Di chúc của Bác Hồ về thực hành tiết kiệm chống lãng phí 

Khoa Khoa học Chính trị 11/12/2014 9:18:32 AM
45 năm thực hiện Di chúc Bác Hồ.

Trước lúc đi xa, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã để lại cho toàn Đảng, toàn dân ta bản Di chúc lịch sử. Di chúc của người là một văn kiện lịch sử vô giá, kết tinh trong đó tinh hoa, tư tưởng, đạo đức và tâm hồn cao đẹp của Người; là những lời dặn chứa chan tình cảm của Người cho toàn Đảng, toàn dân và là di sản tinh thần vô giá để lại cho muôn đời con cháu. Di chúc cũng là những suy nghĩ, trăn trở, tâm huyết của Người về vấn đề xây dựng Đảng, về cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của dân tộc ta, về nhân dân lao động, về bồi dưỡng cách mạng cho thế hệ sau, về phong trào đoàn kết quốc tế...

Bên cạnh đó, Di chúc của Người còn gây xúc động mạnh mẽ cho hàng triệu trái tim người dân Việt Nam khi nói đến việc riêng. Người chỉ dành vài dòng nói về việc riêng của mình "Sau khi tôi qua đời, chớ nên tổ chức điếu phúng linh đình để khỏi lãng phí thì giờ và tiền bạc của nhân dân. Tôi yêu cầu thi hài tôi được đốt đi, tức là "hoả táng". Tôi mong rằng cách "hoả táng" sau này sẽ được phổ biến. Vì như thế đối với người sống đã tốt về mặt vệ sinh, lại không tốn đất ruộng. Khi ta có điện thì điện táng càng tốt hơn".

Những lời dặn của Người về việc tang lễ khi Người đi xa là việc rất riêng tư nhưng vẫn vì công việc chung của đất nước, vì tình thương yêu vô hạn với đồng bào. Đó chính là những lời dạy về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.

Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng, Bác luôn quan tâm đến việc tăng gia sản xuất, thực hành tiết kiệm, chống tham ô, lãng phí và điều đó có một ý nghĩa đặc biệt trong cuộc kháng chiến chống xâm lược, giành độc lập dân tộc cũng như trong hoà bình, xây dựng, kiến thiết nước nhà. Không phải đến lúc chuẩn bị cho việc sẽ "đi xa" Bác mới đề cập đến vấn đề này mà chỉ một ngày sau khi thành lập nước, khi nói về những nhiệm vụ cấp bách của Nhà nước Việt Nam Dân chủ cộng hoà, Người đã nhấn mạnh: "Chế độ thực dân đã đầu độc dân ta với rượu và thuốc phiện; nó đã dùng mọi thủ đoạn hòng hủ hoá dân tộc chúng ta bằng những thói xấu, lười biếng, gian dảo, tham ô và những thói xấu khác. Chúng ta có nghĩa vụ cấp bách là phải giáo dục lại nhân dân chúng ta... Tôi đề nghị mở một chiến dịch giáo dục lại tư tưởng nhân dân bằng cách thực hiện cần, kiệm, liêm, chính”.

Theo Bác, thực hành “cần, kiệm, liêm, chính” là nền tảng của đạo đức cách mạng, của người cán bộ cách mạng. Người đã chỉ ra một cách cụ thể tiết kiệm là gì? Vì sao phải tiết kiệm? Tiết kiệm những gì? và ai cần tiết kiệm? Người khẳng định: “Một dân tộc biết cần, kiệm, biết liêm là một dân tộc giàu về vật chất, mạnh về tinh thần; là một dân tộc văn minh tiến bộ”. Bác dạy “Nếu mỗi người tiết kiệm một chút, sản xuất một chút, góp lại sẽ thành một số rất to; Chớ tưởng tiết kiệm những cái cỏn con như mẩu giấy, ngòi bút là không có ảnh hưởng. Một người như thế, trăm người như thế, vạn người như thế, công quỹ đã bớt được một số tiền đáng kể, lấy ở mồ hôi, nước mắt dân nghèo mà ra.” “Tiết kiệm không phải là bủn xỉn, khi không nên tiêu xài thì một đồng xu cũng không nên tiêu. Khi có việc đáng làm, việc ích lợi cho đồng bào, cho Tổ quốc, thì dù bao nhiêu công, tốn bao nhiêu của cũng vui lòng. Như thế mới đúng là tiết kiệm”. Người luôn hiểu rằng “Một hột gạo, một đồng tiền, tức là một số mồ hôi nước mắt của đồng bào”.

