Nghị quyết của Đảng về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường. 

Khoa Khoa học Chính trị 11/6/2019 4:18:45 PM
CHỦ ĐỘNG ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU,TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

          Bộ Chính trị vừa ban hành Kết luận số 56-KL/TW, ngày 23/8/2019 về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 khóa XI về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường. Khoa Khoa học xã hội & Nhân văn trân trọng giới thiệu một số nội dung chủ yếu:

          Sau 5 năm thực hiện Nghị quyết, các cấp ủy, chính quyền, đoàn thể các cấp đã nghiêm túc triển khai thực hiện và đạt được nhiều kết quả tích cực. Nhận thức trong hệ thống chính trị, các tầng lớp nhân dân về chủ động phòng, chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường được nâng lên. Tổ chức bộ máy, hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách từng bước được hoàn thiện. Năng lực phòng, chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu được nâng lên một bước. Tài nguyên thiên nhiên được quản lý chặt chẽ hơn, sử dụng tiết kiệm và hiệu quả hơn. Công tác bảo vệ môi trường được chú trọng, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm soát, bước đầu hạn chế mức độ gia tăng ô nhiễm.

 


          Tuy nhiên, bên cạnh các kết quả đạt được vẫn còn những hạn chế, yếu kém. Nhiều mục tiêu Nghị quyết đề ra đến năm 2020 dự báo không đạt được. Biến đổi khí hậu diễn biến nhanh hơn dự báo, gây hậu quả ngày càng lớn. Khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu, phòng, chống thiên tai còn thấp, nền kinh tế dễ bị tổn thương và chịu thiệt hại lớn khi có thiên tai xảy ra. Quản lý tài nguyên thiên nhiên còn nhiều yếu kém, sử dụng chưa hiệu quả, nhất là tài nguyên đất đai, tài nguyên nước, một số loại tài nguyên bị lạm dụng, khai thác quá mức dẫn đến suy thoái, cạn kiệt. Ô nhiễm môi trường vẫn tiếp tục gia tăng, nhất là tại các khu đô thị, thành phố lớn, ảnh hưởng lớn tới đời sống, sinh hoạt của người dân, trở thành vấn đề bức xúc của xã hội.

          Ðể tiếp tục thực hiện tốt Nghị quyết trong thời gian tới, Bộ Chính trị yêu cầu các cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền, cơ quan tiếp tục tổ chức thực hiện quyết liệt các quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp đã nêu trong Nghị quyết; tập trung thực hiện tốt các nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách sau:

          1. Nâng cao nhận thức và ý thức trách nhiệm về chủ động phòng, chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường. Cần đặt yêu cầu về phòng, chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu, quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường ở vị trí trung tâm của các quyết định phát triển. Không đánh đổi môi trường lấy tăng trưởng kinh tế; thực hiện sàng lọc, lựa chọn đầu tư phát triển dựa trên các tiêu chí về môi trường.

          2.  Hoàn thiện hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách về ứng phó với biến đổi khí hậu, quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường. Ðiều chỉnh quy hoạch, kế hoạch phát triển của các ngành và địa phương, hạn chế tối đa các ngành, lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, các dự án phát triển kinh tế sử dụng lãng phí, khai thác không hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, phát thải nhiều chất ô nhiễm, khí nhà kính, hủy hoại cảnh quan, sinh thái, gây ô nhiễm môi trường, gia tăng rủi ro thiên tai, nhất là vùng đầu nguồn nước, khu dân cư, vùng ven biển.

          3. Tăng cường thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật, đấu tranh phòng, chống tội phạm về tài nguyên, môi trường; kết hợp xử lý hành chính, hình sự với áp dụng công cụ kinh tế, thị trường để bảo đảm thực thi hiệu quả các chính sách, pháp luật về ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng, chống thiên tai và quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường. Rà soát, điều chỉnh các quy định xử lý vi phạm theo hướng nâng cao hơn mức xử phạt, bảo đảm đủ sức răn đe.

          4. Một số nhiệm vụ cấp bách:

          - Tiếp tục cập nhật, cụ thể hóa "Kịch bản biến đổi khí hậu, nước biển dâng" của cả nước và đến từng vùng, miền, địa phương.

          - Hoàn thành việc điều tra và xây dựng bản đồ tài nguyên nước mặt và nước ngầm. Có cơ chế, chính sách phù hợp để nâng cao hiệu quả sử dụng nước, ngăn chặn xu hướng suy giảm tài nguyên nước.

          - Tiếp tục tăng cường quản lý, bảo vệ rừng tự nhiên, nghiên cứu cơ chế cho phép kết hợp khai thác các giá trị kinh tế của rừng để góp phần giảm nghèo, phát triển kinh tế - xã hội các địa phương có rừng.

          - Quy định tiêu chí môi trường, quy chuẩn kỹ thuật về lựa chọn, quyết định đầu tư phát triển.

          - Có chính sách hạn chế sản xuất, nhập khẩu và sử dụng đồ nhựa có tính năng sử dụng một lần trên toàn quốc. Không nhập khẩu máy móc, thiết bị, phương tiện đã qua sử dụng tiềm ẩn các chất nguy hại, gây ô nhiễm.

          - Tập trung xử lý ô nhiễm môi trường, phấn đấu từ sau năm 2020 chất lượng môi trường được cải thiện năm sau cao hơn năm trước, nhất là ở các đô thị, thành phố lớn.

