Thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, không ngừng nâng cao đời sống của nhân dân 

Khoa Khoa học Chính trị 11/27/2014 8:20:19 AM
45 năm thực hiện Di chúc Bác Hồ.

45 năm qua, Di chúc thiêng liêng của Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn là nguồn cổ vũ, động viên toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta phát huy tinh thần yêu nước, đại đoàn kết toàn dân tộc, vượt qua thử thách, giành những thắng lợi vẻ vang, đưa cả nước bước vào thời kỳ mới, thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Kỷ niệm 45 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh là một dịp để chúng ta tiếp tục ôn lại lời căn dặn tâm huyết cuối cùng của Lãnh tụ kính yêu, Anh hùng dân tộc, Danh nhân văn hóa thế giới trước lúc đi xa. Cả cuộc đời đấu tranh cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội, giải phóng con người, Chủ tịch Hồ Chí Minh "chỉ có một ham muốn, ham muốn tột bậc là làm sao cho nước ta hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành”. Với mong ước về một xã hội phồn vinh, hạnh phúc cho nhân dân, trong Di chúc, Chủ tịch Hồ Chí Minh để lại lời di huấn thiêng liêng: “Đảng cần phải có kế hoạch thật tốt để phát triển kinh tế và văn hóa, nhằm không ngừng nâng cao đời sống của nhân dân”. Suốt cuộc đời đấu tranh cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng con người, Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ có một ham muốn tột bậc là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, ai cũng có quyền mưu cầu hạnh phúc.

Bởi vậy, trước lúc đi xa, trong bản Di chúc của Người, tư tưởng vì con người và giải phóng con người thấm đượm chủ nghĩa nhân đạo cao cả, một triết lý nhân sinh mà Người đã dày công xác lập. Với tất cả tình cảm kính yêu vô hạn và niềm tin tuyệt đối vào lời căn dặn của Người, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta đồng lòng quyết tâm thực hiện thắng lợi Di chúc thiêng liêng và con đường cách mạng mà Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta đã lựa chọn, xây dựng một nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa, hòa bình, thống nhất, độc lập. Di chúc phác thảo những vấn đề quan trọng của sự nghiệp đổi mới đất nước. Chủ tịch Hồ Chí Minh quan niệm, đổi mới là một tất yếu để phát triển; đổi mới là một cuộc đấu tranh bền bỉ, một quá trình xây dựng gian khổ, "là một công việc cực kỳ to lớn, nặng nề và phức tạp”, là “cuộc chiến đấu chống lại những gì đã cũ kỹ, hư hỏng, để tạo ra những cái mới mẻ, tốt tươi. Người yêu cầu, Đảng cần phải có kế hoạch thật tốt để phát triển kinh tế và văn hóa, nhằm không ngừng nâng cao đời sống của nhân dân.

Đảng, Nhà nước đã có nhiều nỗ lực trong chỉ đạo, điều hành đất nước, đưa nền kinh tế vượt qua những thời điểm khó khăn, quan tâm toàn diện các mặt đời sống của nhân dân, có những chính sách hỗ trợ kịp thời cho các đối tượng. Các nghị quyết của Đảng, Quốc hội, Chính phủ về chiến lược phát triển kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội, đảy mạnh xóa đói giảm nghèo, cải thiện và nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội đang được triển khai mạnh mẽ đòi hỏi sự đồng thuận, tích cực tham gia của nhân dân. Mỗi cán bộ, đảng viên, mỗi người dân Việt nam cần nhận thức rõ trách nhiệm của mình trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước trước tình hình mới để phấn đấu mục tiêu Bác dặn trong Di chúc: “Xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh”.

Thực hiện Di nguyện của Người, Đảng đã đề ra và lãnh đạo nhân dân thực hiện thành công công cuộc đổi mới.  Tại Đại hội VI, Đảng đã đề ra đường lối đổi mới, ghi một dấu ấn lịch sử quan trọng trong sự nghiệp cách mạng xã hội chủ nghĩa của nhân dân ta. Qua gần 20 năm thực hiện công cuộc đổi mới, nhân dân ta đã đạt được những thành tựu to lớn và rất quan trọng. Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội và năng lực sản xuất tăng nhiều. Nền kinh tế từ tình trạng hàng hóa khan hiếm nghiêm trọng nay sản xuất đã đáp ứng được phần lớn các nhu cầu thiết yếu của nhân dân và của nền kinh tế; từ cơ chế tập trung quan liêu, bao cấp chuyển sang cơ chế thị trường xã hội chủ nghĩa. Đời sống đại bộ phận nhân dân được cải thiện rõ rệt.

