân tộc tiến hành “Đó là một cuộc đấu tranh to tát về chính trị và quân sự”.

     Sau khi Bác về nước, trong những năm 1941 - 1944, những đội du kích, đội tự vệ được xây dựng ở nhiều xã, nhiều huyện thuộc tỉnh Cao Bằng. Những trung đội cứu quốc quân 1, 2, 3 - lực lượng vũ trang cách mạng được duy trì sau cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn tiếp tục được củng cố. Đây là lực lượng nòng cốt hỗ trợ cho phong trào đấu tranh cách mạng của quần chúng đang dâng cao, đặc biệt trong các tỉnh thuộc khu giải phóng Cao Bằng, Lạng Sơn, Thái Nguyên.

     Trong khí thế đang lên của phong trào cách mạng, tháng 5/1944, Tổng bộ Việt Minh ra chỉ thị: “Về sửa soạn khởi nghĩa”. Tháng 10/1944, Trung ương Đảng lại ra lời kêu gọi: “Sắm vũ khí đuổi thù chung”. Các địa phương ra sức củng cố xây dựng lực lượng vũ trang, tìm kiếm vũ khí, chuẩn bị khởi nghĩa giành chính quyền... Phong trào chuẩn bị khởi nghĩa sôi nổi lan rộng.

     Tuy nhiên, Hồ Chí Minh cũng chỉ rõ những bước phát triển của lực lượng vũ trang và việc chuẩn bị vũ trang khởi nghĩa phải phù hợp với sự phát triển của tình thế cách mạng. Vấn đề quan trọng nhất là phải có đường lối chiến lược và sách lược cách mạng đúng đắn, phải chuẩn bị lực lượng đầy đủ, tạo thời cơ và nắm vững thời cơ, để khi thời cơ đến có thể nhanh chóng huy động lực lượng chớp thời cơ giành thắng lợi.

     Đến tháng 7/1945, phát xít Đức, Italia đã bại trận trên chiến trường châu Âu, ở châu Á, phát xít Nhật đang trên đường thất bại và sụp đổ. Dù đang ốm nặng giữa rừng Tân Trào, Hồ Chí Minh vẫn chỉ thị cho các đồng chí: “Lúc này thời cơ thuận lợi đã tới, dù hy sinh tới đâu, dù phải đốt cháy cả dãy Trường Sơn cũng phải kiên quyết giành cho được độc lập”. Chúng ta phải giành độc lập trước khi quân đồng minh vào.

     Thắng lợi của Cách mạng tháng Tám là kết quả của sự kết hợp chặt chẽ giữa đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang, giữa phát triển phong trào quần chúng, xây dựng căn cứ địa cách mạng, chuẩn bị lực lượng chính trị và nhạy bén chớp thời cơ phát động toàn dân đứng dậy tiến hành tổng khởi nghĩa giành chính quyền.

    Mở cửa để Cách mạng Việt Nam thành một phần của cách mạng thế giới

   Từ kinh nghiệm đúc rút được qua ba mươi năm dôn ba, hoạt động ở nước ngoài, nên khi về nước trực tiếp chỉ đạo Cách mạng Việt Nam, đồng chí Nguyễn Ái Quốc cũng đã mang theo những nhận định mới về tình hình thế giới và đề ra sách lược đối ngoại cho Cách mạng Việt Nam.

     Là chiến sĩ cách mạng có kinh nghiệm hoạt động quốc tế lâu năm, luôn luôn theo dõi sát những diễn biến của tình hình, Nguyễn Ái Quốc có những nhận định quan trọng về tình hình thế giới cũng như đề ra những quyết sách cho Cách mạng Việt Nam trong bối cảnh Chiến tranh Thế giới thứ II đang lan rộng: “Cuộc chiến tranh này gây ra nhiều tai họa cho nhân loại nhưng nó sẽ đẻ ra nhiều nước xã hội chủ nghĩa, do đó mà cách mạng nhiều nước sẽ thành công”. Đây là nhận định của Nguyễn Ái Quốc khi các kẻ thù của dân tộc lao vào cuộc chiến tranh sẽ tạo những cơ hội quý báu cho công cuộc giải phóng của nhân dân Việt Nam.

      Người cũng truyền đạt và bồi dưỡng những nhận thức về tình hình quốc tế cho nhiều cán bộ trong các lớp bồi dưỡng chính trị cấp tốc, truyền cho họ sự tin tưởng vào thắng lợi của Cách mạng Việt Nam, thắng lợi của cách mạng các nước thuộc địa và cách mạng thế giới nói chung.

       Nguyễn Ái Quốc đã đặt Cách mạng Việt Nam trong bối cảnh chung của cuộc đấu tranh của toàn nhân loại chống chủ nghĩa phát xít. Nguyễn Ái Quốc tìm cách đặt mối liên hệ với đồng minh cho Cách mạng Việt Nam, để cuộc đấu tranh giành độc lập của nhân dân Việt Nam hòa nhập trong cuộc đấu tranh chung của toàn nhân loại.

      Người cũng là đầu mối trực tiếp trong nhiều mối quan hệ với các nước đồng minh, để Cách mạng Việt Nam có cơ hội nhận được những sự giúp đỡ trực tiếp bằng vật chất cho cuộc kháng Nhật cứu nước nhưng điều quan trọng hơn là tạo ra những tiền đề cho việc xác lập vị thế của nước Việt Nam độc lập trên trường quốc tế sau này.