          - Thực hiện phân loại các chất thải tại nguồn, nhất là rác thải sinh hoạt. Tăng cường năng lực thu gom, thúc đẩy tái sử dụng, tái chế chất thải, hạn chế tối đa việc chôn lấp rác thải. Tập trung xử lý chất thải độc hại, chất thải y tế. Có chính sách phù hợp để khuyến khích mạnh mẽ hơn các doanh nghiệp đầu tư xử lý chất thải rắn, nước thải. Xử lý triệt để tình trạng ô nhiễm tại các bãi thải xung quanh các thành phố lớn, không để người dân sinh sống tại khu vực lân cận bức xúc, khiếu kiện do ô nhiễm bãi thải gây ra…        

Tài liệu tham khảo: Đảng Cộng sản Việt nam, Kết luận số 56-KL/TW, ngày 23/8/2019 về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 khóa XI về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường.

                                       Phạm Quang Huy – Khoa KH Xã hội và Nhân văn

Các tin cùng thể loại
+ CHIẾN THẮNG ĐIỆN BIÊN PHỦ - MỐC SON CỦA NGHỆ THUẬT QUÂN SỰ VIỆT NAM
+ Truyền thống vẻ vang của Hội Cựu chiến binh Việt Nam
+ Giải Futsal HDBank Vô địch Quốc gia 2020 và Futsal sinh viên đồng hành 2020 diễn ra tại Trường ĐH Nha Trang
+ Đại sứ sinh viên NTU: Tuổi trẻ "Cho đi để nhận lại"
+ Trường Đại học Nha Trang đăng cai tổ chức Hội thảo Câu lạc bộ Khoa học – Công nghệ các trường ĐH Kỹ thuật năm 2020
+ Thúc đẩy hợp tác về đào tạo và nghiên cứu với Trường Đại học Kỹ thuật Liberec
+ Tăng cường biện pháp phòng chống dịch bệnh khi quay lại với các hoạt động dạy và học
+ Trở lại biên giới
+ Cuộc thi Ý tưởng khởi nghiệp NTU 2020 nhận hồ sơ tham gia đến hết 30/07/2020
+ Giảng viên, sinh viên quốc tế hưởng ứng tinh thần phòng chống dịch Covid - 19
+ Hội cựu chiến binh Trường Đại học Nha Trang thăm và tặng quà cho các Cựu chiến binh có hoàn cảnh khó khăn
+ Công dân tích cực – những đại sứ hành động vì cộng đồng
+ Kỷ niệm 110 năm Ngày sinh đồng chí Hoàng Văn Thụ (4/11/1909 - 4/11/2019), lãnh đạo tiền bối tiêu biểu của Đảng.
+ Sinh viên hào hứng với những thử thách rèn luyện phòng chống dịch bệnh
+ Trường ĐH Nha Trang ủng hộ hơn 2 tấn gạo cho người dân gặp khó khăn vì dịch bệnh Covid-19
+ 6 dự án đạt giải cuộc thi Ý tưởng Khởi nghiệp NTU 2019
+ Con đường cứu nước của Hồ Chí Minh
+ Đại thắng Mùa xuân 1975 – nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử
+ Cuộc tổng tuyển cử đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (6-1-1946)
+ Huỳnh Thúc Kháng - Người chí sĩ yêu nước cương trực
+ Tìm hiểu cuộc đời và sự nghiệp cách mạng anh hùng Lý Tự Trọng
+ Lịch sử Ngày Quốc tế Lao động 1-5
+ Giỗ Tổ Hùng Vương "Uống nước nhớ nguồn"
+ Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh là học tập những giá trị, tinh hoa văn hóa dân tộc
+ Nguyễn Văn Chính - Chàng sinh viên Khoa Cơ khí năng động và giàu nghị lực
+ Sinh viên Lê Thị Ái Ly “Tuổi trẻ sống là để học tập và cống hiến hết mình cho xã hội”.
+ Những bài học sau 54 năm xây dựng và phát triển Trường Đại học Nha Trang
+ Mãi ghi nhớ lời căn dặn của Đại tướng với Nhà trường cách đây 30 năm
+ Cách mạng Tháng Mười Nga - ngọn cờ hiệu triệu hòa bình cho nhân loại
+ Ý nghĩa lịch sử sự ra đời Đảng Cộng sản Việt Nam
+ Lịch sử ra đời của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh
+ Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước và bước ngoặt của cách mạng Việt Nam
+ Cảm xúc Điện Biên
+ Những bài học sau 55 năm xây dựng và phát triển Trường Đại học Nha Trang
+ Đại học Nha Trang - 55 năm thực hiện sứ mệnh đào tạo nhân lực trình độ cao
+ Thư viện Đại học Nha Trang đưa vào sử dụng hệ thống giao dịch và an ninh hiện đại
+ Thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, không ngừng nâng cao đời sống của nhân dân
+ Cuộc Tổng tuyển cử đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
+ Di chúc của Bác Hồ về thực hành tiết kiệm chống lãng phí
+ Hiệp định Paris - Thắng lợi có ý nghĩa lịch sử của nhân dân Việt Nam
+ Kỷ niệm 74 năm ngày Bác Hồ về nước trực tiếp lãnh đạo cách mạng (28/1/1941 - 28/1/2015)
+ Giáo sư Phan Văn Trường chia sẻ về Nghệ thuật quản trị Trường Đại học
+ Nội dung cơ bản của học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh
+ Hòa nhập để học tập hiệu quả từ những hoạt động ngoại khóa của sinh viên quốc tế
+ Đo thân nhiệt và khảo sát dịch tễ sinh viên khi quay lại Trường học