Đất nước đã ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội và đang đẩy mạnh công nghiệp hóa - hiện đại hóa, vì “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”, tình hình chính trị - xã hội ổn định; quốc phòng an ninh được tăng cường. Sức mạnh về mọi mặt của đất nước đã lớn hơn nhiều so với lúc bắt đầu công cuộc đổi mới. Đất nước đang xây dựng giàu đẹp hơn mười ngày xưa, vị thế Việt Nam trên trường quốc tế đang ngày càng được nâng cao.

Đến nay công cuộc đổi mới ở nước ta gần 30 năm qua đã đạt được những thành tựu to lớn. Về kinh tế, đã đưa đất nước ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội, kinh tế tăng trưởng, cơ sở vật chất - kỹ thuật được tăng cường, đời sống của các tầng lớp nhân dân không ngừng được cải thiện; thực hiện có kết quả chính sách phát triển kinh tế nhiều thành phần; thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa được hình thành; cơ cấu kinh tế ngành, vùng có sự chuyển dịch tích cực theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá; thực hiện có hiệu quả mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với phát triển văn hoá, giữa tiến bộ và công bằng xã hội; công tác giải quyết việc làm và xóa đói, giảm nghèo đạt kết quả tốt; sự nghiệp giáo dục có bước phát triển mới về quy mô, đa dạng hoá về loại hình trường lớp; khoa học công nghệ và tiềm lực khoa học - công nghệ có bước phát triển nhất định; công tác chăm sóc sức khoẻ nhân dân có tiến bộ; những giá trị văn hoá đặc sắc của dân tộc được kế thừa và phát triển, giao lưu hợp tác văn hoá với nước ngoài được mở rộng, các tài năng văn hoá - nghệ thuật được khuyến khích; chính sách phát triển nguồn nhân lực được chú trọng; quan hệ đối ngoại phát triển mạnh mẽ, vị thế nước ta trên trường quốc tế được nâng cao...

Từ một nước phải nhập khẩu lương thực, Việt Nam đã vươn lên trở thành một nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới. Đặc biệt, những năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chính sách, biện pháp đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội để làm cho dân ta ngày một ấm no, hạnh phúc. Nền kinh tế nước ta đã đạt được nhiều thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử: Đời sống của người dân được cải thiện rõ rệt, tỷ lệ đói nghèo đã giảm mạnh từ mức hơn 60% năm 1990 xuống còn khoảng 7,6% năm 2013.

Trước lúc đi xa, trong Di chúc, Người chỉ rõ: Nhân dân lao động Việt Nam ở miền xuôi cũng như miền núi, đã bao đời chịu đựng gian khổ, bị chế độ phong kiến và thực dân áp bức bóc lột, lại kinh qua nhiều năm chiến tranh. Tuy vậy, nhân dân Việt Nam rất anh hùng, dũng cảm, hăng hái, cần cù. Từ ngày có Đảng, nhân dân Việt Nam luôn luôn đi theo Đảng, rất trung thành với Đảng. Đảng phải có kế hoạch thật tốt để phát triển kinh tế và văn hóa, nhằm không ngừng nâng cao đời sống của nhân dân.

Thực hiện lời dặn của Bác, công tác xóa đói, giảm nghèo toàn diện, bền vững là ưu tiên hàng đầu trong đường lối, chính sách phát triển của Đảng, Nhà nước Việt Nam. Những năm qua, nhờ các thành tựu về tăng trưởng kinh tế, sự tập trung ưu tiên và những nỗ lực to lớn trong thực hiện các chính sách an sinh xã hội, Việt Nam đã đạt những bước tiến vượt bậc, hoàn thành trước thời hạn mục tiêu phát triển thiên niên kỷ của Liên hợp quốc về xóa đói giảm nghèo.

Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội giai đoạn 2011-2020 được Đại hội Đảng lần thứ XI thông qua tháng 1/2011, với mục tiêu tổng quát: Phấn đấu đến năm 2020 cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được nâng lên rõ rệt, tạo tiền đề vững chắc để phát triển cao hơn trong giai đoạn sau. Do đó, các chương trình và chính sách giảm nghèo của Chính phủ đã được xây dựng tập trung trên ba chiến lược chính như thúc đẩy các hoạt động sản xuất và sinh kế để tăng thu nhập cho người nghèo, tăng cường khả năng tiếp cận của người nghèo đến các dịch vụ xã hội, tăng cường năng lực và nâng cao nhận thức của người dân ở các vùng nghèo.

Những chiến lược này được hiện thực hóa bằng các chương trình quốc gia hỗ trợ giảm nghèo và phát triển xã hội, tập trung mạnh mẽ cho các vùng miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới và hải đảo. Trong đó, có thể kể đến các chương trình giảm nghèo dài hạn như Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo giai đoạn 2006-2010; Chương trình phát triển kinh tế-xã hội các xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc và miền núi (Chương trình 135) giai đoạn I và giai đoạn II; Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 62 huyện nghèo trong giai đoạn 2009-2020 (Chương trình 30a)...

Vấn đề đảm bảo nhà ở cho người thu nhập thấp, đồng bào dân tộc thiểu số cũng được Đảng, Nhà nước quan tâm. Nhiều chính sách, chương trình phát triển nhà ở cho các đối tượng có khó khăn về nhà ở như người lao động tại các khu công nghiệp, học sinh, sinh viên, người nghèo ở nông thôn, người có thu nhập thấp tại khu vực đô thị... đã được ban hành và triển khai thực hiện trên thực tế.

Mặc dù kinh tế-xã hội đất nước gặp nhiều khó khăn nhưng Chính phủ vẫn ưu tiên dành nguồn lực đầu tư cho giảm nghèo và đảm bảo an sinh xã hội. Các chính sách, pháp luật về giảm nghèo thời gian qua được ban hành nhìn chung phù hợp với đối tượng thụ hưởng, phù hợp với mục tiêu chung của chương trình giảm nghèo cũng như chương trình phát triển kinh tế, xã hội của đất nước. Từ năm 2005 đến nay, Nhà nước đã ban hành hơn 70 văn bản chỉ đạo định hướng, văn bản quy phạm pháp luật về chính sách giảm nghèo. Chính phủ luôn chỉ đạo ưu tiên nguồn lực cho lĩnh vực an sinh xã hội và giảm nghèo. Tổng nguồn vốn huy động cho mục tiêu giảm nghèo từ năm 2005-2012 là hơn 864.000 tỷ đồng.

Kết quả, trong khoảng 20 năm qua, hàng chục triệu hộ gia đình Việt Nam đã thoát nghèo. Tỷ lệ hộ nghèo đã giảm từ 22% (năm 2005) xuống còn 7,8% (năm 2013). Tỷ lệ hộ nghèo tại 62 huyện nghèo theo Nghị quyết 30a đã giảm từ 58,33% (năm 2010) xuống còn 38,2% (năm 2013), bình quân giảm trên 7%/      Năm 2013, đã có 621.000 lượt hộ nghèo được vay vốn tín dụng ưu đãi để phát triển sản xuất; 634 lao động tại các huyện nghèo vay vốn đi xuất khẩu lao động; 196.000 lượt học sinh, sinh viên vay vốn với doanh số 5.335 tỷ đồng; cấp thẻ bảo hiểm y tế cho trên 13 triệu người nghèo và dân tộc thiểu số...

Đây là một thành tựu to lớn, quan trọng thể hiện việc thực hiện thắng lợi chiến lược xóa đói, giảm nghèo của Việt Nam và thực hiện tốt cam kết các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ.Trong năm nay, lần đầu tiên Quốc hội tiến hành giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về giảm nghèo giai đoạn 2005-2012. Qua giám sát cho thấy hệ thống chính sách về giảm nghèo đang chồng chéo, trở thành yếu tố cản trở .Nhiều chính sách chưa được giải quyết dứt điểm theo mục tiêu đề ra do thiếu nguồn lực và thực hiện còn nhiều vướng mắc như chính sách hỗ trợ về đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt cho đồng bào nghèo dân tộc thiểu số...