    Trong cả cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, Hồ Chí Minh luôn chú ý đến việc mở rộng cánh cửa để Cách mạng Việt Nam trở thành một bộ phận của cách mạng thế giới, để cuộc đấu tranh của nhân dân Việt Nam là một bộ phận của cuộc đấu tranh của nhân loại tiến bộ vì hòa bình và những giá trị nhân đạo.

Tô Thị Hiền Vinh


Các tin cùng thể loại
+ CHIẾN THẮNG ĐIỆN BIÊN PHỦ - MỐC SON CỦA NGHỆ THUẬT QUÂN SỰ VIỆT NAM
+ Truyền thống vẻ vang của Hội Cựu chiến binh Việt Nam
+ Giải Futsal HDBank Vô địch Quốc gia 2020 và Futsal sinh viên đồng hành 2020 diễn ra tại Trường ĐH Nha Trang
+ Đại sứ sinh viên NTU: Tuổi trẻ "Cho đi để nhận lại"
+ Trường Đại học Nha Trang đăng cai tổ chức Hội thảo Câu lạc bộ Khoa học – Công nghệ các trường ĐH Kỹ thuật năm 2020
+ Thúc đẩy hợp tác về đào tạo và nghiên cứu với Trường Đại học Kỹ thuật Liberec
+ Tăng cường biện pháp phòng chống dịch bệnh khi quay lại với các hoạt động dạy và học
+ Trở lại biên giới
+ Cuộc thi Ý tưởng khởi nghiệp NTU 2020 nhận hồ sơ tham gia đến hết 30/07/2020
+ Giảng viên, sinh viên quốc tế hưởng ứng tinh thần phòng chống dịch Covid - 19
+ Hội cựu chiến binh Trường Đại học Nha Trang thăm và tặng quà cho các Cựu chiến binh có hoàn cảnh khó khăn
+ Công dân tích cực – những đại sứ hành động vì cộng đồng
+ Kỷ niệm 110 năm Ngày sinh đồng chí Hoàng Văn Thụ (4/11/1909 - 4/11/2019), lãnh đạo tiền bối tiêu biểu của Đảng.
+ Sinh viên hào hứng với những thử thách rèn luyện phòng chống dịch bệnh
+ Trường ĐH Nha Trang ủng hộ hơn 2 tấn gạo cho người dân gặp khó khăn vì dịch bệnh Covid-19
+ Nghị quyết của Đảng về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường.
+ 6 dự án đạt giải cuộc thi Ý tưởng Khởi nghiệp NTU 2019
+ Con đường cứu nước của Hồ Chí Minh
+ Đại thắng Mùa xuân 1975 – nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử
+ Cuộc tổng tuyển cử đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (6-1-1946)
+ Huỳnh Thúc Kháng - Người chí sĩ yêu nước cương trực
+ Tìm hiểu cuộc đời và sự nghiệp cách mạng anh hùng Lý Tự Trọng
+ Lịch sử Ngày Quốc tế Lao động 1-5
+ Giỗ Tổ Hùng Vương "Uống nước nhớ nguồn"
+ Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh là học tập những giá trị, tinh hoa văn hóa dân tộc
+ Nguyễn Văn Chính - Chàng sinh viên Khoa Cơ khí năng động và giàu nghị lực
+ Sinh viên Lê Thị Ái Ly “Tuổi trẻ sống là để học tập và cống hiến hết mình cho xã hội”.
+ Những bài học sau 54 năm xây dựng và phát triển Trường Đại học Nha Trang
+ Mãi ghi nhớ lời căn dặn của Đại tướng với Nhà trường cách đây 30 năm
+ Cách mạng Tháng Mười Nga - ngọn cờ hiệu triệu hòa bình cho nhân loại
+ Ý nghĩa lịch sử sự ra đời Đảng Cộng sản Việt Nam
+ Lịch sử ra đời của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh
+ Cảm xúc Điện Biên
+ Những bài học sau 55 năm xây dựng và phát triển Trường Đại học Nha Trang
+ Đại học Nha Trang - 55 năm thực hiện sứ mệnh đào tạo nhân lực trình độ cao
+ Thư viện Đại học Nha Trang đưa vào sử dụng hệ thống giao dịch và an ninh hiện đại
+ Thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, không ngừng nâng cao đời sống của nhân dân
+ Cuộc Tổng tuyển cử đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
+ Di chúc của Bác Hồ về thực hành tiết kiệm chống lãng phí
+ Hiệp định Paris - Thắng lợi có ý nghĩa lịch sử của nhân dân Việt Nam
+ Kỷ niệm 74 năm ngày Bác Hồ về nước trực tiếp lãnh đạo cách mạng (28/1/1941 - 28/1/2015)
+ Giáo sư Phan Văn Trường chia sẻ về Nghệ thuật quản trị Trường Đại học
+ Nội dung cơ bản của học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh
+ Hòa nhập để học tập hiệu quả từ những hoạt động ngoại khóa của sinh viên quốc tế
+ Đo thân nhiệt và khảo sát dịch tễ sinh viên khi quay lại Trường học