Đi đôi với việc thực hành tiết kiệm phải chống lãng phí, chống bệnh quan liêu, vì theo Bác, ruộng đất, máy móc không tự nó làm ra của cải mà phải do sức lao động của con người sáng tạo nên. Do đó, nếu làm ra được bao nhiêu lại tiêu xài hết bấy nhiêu thì không lại hoàn không; “sản xuất mà không tiết kiệm thì như gió vào nhà trống”. “Tuy không trộm cắp của công như tham ô, nhưng lãng phí cũng làm cho nhân dân và chính phủ thiệt thòi, hao tổn, kết quả thì lãng phí cũng có tội như tham ô”. Bác nghiêm khắc phê phán những việc làm gây ra sự lãng phí, tổn thất về thời gian, sức lao động, vật tư, tiền bạc của nhân dân và nhà nước. Bác chỉ rõ, nguồn gốc của việc gây ra bệnh lãng phí, đó là bệnh quan liêu và “hoặc vì lập kế hoạch không chu đáo, hoặc tính toán không cẩn thận”, “hoặc vì bệnh hình thức xa xỉ phô trương” “hoặc vì thiếu tinh thần bảo vệ của công”. Vì thế phải kiên quyết chống bệnh lãng phí, chống thói họp lu bù, chống việc làm ẩu để sản phẩm làm ra không sử dụng được, chống việc liên hoan ăn uống bừa bãi. Hoang phí cũng là một tội ác bởi chính nó đã góp phần không nhỏ trong việc gây nên những tiêu cực của xã hội.

Muốn làm tốt việc tiết kiệm, chống tham ô, lãng phí, chống bệnh quan liêu thì cán bộ, đảng viên phải gương mẫu thực hành trước và phải biến nó thành một phong trào quần chúng rộng rãi. Trong buổi bế mạc Hội nghị cán bộ lần thứ 6 của Đảng, ngày 18-01-1949, Bác nhấn mạnh “Quần chúng chỉ quý mến những người có tư cách, đạo đức. Muốn hướng dẫn nhân dân, mình phải làm mực thước cho người ta bắt chước... Hô hào tiết kiệm, mình phải tiết kiệm trước”.

Cùng với những lời dạy về thực hành tiết kiệm, chống tham ô, lãng phí, chống bệnh quan liêu, cuộc đời của Người chính là tấm gương mẫu mực, minh chứng về đạo đức cách mạng: cần, kiệm, liêm chính để toàn Đảng, toàn dân học tập, noi theo.

Sinh thời, Bác Hồ cũng không dành cho mình một sự ưu đãi nào. Ngay từ những ngày đầu mới dành được chính quyền, Bác vẫn cùng ăn cơm chung với anh em trong cơ quan Bắc Bộ Phủ, cũng một suất ăn bình thường như các đồng chí khác. Trở về Hà Nội lần thứ hai, sau kháng chiến chống Pháp, với cương vị là Chủ tịch nước, nhưng Bác không ở Dinh toàn quyền lộng lẫy, khang trang mà ở ngôi nhà của một người thợ điện cũ chỉ có 3 phòng nhỏ đơn sơ. Đến ngày 17-5-1958, Bác chuyển hẳn sang ngôi nhà sàn gỗ mà ngày nay đã đi vào huyền thoại đẹp đẽ của cuộc đời Người...

Qua 45 năm thực hiện Di chúc của Bác, cùng với việc thực hiện Cuộc vận động “học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” đất nước ta đã thoát khỏi tình trạng kém phát triển nhưng vẫn là một nước nghèo. Đâu đó trên những vùng miền của tổ quốc vẫn còn nhiều người phải chịu cảnh đói rét.

Chúng ta vẫn còn lãng phí thời gian, sức lao động, chi phí vật chất. Sử dụng vốn Nhà nước tại một số doanh nghiệp chưa hiệu quả, còn lãng phí trong quản lý sử dụng tài sản công, trong khai thác tài nguyên khoáng sản. Quy hoạch bố trí dự án dàn trải, không hiệu quả, dự án chậm tiến độ, chất lượng công trình kém. Một loại lãng phí khác đó là lãng phí chất xám, bố trí người chưa đúng chỗ, chưa thực sự quan tâm người tài, chưa “khéo dùng cán bộ” như cách nói của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Đảng và Nhà nước đã kêu gọi phát động nhiều cuộc vận động, thi đua kêu gọi thực hành chống tiết kiệm và lãng phí, bởi chúng ta nhận thức được giá trị và tầm quan trọng của việc chống lãng phí. Vì thế, lời dặn dò trong Di chúc và tấm gương sống của Bác Hồ về tiết kiệm chống lãng phí vẫn còn vẹn nguyên giá trị.