Đồng thời, Quốc hội đã ban hành Nghị quyết đẩy mạnh thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững đến năm 2020. Theo đó, Quốc hội yêu cầu Chính phủ đến năm 2015, giảm tỷ lệ hộ nghèo trong cả nước còn dưới 5%, các huyện nghèo còn dưới 30%; hoàn thành việc rà soát các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến chính sách giảm nghèo và sắp xếp, điều chỉnh theo hướng tập trung.

Chính phủ cũng cần xây dựng chuẩn nghèo mới theo phương pháp tiếp cận đa chiều nhằm bảo đảm mức sống tối thiểu và tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản; hoàn thiện tiêu chí phân loại và quy trình xác định đối tượng, địa bàn nghèo.
Đồng thời, đến 2020, Chính phủ phải bảo đảm ít nhất 90% hộ cận nghèo tham gia bảo hiểm y tế; 70% xã đạt tiêu chí quốc gia về y tế, trên 90% trạm y tế cấp xã có đủ điều kiện khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế; điều chỉnh cơ cấu đầu tư cho lĩnh vực chăm sóc sức khỏe và chính sách bảo hiểm y tế để bảo đảm tăng cơ hội tiếp cận các dịch vụ y tế, chăm sóc sức khỏe cho người nghèo, người cận nghèo. Nhằm giảm thiểu sự chồng chéo trong các chính sách về giảm nghèo, ngày 5/8/2014, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 23/CT-TTg. Theo Chỉ thị, giai đoạn 2016-2020, cả nước sẽ chỉ còn 2 chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững và xây dựng nông thôn mới, giảm 14 chương trình 2011-2015. Hiện, theo chỉ đạo của Chính phủ, các bộ ngành, cơ quan chức năng đang tập trung rà soát, đề xuất, thiết kế các chính sách giảm nghèo mang tính hệ thống; hình thành duy nhất một Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo chung để ưu tiên nguồn lực cho các huyện nghèo, xã nghèo. Bên cạnh đó, các bộ, ngành cũng tăng cường phối hợp rà soát, sắp xếp tách đối tượng bảo trợ xã hội ra khỏi đối tượng giảm nghèo để thuận tiện trong việc thực hiện chính sách, hạn chế lợi dụng chính sách để được xếp vào hộ nghèo; quan tâm.

Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được, chúng ta vẫn còn những hạn chế, khó khăn đang tồn tại. Đó là khoảng cách, nguy cơ tụt hậu giữa nước ta với các nước trong khu vực và trên thế giới ngày càng lớn. Nền kinh tế tuy đạt được những kết quả nhất định nhưng vẫn chưa đạt được mục tiêu đề ra. Kết quả đạt được của nền kinh tế chưa vững chắc, lạm phát tuy được kiềm chế nhưng vẫn tiềm ẩn nguy cơ quay trở lại. Hoạt động sản xuất, kinh doanh và đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn. Nhiều vấn đề xã hội phức tạp nảy sinh chưa được giải quyết triệt để, đặc biệt là vấn đề việc làm và an sinh xã hội; chất lượng, hiệu quả giáo dục và đào tạo còn thấp so với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước…

Có thể nói, sau 45 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, chúng ta đã, đang và sẽ nỗ lực không ngừng để làm cho người dân Việt Nam ngày càng ấm no, hạnh phúc. Tư tưởng nhân văn cao cả trong Di chúc vẫn đang tiếp tục soi sáng trên mỗi bước đường đi và sự nỗ lực không ngừng nghỉ của toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta để vươn tới điều mong muốn cuối cùng của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong Di chúc là: “Toàn Đảng, toàn dân ta đoàn kết phấn đấu, xây dựng một nước Việt Nam hoà bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh, và góp phần xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng thế giới”.

