Hoạt động đào tạo Viện Công nghệ sinh học và Môi trường
Minimize

Viện Công nghệ Sinh học và Môi trường đang thực hiện nhiệm vụ đào tạo trình độ cao đẳng và đại học các ngành Công nghệ Sinh học và Kỹ thuật Môi trường. Đặc biệt, ngày 1/8/2013, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã kí quyết định số 2797/QĐ-BGĐT cho phép Viện đào tạo thạc sỹ Công nghệ Sinh học. Đây là ngành đào tạo thạc sỹ thứ 10 của trường và chính là trách nhiệm mới để Viện Công nghệ Sinh học và Môi trường đào tạo ra nguồn lực con người có trình độ cao, góp phần thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước đặc biệt là phục vụ cho chiến lược phát triển kinh tế biển của khu vực Nam Trung Bộ và Tây Nguyên theo định hướng của Đảng và Nhà nước.
Công nghệ Sinh học là một ngành khoa học và công nghệ tiên tiến đi sâu vào các vật liệu sinh học mang thông tin di truyền. Nó đã tạo ra một cuộc cách mạng không chỉ trong nông nghiệp, chăn nuôi và công nghệ thực phẩm mà còn làm thay đổi cả phương thức sản xuất và tạo ra các sản phẩm mới trong các ngành y dược, năng lượng, vật liệu mới với năng suất vượt trội. Vì vậy các nước công nghiệp phát triển rất chú trọng tới việc nghiên cứu và ứng dụng các thành tựu của công nghệ sinh học vào thực tế sản xuất.



Kỹ thuật Môi trường là một chuyên ngành khá mới mẻ ở khu vực Nam Trung Bộ và Tây Nguyên. Học chuyên ngành này phải nắm vững các kiến thức khoa học và kỹ thuật bao gồm: công nghệ xử lý nước thải, xử lý khí thải, xử lý chất thải rắn thông qua các biện pháp sinh - lý - hoá học. Do đó, cơ hội xin việc khi ra trường sẽ rất rộng mở với nhiều lựa chọn. Nếu là công nghệ xử lý nước thải, có những lựa chọn sau: các công ty cấp nước, các nhà máy xử lý nước, các công trình xử lý nước thải cho các nhà máy và khu công nghiệp... Nếu hoạt động trong lĩnh vực xử lý chất thải rắn thì bạn sẽ làm việc với các công trình quản lý chất thải rắn sinh hoạt, chất thải nhà máy hay các khu đô thị.. Còn nếu là công nghệ xử lý khí thải thì có thể đo đạc chất lượng không khí, đánh giá tác động của môi trường và xử lý không khí ô nhiễm