Trương Thị Xuân
Bộ môn Lý luận Chính trị

Các tin cùng thể loại
+ CHIẾN THẮNG ĐIỆN BIÊN PHỦ - MỐC SON CỦA NGHỆ THUẬT QUÂN SỰ VIỆT NAM
+ Truyền thống vẻ vang của Hội Cựu chiến binh Việt Nam
+ Giải Futsal HDBank Vô địch Quốc gia 2020 và Futsal sinh viên đồng hành 2020 diễn ra tại Trường ĐH Nha Trang
+ Đại sứ sinh viên NTU: Tuổi trẻ "Cho đi để nhận lại"
+ Trường Đại học Nha Trang đăng cai tổ chức Hội thảo Câu lạc bộ Khoa học – Công nghệ các trường ĐH Kỹ thuật năm 2020
+ Thúc đẩy hợp tác về đào tạo và nghiên cứu với Trường Đại học Kỹ thuật Liberec
+ Tăng cường biện pháp phòng chống dịch bệnh khi quay lại với các hoạt động dạy và học
+ Trở lại biên giới
+ Cuộc thi Ý tưởng khởi nghiệp NTU 2020 nhận hồ sơ tham gia đến hết 30/07/2020
+ Giảng viên, sinh viên quốc tế hưởng ứng tinh thần phòng chống dịch Covid - 19
+ Hội cựu chiến binh Trường Đại học Nha Trang thăm và tặng quà cho các Cựu chiến binh có hoàn cảnh khó khăn
+ Công dân tích cực – những đại sứ hành động vì cộng đồng
+ Kỷ niệm 110 năm Ngày sinh đồng chí Hoàng Văn Thụ (4/11/1909 - 4/11/2019), lãnh đạo tiền bối tiêu biểu của Đảng.
+ Sinh viên hào hứng với những thử thách rèn luyện phòng chống dịch bệnh
+ Trường ĐH Nha Trang ủng hộ hơn 2 tấn gạo cho người dân gặp khó khăn vì dịch bệnh Covid-19
+ Nghị quyết của Đảng về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường.
+ 6 dự án đạt giải cuộc thi Ý tưởng Khởi nghiệp NTU 2019
+ Con đường cứu nước của Hồ Chí Minh
+ Đại thắng Mùa xuân 1975 – nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử
+ Cuộc tổng tuyển cử đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (6-1-1946)
+ Huỳnh Thúc Kháng - Người chí sĩ yêu nước cương trực
+ Tìm hiểu cuộc đời và sự nghiệp cách mạng anh hùng Lý Tự Trọng
+ Lịch sử Ngày Quốc tế Lao động 1-5
+ Giỗ Tổ Hùng Vương "Uống nước nhớ nguồn"
+ Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh là học tập những giá trị, tinh hoa văn hóa dân tộc
+ Nguyễn Văn Chính - Chàng sinh viên Khoa Cơ khí năng động và giàu nghị lực
+ Sinh viên Lê Thị Ái Ly “Tuổi trẻ sống là để học tập và cống hiến hết mình cho xã hội”.
+ Những bài học sau 54 năm xây dựng và phát triển Trường Đại học Nha Trang
+ Mãi ghi nhớ lời căn dặn của Đại tướng với Nhà trường cách đây 30 năm
+ Cách mạng Tháng Mười Nga - ngọn cờ hiệu triệu hòa bình cho nhân loại
+ Ý nghĩa lịch sử sự ra đời Đảng Cộng sản Việt Nam
+ Lịch sử ra đời của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh
+ Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước và bước ngoặt của cách mạng Việt Nam
+ Cảm xúc Điện Biên
+ Những bài học sau 55 năm xây dựng và phát triển Trường Đại học Nha Trang
+ Đại học Nha Trang - 55 năm thực hiện sứ mệnh đào tạo nhân lực trình độ cao
+ Thư viện Đại học Nha Trang đưa vào sử dụng hệ thống giao dịch và an ninh hiện đại
+ Thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, không ngừng nâng cao đời sống của nhân dân
+ Cuộc Tổng tuyển cử đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
+ Hiệp định Paris - Thắng lợi có ý nghĩa lịch sử của nhân dân Việt Nam
+ Kỷ niệm 74 năm ngày Bác Hồ về nước trực tiếp lãnh đạo cách mạng (28/1/1941 - 28/1/2015)
+ Giáo sư Phan Văn Trường chia sẻ về Nghệ thuật quản trị Trường Đại học
+ Nội dung cơ bản của học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh
+ Hòa nhập để học tập hiệu quả từ những hoạt động ngoại khóa của sinh viên quốc tế
+ Đo thân nhiệt và khảo sát dịch tễ sinh viên khi quay lại Trường học