Tô Thị Hiền Vinh

Bộ môn Lý luận Chính trị


Các tin cùng thể loại
+ CHIẾN THẮNG ĐIỆN BIÊN PHỦ - MỐC SON CỦA NGHỆ THUẬT QUÂN SỰ VIỆT NAM
+ Truyền thống vẻ vang của Hội Cựu chiến binh Việt Nam
+ Giải Futsal HDBank Vô địch Quốc gia 2020 và Futsal sinh viên đồng hành 2020 diễn ra tại Trường ĐH Nha Trang
+ Đại sứ sinh viên NTU: Tuổi trẻ "Cho đi để nhận lại"
+ Trường Đại học Nha Trang đăng cai tổ chức Hội thảo Câu lạc bộ Khoa học – Công nghệ các trường ĐH Kỹ thuật năm 2020
+ Thúc đẩy hợp tác về đào tạo và nghiên cứu với Trường Đại học Kỹ thuật Liberec
+ Tăng cường biện pháp phòng chống dịch bệnh khi quay lại với các hoạt động dạy và học
+ Trở lại biên giới
+ Cuộc thi Ý tưởng khởi nghiệp NTU 2020 nhận hồ sơ tham gia đến hết 30/07/2020
+ Giảng viên, sinh viên quốc tế hưởng ứng tinh thần phòng chống dịch Covid - 19
+ Hội cựu chiến binh Trường Đại học Nha Trang thăm và tặng quà cho các Cựu chiến binh có hoàn cảnh khó khăn
+ Công dân tích cực – những đại sứ hành động vì cộng đồng
+ Kỷ niệm 110 năm Ngày sinh đồng chí Hoàng Văn Thụ (4/11/1909 - 4/11/2019), lãnh đạo tiền bối tiêu biểu của Đảng.
+ Sinh viên hào hứng với những thử thách rèn luyện phòng chống dịch bệnh
+ Trường ĐH Nha Trang ủng hộ hơn 2 tấn gạo cho người dân gặp khó khăn vì dịch bệnh Covid-19
+ Nghị quyết của Đảng về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường.
+ 6 dự án đạt giải cuộc thi Ý tưởng Khởi nghiệp NTU 2019
+ Con đường cứu nước của Hồ Chí Minh
+ Đại thắng Mùa xuân 1975 – nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử
+ Cuộc tổng tuyển cử đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (6-1-1946)
+ Huỳnh Thúc Kháng - Người chí sĩ yêu nước cương trực
+ Tìm hiểu cuộc đời và sự nghiệp cách mạng anh hùng Lý Tự Trọng
+ Lịch sử Ngày Quốc tế Lao động 1-5
+ Giỗ Tổ Hùng Vương "Uống nước nhớ nguồn"
+ Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh là học tập những giá trị, tinh hoa văn hóa dân tộc
+ Nguyễn Văn Chính - Chàng sinh viên Khoa Cơ khí năng động và giàu nghị lực
+ Sinh viên Lê Thị Ái Ly “Tuổi trẻ sống là để học tập và cống hiến hết mình cho xã hội”.
+ Những bài học sau 54 năm xây dựng và phát triển Trường Đại học Nha Trang
+ Mãi ghi nhớ lời căn dặn của Đại tướng với Nhà trường cách đây 30 năm
+ Cách mạng Tháng Mười Nga - ngọn cờ hiệu triệu hòa bình cho nhân loại
+ Ý nghĩa lịch sử sự ra đời Đảng Cộng sản Việt Nam
+ Lịch sử ra đời của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh
+ Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước và bước ngoặt của cách mạng Việt Nam
+ Cảm xúc Điện Biên
+ Những bài học sau 55 năm xây dựng và phát triển Trường Đại học Nha Trang
+ Đại học Nha Trang - 55 năm thực hiện sứ mệnh đào tạo nhân lực trình độ cao
+ Thư viện Đại học Nha Trang đưa vào sử dụng hệ thống giao dịch và an ninh hiện đại
+ Cuộc Tổng tuyển cử đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
+ Di chúc của Bác Hồ về thực hành tiết kiệm chống lãng phí
+ Hiệp định Paris - Thắng lợi có ý nghĩa lịch sử của nhân dân Việt Nam
+ Kỷ niệm 74 năm ngày Bác Hồ về nước trực tiếp lãnh đạo cách mạng (28/1/1941 - 28/1/2015)
+ Giáo sư Phan Văn Trường chia sẻ về Nghệ thuật quản trị Trường Đại học
+ Nội dung cơ bản của học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh
+ Hòa nhập để học tập hiệu quả từ những hoạt động ngoại khóa của sinh viên quốc tế
+ Đo thân nhiệt và khảo sát dịch tễ sinh viên khi quay lại Trường học